Luyện và câu chuyện của người lớn

Nhiều người lo ngại rằng, sau khi ra tù, trong một hoàn cảnh nào đó, liệu Luyện có lại tiếp tục ra tay giết người cướp của?

Nhiều người lo ngại rằng, sau khi ra tù, trong một hoàn cảnh nào đó, liệuLuyện có lại tiếp tục ra tay giết người cướp của?


Cuối cùng thì Lê VănLuyện cũng đã được đưa ra xét xử và mức án cao nhất dành cho sát thủ gâyra vụ thảm sát kinh hoàng tại tiệm vàng Ngọc Bích là 18 năm tù. Giết 3mạng người, chặt đứt lìa cánh tay phải của một cháu bé 8 tuổi, cướp đisố vàng trị giá gần 1,3 tỷ đồng, mức án 18 năm tù mà Luyện nhận đượckhiến dư luận phẫn nộ, dù hoàn toàn không bất ngờ. Nhiều người lo ngạirằng, sau khi ra tù, trong một hoàn cảnh nào đó, liệu Luyện có lại tiếptục ra tay giết người cướp của? Với mức án như thế, ai dám chắc sẽ lạikhông có Lê Văn Luyện thứ hai, hoặc sẽ có nhiều “đàn em” tiếp bước LêVăn Luyện?

Luyện và câu chuyện của người lớn
Sát thủ điển trai Lê Văn Luyện đứng trước vành móng ngựa chiều 11/1 chờ HĐXX tuyên án. Ảnh Dân trí

Việc nhiều người đòi phảitử hình, loại bỏ Lê Văn Luyện khỏi xã hội do tội ác man rợ mà thiếu niênnày gây ra là dễ hiểu. Nhưng, pháp luật là pháp luật.  Pháp luật quyđịnh đối với phụ nữ có thai và đối với người dưới 18 tuổi chưa đến tuổithành niên khi phạm tội thì không áp dụng hai mức án cao nhất là chungthân và tử hình. Hình phạt này thể hiện tính chất nhân đạo vì trẻ emchưa nhận thức đầy đủ, còn nhiều thời gian để ăn năn hối cải và phụcthiện. Nếu cứ theo quan niệm “mạng đền mạng”, dù Lê Văn Luyện có bị xửtử hình, cũng làm sao bù đắp nổi nỗi đau của gia đình có 3 người chếtthảm, một cháu bé thương tật vĩnh viễn 70%? Bởi thế mà dù căm phẫn, vẫnphải nhìn nhận một thực tế rằng, loại bỏ một con người khỏi xã hội khôngkhó (có thể nghiên cứu để sửa luật), song còn quan trọng hơn rất nhiềukhi làm cách nào đó để những những thiếu niên như Luyện không sa chânvào con đường tội ác. Nói cách khác, mầm mống của tội ác phải được pháthiện và ngăn chặn ngay từ đầu. Đó mới là điều cần thiết.

Các nhà nghiên cứu tộiphạm học đã chỉ ra rằng, đa phần số thanh thiếu niên phạm tội đều sinhra trong những gia đình không có cuộc sống thực sự lành mạnh, không nhậnđược sự  giáo dục đầy đủ ngay từ nhỏ. Mặt khác, họ đã chịu sự tác độngmạnh của môi trường xấu xung quanh, chịu tác động về các hành vi bạo lựctrong phim ảnh, game online...  Nhìn vào trường hợp cụ thể của Lê VănLuyện, rõ ràng thiếu niên này đã sinh ra trong một gia đình như thế,đồng thời chịu tác động xấu từ xã hội: bỏ học từ cấp 2, bố mẹ làm nghềgiết mổ, không có thời quan quan tâm, dạy dỗ, lên thành phố làm thuê rồitiêm nhiễm các thói hư tật xấu như nghiện game online, chơi ma túy đá...Đặt giả thiết, nếu Luyện không phải bỏ học sớm, liệu có một Lê Văn Luyệnnhư bây giờ hay không? Giả sử bố mẹ Luyện bằng mọi giá không để cho conthất học, dành thời gian để quản lý, giáo dục, chỉ bảo những điều hay lẽphải, bản thân mình cũng tự làm gương trong cuộc sống hàng ngày, liệurằng Luyện có trở thành một sát nhân máu lạnh?

Trách, giận, căm phẫn đốivới hành vi man rợ của Luyện là cảm xúc dễ lý giải. Nhưng sẽ không thỏađáng nếu chỉ trách một mình Luyện. Tội ác mà Luyện gây ra, có một phầnlớn trách nhiệm của những người thân trong gia đình, rộng hơn là cảtrách nhiệm của cộng đồng. Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã quy địnhrõ: nguyên tắc cơ bản là mọi trẻ em phải được hưởng quyền của mình dù làgái hay trai, giàu hay nghèo, khoẻ mạnh hay ốm đau, khuyết tật… Tất cảcác em đều có quyền được bảo vệ và chăm sóc, có quyền được học hành,quyền được sống trong môi trường lành mạnh… Nhưng ngay từ khi học THCS,quyền được học hành của Luyện đã bị tước đoạt, nói gì đến quyền đượcsống trong môi trường lành mạnh? Khi những quyền cơ bản của một trẻ emkhông được thực hiện, trách nhiệm phải thuộc về người lớn. Vì thế, tộiác của Luyện cũng là câu chuyện của người lớn.

Luyện đã bị pháp luậttrừng trị về những gì mình đã gây ra, dù mức án làm nhiều người cảm thấythất vọng vì không đủ sức răn đe. Nhưng dư âm, nỗi ám ảnh từ tội ác củaLuyện còn lâu nữa mới khiến nhiều người trong chúng ta thôi day dứt.Chừng nào quyền trẻ em còn không được thực thi một cách thực sự, giađình, nhà trường và xã hội còn thiếu quan tâm, giáo dục đến nơi đến chốnvề nhân cách và lối sống cho trẻ em, chừng đó sẽ còn rất nhiều những LêVăn Luyện khác.

Theo Đất Việt



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.