- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Một đêm với 'khắc tinh' của thần chết
Xe cứu thương hú còi inh ỏi giữa đêm khuya rồi đỗ xịch trước cửa khu vực cấp cứu, bệnh nhân nhanh chóng được đưa ra ngoài rồi đẩy thẳng vào trong.
Đêm đổ xuống, trong lúc nhà nhà yên ngủ thì hàng chục y bác sĩ khoa cấp cứu của BV Chợ Rẫy (TP.HCM) và Việt Đức (Hà Nội) bắt đầu đêm không ngủ.
Mỗi tua trực cấp cứu thường làm việc từ 8h tối hôm trước đến 8h sáng hôm sau, phụ cấp mỗi ca chỉ trên 100.000 đồng với hộp sữa ông thọ. Các bác sĩ bận tới mức không có thời gian để uống nước chứ đừng nói ăn đêm, "hết ca chỉ đủ sức lết về nhà".
Là cơ sở y tế hàng đầu về cấp cứu và phẫu thuật ngoại khoa của cả nước, mỗi ngày bệnh viện Việt Đức tiếp nhận từ 150-180 bệnh nhân, lúc cao điểm có thể lên tới trên 200 ca. Là nơi "đầu sóng ngọn gió", mọi hoạt động ở đây đều diễn ra rất nhanh chóng, hối hả.
Trong ảnh là bệnh nhân Nguyễn Văn Quảng (18 tuổi, Mỹ Hào, Hưng Yên), nhập viện lúc 23h30 ngày 28/10 trong tình trạng chấn thương rất nặng. Rời khỏi xe cứu thương, chiếc xe đẩy lao như bay vào phòng hồi sức cấp cứu để các bác sỹ kịp thời triển khai các hoạt động cấp cứu, cứu sống người bệnh.
Bệnh nhân vào khoa cấp cứu đều được phân loại theo mức độ nặng - nhẹ khác nhau để xác định mức độ ưu tiên, đảm bảo an toàn và tính mạng cho người bệnh. Bởi trong cấp cứu, ranh giới sinh - tử đôi khi chỉ được tính bằng phút, bằng giây.
Tuy nhiên, nhiều người nhà bệnh nhân vì quá nôn nóng, tâm trạng không tốt nên đã có phản ứng gây náo loạn, đe dọa đang cản trở bác sĩ (như hành hung bác sỹ vì cho rằng 30 phút không được cấp cứu), ...
Bác sĩ cấp cứu luôn làm việc trong tình huống "khủng hoảng": Người bệnh lâm nguy, người nhà lo lắng đứng ngồi không yên, trong buồng bệnh các chỉ số thay đổi liên tục ... Nhưng bác sỹ cấp cứu luôn phải bình tĩnh, tỉnh táo. Đó là lý do mà mọi người thường nói rằng làm bác sỹ cấp cứu phải có "thần kinh thép".
Ở vòng ngoài, các cán bộ y tế cũng hoạt động hết công suất. Không một phút ngưng nghỉ, trưởng tua trực tại BV Việt Đức tối 28/10, điều dưỡng trưởng Nguyễn Ngọc Thực liên tục chỉ đạo qua bộ đàm, lúc lúc lại chạy đôn chạy đáo khắp các phòng để kiểm tra.
15 năm trong nghề, anh bảo đã quen với đêm trắng. Thông thường ca trực đêm sẽ bắt đầu từ 20h30 đến 8h sáng hôm sau với trợ cấp khoảng 180 nghìn đồng/ca. "Ca trực đêm có 12 tiếng nhưng hết ca thì chỉ đủ sức lết về nhà" - BS Thực chia sẻ.
Hơn 1g sáng 29/10, khoa cấp cứu Việt Đức vẫn tràn bệnh nhân nặng. Vừa kịp đẩy bệnh nhân này vào, bác sĩ lại nhận được thông tin có bệnh nhân khác chuyển đến.
Chị Vân An (phải) chia sẻ: "Đã xác định trực cấp cứu thì một phút chợp mắt cũng là điều xa xỉ". Chị cho biết mỗi ca trực đêm, kíp vận chuyển của chị gồm 4 người phải làm việc liên tục với phụ cấp 100 nghìn đồng/ca.
Khoa cấp cứu - Bệnh viện Chợ Rẫy cũng trong tình trạng tương tự. Mỗi ca trực đêm gồm 10 bác sĩ, 30 nhân viên y tế, phải căng mình cáng đáng thâu đêm khoảng 160-180 ca/đêm.
Là bệnh viện lớn nhất khu vực phía Nam, mỗi ngày Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận trên 300 ca cấp cứu, thời gian cao điểm có thể lên tới 400 ca.
Khoa cấp cứu rộng chừng 200 mét vuông chia ra thành 3 khu vực (phân lập sàng lọc, điều trị, hồi sức), chen chúc, chật chội. Thậm chí có lúc cao điểm (lễ, tết) thì khoa cấp cứu cũng quá tải, 2 người nằm 1 băng ca!
Sau đêm trắng cấp cứu, các bác sĩ BV Chợ Rẫy kiệt sức, nằm vạ vật trên ghế vào giờ giao ca. Mỗi tối đi trực như vậy, các bác sĩ được hưởng trợ cấp hơn 100 ngàn đồng và một hộp sữa ông thọ.
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.