Vì sao phải đổi thẻ căn cước gắn chip?

Đại diện Bộ Công an khẳng định, khi làm thẻ căn cước có gắn chip tới đây, thẻ căn cước hiện nay vẫn sử dụng bình thường nếu như còn hiệu lực. Bộ Công an cũng khẳng định, việc chuyển sang thẻ căn cước mới không gây xáo trộn, ảnh hưởng tới người dân.

Ngày 21/8, đại diện Bộ Công an có buổi giao lưu trực tuyến về quản lý dân cư bằng công nghệ 4.0 xoay quanh dự án Luật Cư trú sửa đổi đang được Quốc hội cho ý kiến. Lý giải về việc sửa đổi Luật Cư trú lần này, thượng tá Nguyễn Thị Quế Thu, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính, Tư pháp (Bộ Công an) cho biết, Luật Cư trú sửa đổi mang theo sứ mệnh tạo ra cơ sở pháp lý nhằm thay đổi cơ chế quản lý dân cư từ thủ công, lỗi thời, lạc hậu sang phương thức quản lý điện tử qua mã định danh cá nhân.

“Mỗi người sẽ được cấp mã định danh cá nhân 12 chữ số, mã hóa thông tin cần thiết về cá nhân đó, phục vụ công tác quản lý xã hội và quản lý dân cư. Chưa đầy một năm nữa, tất cả công dân Việt Nam sẽ chỉ cần một nút chạm trên điện thoại thông minh sẽ được hưởng những thành quả rất hữu ích”, thượng tá Thu chia sẻ.

Một vấn đề đang được người dân quan tâm liên quan đến chủ trương làm thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử. Việc cấp đổi này có gây phiền hà cho người dân và có ảnh hưởng đến quyền riêng tư của công dân?

Trả lời vấn đề này, đại tá Ngô Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) lý giải, trước đây khi xây dựng Luật Căn cước công dân đã tính toán đến việc gắn chip. Nhưng khi đó chi phí làm cao, ngân sách chưa đáp ứng được và trong nước chưa sử dụng được một số công nghệ liên quan đến chip.

Tuy nhiên hiện nay, nhiều khó khăn, vướng mắc đã được giải quyết. Bên cạnh đó, Bộ Công an đang triển khai dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đề xuất phê duyệt dự án sản xuất, cấp, quản lý thẻ căn cước công dân. Việc tận dụng hạ tầng, thiết bị của hai dự án này sẽ tiết kiệm được chi phí.

Gắn chip sẽ làm giảm tai nạn giao thông

Về ưu điểm của thẻ chip, theo đại tá Cường, độ bảo mật cao hơn, trên thế giới nhiều nước đã sử dụng và lưu giữ được nhiều thông tin hơn, có thể bổ sung thêm các trường thông tin của nhiều ngành, lĩnh vực như y tế, bằng lái xe, thuế... Còn về bảo mật, chip sẽ được thiết kế chống làm giả và chống cài đặt trái phép.

Nếu bị trộm cắp cũng không dùng được, chỉ người chủ sử hữu mới có thể sử dụng được. Vì ngoài số định danh cá nhân còn có thông tin cá nhân, sinh trắc học, nhận dạng...”, ông Cường nhấn mạnh.

Đại diện Bộ Công an cũng khẳng định, thẻ căn cước có mã vạch hiện nay nếu còn hạn vẫn tiếp tục sử dụng, không bị xáo trộn, gây ảnh hưởng gì khi làm thẻ gắn chip.

Thượng tá Nguyễn Thị Quế Thu nói thêm, theo số liệu trên báo chí, hiện có khoảng 70 quốc gia trên thế giới sử dụng thẻ căn cước có gắn chip, trong đó nhiều quốc gia châu Âu đề cao quyền cá nhân lên trên hết, có những quốc gia sử dụng từ những năm 1990.

 Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 47. Liên quan đến Luật Cư trú sửa đổi, Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ có biện pháp chỉ đạo quyết liệt Bộ Công an, các Bộ, ngành hữu quan và chính quyền địa phương các cấp hoàn thành việc cấp số định danh cá nhân cho tất cả công dân; xây dựng xong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, tổ chức kết nối các cơ sở dữ liệu có liên quan. Trong đó có việc bố trí ngân sách, đầu tư, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú…trước ngày 1/7/2021, nhằm bảo đảm tính khả thi và để Luật có hiệu lực thi hành theo đúng thời điểm.

Theo TIỀN PHONG

Xem link gốc Ẩn link gốc https://www.tienphong.vn/xa-hoi/vi-sao-phai-doi-the-can-cuoc-gan-chip-1709529.tpo

thẻ căn cước


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.