Kinh hoàng chết đuối

Trong tháng 72010, tại huyện Châu Thành An Giang cũng đã xảy ra 2 vụ trẻ chết đuối. Do cha mẹ đi vắng, sau khi ăn cơm trưa, em Nguyễn Thị Cẩm Tiên, 9 tuổi, ngụ xã An Hòa, huyện Châu Thành, mang chén bát xuống kênh rửa và bất cẩn bị trượt chân rơi xuống nước

Theo thống kêchưa đầy đủ, mỗi năm ở nước ta có đến 12.000 người chết đuối. Nạn nhân chủyếu là trẻ em, tập trung tại ĐBSCL, nhất là các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp,An Giang và Long An.

Chiều 27-7 vừa qua, trong lúc trời mưa, chị em Yến Nhi - Chí Tính, ngụ tại phường 8, thị xã Bạc Liêu - tỉnhBạc Liêu, đến một ao nước gần nhà chơi đùa.  Đến 18 giờ30 phút cùng ngày, gia đình không thấy Nhi - Tính về liền đi tìm và pháthiện cả hai đã chết đuối dưới ao. Trước đó, vào giữa tháng 7, cháu NguyễnThành Phát, SN 2004, ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh - Đồng Tháp, được đưađến nhà một cô giáo để học hè. Không có cô ở nhà, Phát lang thang chơi đùavà té sông tử vong...

 

Kinh hoàng chết đuối
Trẻ thường thiếu ý thức bảo vệ mình và không lường trước được nguy hiểm khi xuống ao hồ, sông nước. Ảnh: QUỐC DŨNG

Thực trạng đaulòng

Trong tháng 7-2010, tạihuyện Châu Thành - An Giang cũng đã xảy ra 2 vụ trẻ chết đuối. Do cha mẹđi vắng, sau khi ăn cơm trưa, em Nguyễn Thị Cẩm Tiên, 9 tuổi, ngụ xã AnHòa, huyện Châu Thành, mang chén bát xuống kênh rửa và bất cẩn bị trượtchân rơi xuống nước. Ông Nguyễn Văn Dũng, cha Tiên, nghẹn ngào: “Có lẽgặp buổi trưa vắng người nên không ai nghe Tiên kêu cứu và cũng chẳngthấy nó vùng vẫy để cứu giúp”. Sau Tiên, một bé gái khác ở xã Bình Hòa,huyện Châu Thành cũng thiệt mạng do bất cẩn té xuống sông.

Trước đó, tối 8-1, ngườidân thị trấn An Châu, huyện Châu Thành hốt hoảng vì bé Nguyễn Thanh Hòa,21 tháng tuổi, mất tích bí ẩn chỉ trong một thoáng lơ đễnh của gia đình.Nhà cặp bờ sông nên chị Tuyền, mẹ bé Hòa, không lúc nào rời mắt khỏicon. Khi có điện thoại gọi tới, chị Tuyền cẩn thận bế Hòa vào đặt trênbộ ván trong nhà, vừa nói chuyện vừa để mắt trông con. “Vậy mà khi tôiđi tìm giấy ghi lại địa chỉ mà người gọi điện thoại cho thì lúc quay lạiđã không thấy bé Hòa đâu” - chị Tuyền lau nước mắt. Hai ngày sau, thithể Hòa mới nổi trên sông.

Đến nay, người dân xã PhúThọ, huyện Phú Tân - An Giang vẫn chưa quên cái chết của hai bé gái PhanThị Cẩm Tiên và Trương Thị Tú Hảo. Sau khi đi dự đám cưới về, do trờinóng bức, hai cô bé 10 tuổi này rủ nhau xuống sông gần nhà tắm và chếtđuối. Chẳng bao lâu sau, tại khúc sông này, người dân lại chứng kiến mộtcái chết thương tâm của một bé gái 3 tuổi. Cũng ở huyện Phú Tân, ngày30-4, bé Tăng Thị Bảo Chinh, SN 2003, ngụ xã Long Hòa, bị té xuống hầmnước chết. Tiếp đó, em Nguyễn Bảo Thống, SN 2004, ở xã Phú Lâm, cũng tửvong cùng nguyên nhân...

Bà Lê Thị Út Phết, ngụtại huyện Tháp Mười - Đồng Tháp, cho biết năm ngoái, bà cùng chồng và 3con nhỏ xuôi ghe đến miệt Tân Phú, huyện Thanh Bình để cắt lúa mướn. Vợchồng bà bảo đứa con gái lớn 6 tuổi coi ghe và giữ 2 em. Khi vợ chồng bàsắp cắt xong khoảnh lúa cuối cùng thì một người dân địa phương hớt hảichạy đến báo hung tin: “Chiếc ghe bị vô nước chìm, 3 đứa nhỏ rớt xuốngnước nhưng chỉ cứu được 2”. Bà Phết ngã lăn ra ruộng bất tỉnh... “Tainạn đã xảy ra hơn một năm nhưng đến bây giờ tôi vẫn còn ấm ức. Chung quycũng tại mình nghèo, phải làm mướn làm thuê đầu tắt mặt tối, không cóđiều kiện chăm sóc con” – bà Phết đau đớn.

Ngang ngửa tainạn giao thông

Thường đi công tác ở cácđịa phương vùng sông nước ĐBSCL, chúng tôi gặp rất nhiều gia đình cóngười thân chết đuối. Vào mùa mưa lũ hằng năm, số nạn nhân chết đuối ởĐBSCL lại tăng cao. Đỉnh điểm là mùa mưa lũ năm 2000, ĐBSCL có khoảng450 người chết đuối, trong đó có tới 319 nạn nhân là trẻ em.

Kinh hoàng chết đuối
Trẻ tắm sông rất dễ có nguy cơ bị chết đuối nếu không có sự quan tâm theo dõi của người lớn

Số nạn nhân chết đuốihằng năm ở nước ta không thua kém gì người chết do tai nạn giao thông.Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm ở nước ta có đến 12.000 người chếtđuối, nạn nhân chủ yếu là trẻ em. Trong số các tỉnh, TP có tỉ lệ trẻ tửvong do đuối nước cao nhất thì chủ yếu tập trung ở ĐBSCL với 4 địaphương: Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang và Long An.

Trên thực tế, rất khó nêucon số thực tế trẻ tử vong do đuối nước vì rất nhiều trường hợp khôngđược ghi nhận, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo PhòngBảo vệ - Chăm sóc trẻ em Sở LĐ-TB-XH tỉnh An Giang, từ đầu năm đến nay,tỉnh này chỉ ghi nhận 4 trẻ chết đuối. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế củachúng tôi ở vài địa bàn trong tỉnh đã cho thấy có đến hàng chục trẻ gặpnạn.

Tại Đồng Tháp, theothống kê của Sở LĐ-TB-XH, trong 7 tháng đầu năm 2010, tỉnh có 24 trẻ tửvong do chết đuối nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, con số thực tế cũngcao hơn hẳn. Một dự án nghiên cứu trẻ em chết đuối của Sở Y tế Đồng Thápcũng cho thấy số trẻ tử vong ndochết đuối ở tỉnh cao gấp 10 lần số tử vong do sốt xuất huyết.

Chưa thống kê được

Hiện nay, công tác quản lý trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở nhiều nơi gần như bỏ ngỏ. Từ khi các địa phương giải thể ủy ban dân số - gia đình - trẻ em, toàn bộ mạng lưới tuyên truyền viên không còn. Công tác quản lý, nắm số liệu được giao về cho đơn vị mới là Phòng Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em thuộc sở LĐ-TB-XH tỉnh. Do mới nên nơi đây không nắm được những số liệu thực tế cũng như không có kế hoạch hoạt động cụ thể để hạn chế nạn nhân đuối nước.
 
Khi chúng tôi liên hệ tìm hiểu chuyện trẻ chết đuối thì đều được trả lời là không có hoặc đang nắm số liệu, đang xây dựng kế hoạch... Riêng về số liệu trẻ tử vong do đuối nước, các đơn vị ghi nhận cũng khác nhau. Đơn cử tại An Giang, Phòng Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em cho biết năm 2008 chỉ có 13 trẻ chết, còn ngành y tế xác định đến 82 trẻ, trong khi năm 2009 chưa có số liệu.
 

 Theo Quốc Dũng
Người  lao động




Trẻ đu vào hiện vật ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.