Lắp ‘trạm BTS’ trên ô tô, phát tán tin nhắn tới gần 400.000 điện thoại để chiếm đoạt thông tin cá nhân

Trần Văn Út (SN 1990, trú tại xã Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Nội) được đối tượng người nước ngoài thuê mang theo thiết bị chèn sóng nhà mạng lắp trên ô tô, phát tán tin nhắn đến các thuê bao điện thoại nhằm mục đích đánh cắp thông tin cá nhân...


Lắp ‘trạm BTS’ trên ô tô, phát tán tin nhắn tới gần 400.000 điện thoại để chiếm đoạt thông tin cá nhân-1Đối tượng Út cùng tang vật thu giữ và tin nhắn gửi đến điện thoại.

Ngày 2/11, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết đã khởi tố vụ án hình sự "Xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông" theo quy định tại Điều 289 BLHS và tạm giữ hình sự Trần Văn Út để tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Trước đó, ngày 30/10, Công an quận Hà Đông nhận được thông tin phối hợp của tổ công tác liên ngành Bộ Công an, Công an TP Hà Nội và Cục tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc phát hiện xe ô tô nghi vấn có hành vi xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân.

Đến 22h cùng ngày, tổ công tác kiểm tra ô tô Toyota Inova BKS 30A-607.XX tại khu vực ngã tư Trần Phú (Hà Đông) phát hiện đối tượng Út cùng tang vật là trạm BTS giả để phát tán tin nhắn, máy tính xách tay, nguồn, điện thoại...

Theo tài liệu điều tra, năm 2022, Út theo đường tiểu ngạch sang tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc làm công nhân gia công đồ điện tử. Thời gian này, đối tượng quen 1 người phụ nữ Việt Nam có chồng là người bản địa.

Sau khoảng 2 tháng làm việc tại Trung Quốc, Út quay trở về Việt Nam.

Đến tháng 10/2024, Út nhận được tin nhắn qua ứng dụng Telegram của 1 đối tượng xưng là người Trung Quốc. Người này trao đổi thuê Út mang theo thiết bị chèn sóng của nhà mạng viễn thông rồi phát tin nhắn quảng cáo SMS đến nhiều số điện thoại di động với mức lương 50 triệu đồng/tháng.

Ngày 20/10, Út gặp người này tại khu vực phường Phú Lãm (Hà Đông) và được bàn giao thiết bị trạm BTS giả gồm thiết bị phát tán sóng màu đen, máy tính xách tay, khối nguồn, hộp thiết bị ăng ten và 30 triệu đồng.

Để thực hiện hành vi vi phạm, đối tượng trên lắp đặt các thiết bị vào xe ô tô do Út thuê để di chuyển. Sau khi được hướng dẫn quy trình vận hành hệ thống, Út điều khiển ô tô đi vào các khu đông dân cư để phát tán tin nhắn tới số điện thoại của người dân.

Nội dung tin nhắn rác phát tán như sau: “Hệ thống phát hiện tài khoản của bạn bất thường và sẽ khóa tài khoản trong 12 giờ nữa. Vui lòng đăng nhập và liên kết số điện thoại https://telegram.com.kz” bằng tên Brandname: “telegram”.

Quá trình xác minh, Công an quận Hà Đông đã thực nghiệm điều tra, làm việc với nhà mạng viễn thông, kiểm tra xác định thiết bị trạm BTS giả phát sóng trong thời gian từ ngày 20/10 đến khi bị phát hiện, Trần Văn Út đã sử dụng thiết bị xâm nhập trái phép vào 2 mạng viễn thông và phát tán tin nhắn đến 389.494 thiết bị di động nhằm mục đích đánh cắp thông tin cá nhân.

BTS là viết tắt của Base Transceiver Station, là một trạm thu phát sóng di động được sử dụng trong hệ thống mạng viễn thông bởi các nhà cung cấp dịch vụ. Chúng được đặt để tối ưu hóa vùng phủ sóng và đảm bảo chất lượng kết nối cho các thiết bị di động.

Theo Tiền Phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/lap-tram-bts-tren-o-to-phat-tan-tin-nhan-toi-gan-400000-dien-thoai-de-chiem-doat-thong-tin-ca-nhan-post1687818.tpo

thông tin cá nhân


Đề xuất mới của Bộ Công an về ‘cấm tiếp xúc’, ngăn chặn bạo lực gia đình
Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư Quy định công tác giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, với nhiều điểm mới. Theo quan điểm của luật sư, đây là việc cần thiết giúp tạo nên hành lang pháp lý vững vàng, bảo vệ tốt hơn cho các nạn nhân và ngăn chặn hiệu quả các hành vi bạo lực gia đình.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.