Mạnh thường quân... không tiền !

Năm 2009, Hội Chữ thập đỏ TPHCM cũng tổ chức buổi đấu giá từ thiện Nối nhịp trái tim hỗ trợ người nghèo. Bức tranh được đưa ra đấu giá với kết quả cao nhất là 400 triệu và một doanh nghiệp trúng giá. Tuy nhiên, khi bức tranh được hội chuyển đến, doanh nghiệp giở quẻ không nhận, cũng vì không có tiền! Bức tranh này sau đó được một mạnh thường quân mua lại với giá 200 triệu đồng để làm từ thiện

Thời gian quađã xuất hiện nhiều doanh nghiệp và cá nhân lợi dụng sự bất hạnh của ngườikhác để đánh bóng tên tuổi, thương hiệu của mình.

Sau kết quả đaulòng của buổi quyên góp, đấu giá từ thiện đêm hội Hoa hậu Trái đất và doanhnhân hướng về miền Trung tối 11-11, bàNguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TPHCM, cho biết bà đã không ít lần“rớt tim” khi hội mắc lừa đại gia dỏm.

Giở quẻ, lặn mất tăm!

Theo bà Huệ, giữanăm 2008, khi Hội Chữ thập đỏ TPHCM đang chuẩn bị tổ chức đêm quyên góp Bóngcả cuộc đời giúp đỡ những người già neo đơn, một doanh nhân tên Vân đại diệnCông ty Vạn Hưng Phát (Phú Yên) đề nghị được làm đơn vị tổng tài trợ chochương trình. Sau khi tham gia họp báo giới thiệu tên tuổi cũng như quảng báthương hiệu, doanh nhân này lặn mất tăm với lý do... không có tiền! May mắnlà sau đó, hội đã tìm được mạnh thường quân khác tài trợ cho chương trình.

Mạnh thường quân... không tiền !
Chủ nhân “hụt” của bộ Tứ linh - ông Phạm Văn Đạt - đang ký xác nhận trúng đấu giá trong sự chứng kiến của nhiều người vào đêm 11-11. Ảnh: C.T.V

Năm 2009, Hội Chữthập đỏ TPHCM cũng tổ chức buổi đấu giá từ thiện Nối nhịp trái tim hỗ trợngười nghèo. Bức tranh được đưa ra đấu giá với kết quả cao nhất là 400 triệuvà một doanh nghiệp trúng giá. Tuy nhiên, khi bức tranh được hội chuyển đến,doanh nghiệp giở quẻ không nhận, cũng vì không có tiền! Bức tranh này sau đóđược một mạnh thường quân mua lại với giá 200 triệu đồng để làm từ thiện.

Thế nhưng, khôngphải lúc nào Hội Chữ thập đỏ TPHCM cũng may mắn kiếm được mạnh thường quân“thật” bù cho mạnh thường quân “giả”. Bà Huệ kể: Năm 2009, ông Võ Minh Tùng,Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đô thị Việt Nam Á, đến hội đặt vấn đề đấu giá haivật phẩm là chiếc xe Lambretta có nhiều chữ ký nhất và “ông rồng thiêng”.Hội liền lên kế hoạch tổ chức đêm đấu giá quyên góp từ thiện với chươngtrình Thương về miền Trung để giúp đỡ đồng bào nghèo.

Họp báo giớithiệu chương trình, dư luận gần xa ai cũng biết nhưng một tuần trước đêm đấugiá, chúng tôi không liên lạc được với doanh nghiệp, đến công ty thì nghenói ông Tùng đã đi nước ngoài. Chúng tôi không biết tính sao vì hợp đồng muasóng cũng đã ký với bên truyền hình rồi. Một ngày trước đêm đấu giá, ôngTùng gọi cho tôi xin rút vì không có tiền! Hội đành chi 300 triệu đồng đểtrả cho bên truyền hình! Sau đó, tôi nghe tin ông Tùng đem 2 vật phẩm nàysang một trung tâm nhân đạo ở Bình Dương để đấu giá rồi “mượn tạm” trung tâmnày 600 triệu đồng và biến mất” - bà Huệ ngao ngán.

Mạnh thường quân... không tiền !
Bộ tứ linh “Long - Lân - Quy - Phụng” - một trong những vật phẩm đấu giá trong đêm 11-11 đã bị từ chối mua. Ảnh: C.T.V

Chủ nhân bộ Tứ linh hội tụ kêu oan

Ngày 25-11, ôngVõ Ngọc Hà (thường trú TP Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng) đã gửi công văn tường trình về việc bộ Tứ linh “bốc hơi” sau đêm đấu giá 11-11. Kèm vớibản tường trình là bản sao hợp đồng giữa ông Hà và Công ty CP Truyền thôngAsean C&C (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội). Theo hợp đồng này, giá gốc của bộ Tứlinh là 1 triệu USD (trong khi giá khởi điểm ban tổ chức đưa ra là 40 tỉđồng, tương đương 2 triệu USD); Công ty Asean có trách nhiệm đưa ra đấu giá,ngay sau khi có kết quả phải chuyển cho ông Hà số tiền giá gốc, phần chênhlệch sẽ do Asean toàn quyền sử dụng. Hợp đồng có hiệu lực đến hết buổi đấugiá tối 11-11.

“Sáng 12-11, tôiđã mời ông Nguyễn Trung Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Asean và ông Phạm VănĐạt là người trúng đấu giá đến văn phòng luật sư đại diện của tôi làm việc.Tại đây, cả ông Thành và ông Đạt đều nói không có tiền và xin tôi cho thờigian để xoay xở. Tôi hỏi cần bao lâu thì không ai đưa ra được thời gian cụthể. Sau đó, tôi nhiều lần chủ động liên lạc qua điện thoại với hai ông nàynhưng không ai nghe máy cả. Thất vọng, xót vật quý bị phơi sương gió khôngai đoái hoài, đêm 13-11, tôi buộc phải chở bộ Tứ linh về Lâm Đồng bảo quản.Đến nay, tôi cũng chưa hề nhận đồng nào từ Công ty Asean. Công ty Asean đãvi phạm hợp đồng nên tôi vẫn là chủ sở hữu bộ Tứ linh và toàn quyền sử dụngchứ không phải tôi tự ý di chuyển nó đi nơi khác như ông Đạt đã nói” - ôngHà bức xúc.

Chiều cùng ngày,ông Hà đã làm việc với Hội Chữ thập đỏ TPHCM xoay quanh các thông tin về bộTứ linh hội tụ sau đêm đấu giá từ thiện.

Hăng hái rồi... cù nhầy!

Liên quan đến chuyện cam kết đóng góp từ thiện ảo tại phiên đấu giá trong đêm hội Hoa hậu Trái đất và doanh nhân hướng về miền Trung, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN, cho rằng cần công khai phê phán những hành động khoa trương, đánh bóng tên tuổi. “Khi tôi còn làm việc cũng xuất hiện những cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp có hành động tương tự, tham gia đấu giá ủng hộ người nghèo rất hăng hái nhưng rồi cù nhầy không gửi tiền đóng góp theo quy định. Nhiều lúc, tôi đã phải tỏ thái độ cứng rắn và những chương trình sau đó “cạch mặt” luôn mấy vị này” - ông Phạm Thế Duyệt bức xúc.
 
Theo ông Phạm Thế Duyệt, việc tổ chức đấu giá làm từ thiện, giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo luôn được khuyến khích nhưng phải mang tính chất thiết thực, tránh hình thức phô trương để nhiều cá nhân lợi dụng.

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.