Nâng cao dạy chữ, chú trọng dạy người

Bộ đã tổ chức tập huấn cho giáo viên chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, dạy tích hợp kỹ năng sống vào các môn học văn hóa, tổ chức rèn luyện kỹ năng sống thông qua các các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường

Bộ trưởng BộGD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết như trên khi trao đổi với báo chí về những nhiệmvụ trọng tâm của ngành giáo dục trước thềm năm học mới.

. Phóng viên: Thưa bộ trưởng, ông có thể chobiết những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2010-2011nhằm nâng cao chất lượng dạy và học?

- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:Có thể nói ngắn gọn thế này: Baotrùm chung nhiệm vụ năm học tới là nâng cao chất lượng và hiệu quả dạychữ; từng bước nâng cao hướng nghiệp, dạy nghề ở những vùng có điềukiện; đặc biệt chú trọng việc dạy làm người, nâng cao kỹ năng sống, giúphọc sinh có ý thức, biết tự chịu trách nhiệm, tự bảo vệ mình trước cáixấu, trước những cám dỗ và hành vi không lành mạnh...

Nâng cao dạy chữ, chú trọng dạy người

Rèn luyện kỹ năng sốngthông qua hoạt động ngoại khóa

. Bộ trưởng cho biếtcụ thể hơn về những chỉ đạo đối với các cơ sở giáo dục trong việc nângcao kỹ năng sống cho học sinh, hạn chế bạo lực học đường?

- Bộ đã tổ chức tập huấncho giáo viên chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, dạy tích hợp kỹ năng sốngvào các môn học văn hóa, tổ chức rèn luyện kỹ năng sống thông qua cáccác hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường. Trên cơ sở địnhhướng chung về chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống của bộ, cácđịa phương và nhà trường sẽ thảo luận, cụ thể hóa để vận dụng cho phùhợp thực tế của mình.

Ví dụ: Với họcsinh vùng ĐBSCL thì cần dạy các em biết cách phòng chống tai nạn sôngnước; với học sinh ở khu vực gần đường giao thông lớn (quốc lộ, tỉnh lộ,đường sắt...) và vùng đô thị thì cần chú trọng dạy các em biết thực hiệnan toàn giao thông, không nghiện game online..

. Không ít vấn đềnhiều năm qua chưa giải quyết dứt điểm được như dạy thêm, học thêm, họclệch, học để đối phó với thi cử, lạm thu. Trong năm học này, bộ trưởngcó chọn vấn đề nào để giải quyết dứt điểm không?

- Tất cả những biểu hiệnkhông lành mạnh, không phù hợp với bản chất và truyền thống của nền giáodục cách mạng Việt Nam đều phải chấm dứt càng sớm càngtốt. Việc này đã được triển khai trong những năm trước và trong năm họctới, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo cương quyết xử lý những hiện tượng khônglành mạnh này.

Đổi mới, nâng chất làquá trình tích tụ

. 2010 - 2011 là nămhọc đầu tiên triển khai thí điểm dạy tiếng Anh tiểu học, rất nhiều phụhuynh lo lắng con em mình sẽ bị quá tải. Bộ GD-ĐT có biện pháp gì để bảođảm về chương trình và giáo viên để đưa tiếng Anh vào chính khóa màkhông bị quá tải?

- Chúng tôi đã chỉ đạocác cục, vụ tiếp tục rà soát, điều  chỉnh nội dung,khối lượng kiến thức các môn học trong tất cả các bậc học để giảm tải.Đồng thời thống nhất chuẩn chương trình đã có để hướng dẫn các trườngtiếp tục thực hiện việc này.

Không tạo dấu ấn cho bản thân

Trả lời câu hỏi về việc có chọn một vấn đề nào đó để dùng những biện pháp mạnh nhằm tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ của mình, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: “Tôi không nghĩ đến việc tạo dấu ấn cho bản thân. Mục tiêu của tôi là cùng với các đồng chí trong ngành triển khai những nhiệm vụ mà Đảng, Quốc hội giao cho. Trong sự tiếp nối công việc đã làm, những gì đã làm tốt cần được phát huy, những gì làm chưa tốt sẽ phải khắc phục nhanh chóng”.

Có một mâu thuẫn, đó làcác bậc phụ huynh một mặt vừa kêu quá tải, một mặt lại muốn con em mìnhphải học thật nhiều để đứng đầu lớp. Vì vậy chúng ta sẽ công khai, vậnđộng để tất cả các chủ thể xoay quanh các học sinh thống nhất hành động.Cái gì không cần thiết, chưa cần thiết sẽ giảm tải bớt, cái gì cần thiếtthì phải làm cho tốt.

Dạy tiếng Anh từ lớp 3 sẽtổ chức làm thí điểm ở những nơi có điều kiện, nếu mang lại hiệu quả tốtsẽ triển khai rộng rãi. Tất nhiên là chúng tôi không phải thí điểm dựatrên ý kiến chủ quan mà đã có nghiên cứu, điều tra thực tế trong nhiềunăm.

. Chủ trương đổi mớiphương pháp giảng dạy đã được thực hiện nhưng kết quả chưa như mong đợi.Năm học mới, Bộ GD-ĐT có giải pháp gì đột phá trong việc đổi mới phươngpháp giảng dạy?

- Đổi mới phương phápgiảng dạy để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là một quá trìnhtích tụ, phải qua nhiều thời gian mới đến thời điểm chín muồi, tạo rakết quả như mong muốn. Trong giáo dục, tôi không nghĩ là dễ dàng có sựđột biến về chất lượng.

Trong nhiều năm qua, BộGD-ĐT đã kiên trì chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp với ràsoát đổi mới chương trình để việc đổi mới dần dần thấm đến từng giáoviên. Chúng tôi cũng khuyến khích bản thân mỗi giáo viên nỗ lực tìm tòiđổi mới trong phương pháp giảng dạy của mình. Sự chủ động đổi mới phươngpháp giảng dạy của mỗi giáo viên, của từng khâu, từng bộ phận theo sựchỉ đạo và kịch bản chung sẽ tạo nên sự thay đổi cách mạng về phươngpháp của toàn ngành.

Theo Yến Anh
Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.