Nên loại trừ nguyên nhân cá chết do thuỷ triều đỏ

Nguyên nhân thuỷ triều đỏ nên được loại trừ vì những hiểu hiện đặc trưng của thuỷ triều đỏ không được ghi nhận trong thực tế.

Nguyên nhân thuỷ triều đỏ nên được loại trừ vì những hiểu hiện đặc trưng của thuỷ triều đỏ không được ghi nhận trong thực tế.

>>
Cá chết do độc tố và thủy triều đỏ

Hội Nghề cá Việt Nam vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN-PTNT và Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN-PTNT có biện pháp khẩn trương, hiệu quả xác định chính xác nguyên nhân cá chết tại các tỉnh miền Trung.

cá chết, thủy triều đỏ, Bộ Tài nguyên- Môi trường, Hà Tĩnh, trách nhiệm, lấy mẫu

Trên cơ sở đó, có biện pháp tiếp theo nhằm phục hồi sản xuất nghề cá và các ngành nghề khác có liên quan.

Bên cạnh đó, Hội cũng đề nghị Chính phủ có chủ trương, Bộ Tài chính, Bộ NN-PTNT chỉ đạo các tỉnh thống kê những hộ nuôi trồng thủy sản ven biển, các hộ nuôi cá biển, các hộ ngư dân khai thác thủy sản ven bờ thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do cá chết để hỗ trợ cho mỗi người trong gia đình bị hại ít nhất 15 kg gạo/tháng.

Đồng thời, bố trí lực lượng thu gom và tiêu huỷ cá chết, không để xảy ra tình trạng người dân gom cá đem đi nơi khác bán.

Về kết luận nguyên nhân cá chết mới công bố ngày 27/4, Hội nghề cá Việt Nam khẳng định đồng tình với nguyên nhân cá chết là do chất độc mà Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu ra với những lý do như: Đa số cá chết sống ở tầng đáy; Phát hiện lần đầu tiên ở ven biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh); Chất độc theo dòng hải lưu chảy từ Bắc xuống Nam tiếp tục gây chết cá ở Quảng Bình, kế đến là Quảng Trị và phía Bắc Thừa Thiên Huế. Tại đây chất độc được pha loãng nên không thấy có hiện tượng cá chết.

Song, theo Hội nghề cá Việt Nam, nguyên nhân thuỷ triều đỏ (tảo nở hoa) nên được loại trừ vì những biểu hiện đặc trưng của thuỷ triều đỏ không được ghi nhận trong thực tế với các biểu hiện: Lượng tảo phát triển nhiều gây đổi màu nước biển; cá tầng mặt chết hàng loạt; xác tảo trôi dạt vào bờ từng mảng lớn gây ô nhiễm, hôi thối…

Đặc biệt, đến nay cũng không có bằng chứng nào về động đất, sóng thần, núi lửa… để dẫn tới nhận định rằng đáy biển sinh ra chất độc làm chết cá từng đáy. Do vậy, giả thiết chất độc do con người gây ra là tương đối có cơ sở.

Cũng theo Hội nghề cá Việt Nam, bà con làm nghề cá đang rất mong câu trả lời từ phía các cơ quan chức năng. Bởi, nếu các chết do chất độc có nghĩa là toàn bộ sinh vật biển đã bị huỷ diệt, chúng ta chỉ nhìn thấy cá do chúng có cá thể lớn và nổi trên mặt nước.

Đồng thời, Hội cho rằng, việc cần làm tiếp theo là xác định chất độc ấy tồn dư trong đất và nước biển bao lâu, thời gian chỉ kéo dài mấy ngày, mấy tháng hay mấy chục năm.

Hội cho biết hiện ngư dân đánh bắt cá ven biển không đi đánh cá; người nuôi lá lồng trên biển không dám nuôi; người nuôi tôm, cá nước lợ không dám sử dụng nước biển để nuôi cá, tôm. Tất cả đang chờ câu trả lời từ phía cơ quan có trách nhiệm.

Một hệ luỵ khác là người tiêu dùng do hoang mang nên không sử dụng cá biển. Theo đó, nếu câu hỏi này không sớm được trả lời thì xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và các ngành kinh tế khác như du lịch cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Theo VietNamNet


cá chết hàng loạt ven biển

nước biển nhiễm độc

thủy triều đỏ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.