- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngày cuối năm, những người canh mai, canh đào vẫn còn thức trắng đêm ngoài đường
Trong khi nhiều người đang yên giấc, những người canh mai, canh đào nằm hứng sương đêm để mong kiếm chút tiền mọn về quê phụ giúp gia đình khi Tết đến xuân về.
Đến hẹn lại lên, những ngày gần đến tết nhiều tuyến phố Hà Nội, Sài Gòn lại bày bán hoa, cây cảnh để phục vụ nhu cầu người dân. Cùng với đó thì người bán hằng đêm phải thức để trông và bán cây phục vụ cho khách. Những người bán thường dựng tạm lều, hoặc chỉ cần một chiếc giường gấp để vừa bán cây vừa là chỗ ngủ qua đêm. Ngày cuối năm, nhiều người bán hoa đào, hoa mai vẫn thức trắng đêm ngoài đường với mong muốn bán thêm chút hàng để có được cái Tết trọn vẹn, sung túc.
Tại Hà Nội, đội ngũ canh các loại cây cảnh như đào, quất chủ yếu là sinh viên làm thêm. Rất nhiều sinh viên ở những tỉnh lân cận Hà Nội nán lại để kiếm thêm chút tiền tiêu Tết. Trời Hà Nội khá lạnh nên việc canh đào, quất trong đêm khá vất vả.
Ở đây không chỉ chủ các vườn ra trông, mà còn rất nhiều sinh viên trước khi nghỉ tết cũng ra làm thêm. Một đêm trông được khoảng 200.000 nghìn, bạn Tuấn chia sẻ.
Vào khoảng 1-2 giờ sáng có nhiều xe chở mai, đào đến để chuyển hàng xuống, có nhiều công nhân do làm cả ngày mệt quá, có thể ngồi bất cứ nơi nào cũng có thể ngủ được
Người nào cẩn thận hơn sẽ chuẩn bị cho mình 1 chiếc lều, còn không thì 1 chiếc gường gấp cũng đủ cho một giấc ngủ
Hay một nhóm người ngồi cùng nhau tám chuyện để thời gian trôi nhanh hơn.
Theo quan sát thì dọc đường Lạc Long Quân, Hà Nội không khó gì để nhìn thấy những cảnh lều trại, chăn màn ngủ ngay lề đường để trông từ những cây nhỏ đến cây to.
Câu chuyện trông đào đêm của 2 người đàn ông.
Một người trông hàng đêm dùng chăn chùm kín mặt vừa đỡ lạnh và còn tránh được muỗi.
Để mai ra hoa đúng thời điểm, đêm đến, anh Hậu vẫn phải tưới phun sương cho cây.
Tại Sài Gòn, để giữ an toàn cho những chậu mai giá hàng chục, hàng trăm triệu nằm lộ thiên, chủ vườn phải thuê người giữ mai 24/24. Đây cũng là cơ hội cho những người từ tỉnh lẻ lên thành phố mưu sinh. Mong có một cái Tết an lành, họ phải chấp nhận cái nghề canh mai nửa đêm đầy cực nhọc. Đến những ngày sát Tết như 29 hay 30 tháng Chạp, họ vẫn thức trắng đêm để canh mai.
23 giờ đêm, đường Phạm Văn Đồng (hướng từ cầu
Bình Lợi về quận Thủ Đức) đã vãng xe. Gió lạnh thổi rít qua kẽ tai, làm
mấy cành mai lớn khẽ lay động. Anh Hậu (29 tuổi, quê Vĩnh Long) đứng
dậy, rảo một vòng kiểm tra xem có người lạ nào không. Đoạn anh kéo dây
ống nước có gắn vòi phun sương, tưới nước thuốc cho 50 chậu mai lớn.Anh
Hậu hiện canh mai cho chủ vườn mai Phúc Cường (phường Hiệp Bình Chánh).
Anh cho biết mỗi đêm tuỳ vào điều kiện thời tiết sẽ có 1 hoặc 2 lần
tưới phun sương cho cây. Nam thanh niên mới làm công việc này được 5
ngày nên còn khá bỡ ngỡ. Nhất là rất buồn ngủ nhưng không dám chợp mắt,
bởi chỉ cần sơ sẩy để mất một chậu mai thì xem như cả mùa Tết tay trắng.
Anh nói: "Ở đây chậu thấp nhất là 7 triệu, cao nhất đến 250 triệu, sơ sẩy để bị trộm mất là chết liền". Anh cho biết mình sẽ nhận canh mai đến hết ngày 30, khi không còn ai mua mai nữa thì mới nhận tiền công để về nhà ăn Tết.
Đêm lạnh, những người canh mai thường uống rượu, bia giải sầu, giữ ấm cơ thể.
Trong lúc anh Hậu tưới cây, anh Phụng (40 tuổi, quê Sóc Trăng) đã mắc xong mùng. Hai người thay ca nhau, hễ người này ngủ thì người kia thức. Mang tiếng thay ca nhau nhưng chỉ cần một tiếng động nhỏ là cả hai đều bật dậy nhìn dáo dác. Để trấn tĩnh, tối nay họ mua "vài ve" về uống dằn bụng. Rượu, bia cũng là cách mà nhiều người canh mai áp dụng để có thể thâu đêm suốt sáng, giữ ấm cơ thể khi trời càng khuya càng rét. Ngoài giăng mùng, những chiếc ghế bố hay võng dù cũng người canh mai chọn để ngả lưng.
Những người canh mai thay phiên nhau ngủ để tỉnh táo nhất khi canh.
Nhướng cặp mắt có phần mệt mỏi, anh Hậu cho biết, thù lao cho mỗi đêm giữ mai, tưới nước là 100.000 đồng, nếu làm nguyên ngày thì được chủ trả 300.000 đồng, vì phải đứng bán. "Khó khăn nhất không chỉ là lo canh trộm mà còn phải canh biết cách chăm sóc mai, làm sao cho hoa nở đúng tiến độ, không bung sớm cũng không héo rũ. Rồi còn giới thiệu sao cho khách thấy thích, thuyết phục họ mua nữa" – anh Hậu tiếp lời.
Gần đó, ba người canh mai khác đang nhịp nhịp chân theo tiếng nhạc phát ra từ chiếc loa di động, trong khi hai mắt đã đỏ lừ vì say. Vì chỗ để mai của họ không nằm sát đường mà khuất vào bên trong nên rất khó trong việc quan sát. Do đó, chỉ cần thấy bóng người từ xa, cả ba đã lớn tiếng hỏi để biết ai đang đến. "Càng về sáng thì càng cảnh giác cao độ, bởi tụi trộm thuờng giả dạng khách mua mai đến lừa bịp. Có khi đứa này hỏi để đánh lạc hướng tụi em rồi đứa kia ôm mai chạy mất. Mấy mùa trước tụi em bị hoài" – một thanh niên chia sẻ kinh nghiệm.
Nhiều người chọn nằm ghế bố giữa các chậu mai đã đóng cọc sâu xuống đất.
Để
giữ mai, mỗi người canh có một bí quyết khác nhau. Có người sẽ đặt chậu
lớn ở ngoài, chậu nhỏ đẩy sát vào trong. Người vốn mạnh thì thuê hẳn
hàng rào sắt chắn lại. Nhưng cách mà các nhân công giữa mai hay làm nhất
là buộc những chậu mai lại với nhau và đóng cọc sâu xuống đất.
0
giờ, những tấm mền trên những chiếc ghế bố giữa vườn mai bắt đầu phập
phồng theo tiếng thở đều đều. Nghe tiếng máy xe tắt bất ngờ kèm theo
bóng người đang tiến lại gần, người đàn ông trung niên đứng xộc dậy, giơ
tay thẳng ra chặn trước mặt tôi để giữ khoảng cách an toàn.
Sau khi vượt qua vòng kiểm tra nhân thân gắt gao, tôi hỏi người đàn ông nghề canh mai đêm vui nhất là gì. Ông ta đáp bằng giọng gắt gỏng: "Vui nhất là bị muỗi chích. Muỗi Phạm Văn Đồng con nào con nấy to bằng ngón tai cái, chích là lấy cả đống máu. Nếu không tin thì mai ra tôi cho ngủ thử".
Coi mai như con của mình
Dù người canh mai đêm không nặng về lao động tay chân nhưng việc thức khuya khiến sức khoẻ cũng bị phá rất nhiều. Đa phần họ chỉ xem đây là công việc kiếm thêm, sáng hôm sau còn đi làm công nhân. Anh Thịnh, công nhân một công ty giày da (32 tuổi, quê Trà Vinh) vừa ngáp vừa nói: "Nhiều hôm thức canh mai, sáng vào công ty buồn ngủ quá chích keo lộn vô tay mà không biết".
Vì giá trị của những vườn mai Tết rất lớn nên chủ vườn sẽ thường xuyên rảo ra nơi bán mai kiểm tra, đề phòng nhân công ngủ quên. Đã hơn 1 giờ sáng nhưng anh Vũ vẫn còn ngồi trên chiếc ghế bố uống trà ngắm mai. Dù đã mướn mướn 3 người trực tiếp canh mai đêm nhưng đôi lúc anh vẫn phải phụ canh chừng vì không yên tâm. Gia đình anh Vũ theo nghề tạo hình mai đến nay đã là đời thứ 6 với biết bao thăng trầm. Anh có 4 vườn mai với gần 2.000 cây mai rất có giá trị.
Anh Vũ vẫn thường xuyên canh mai dù đã mướn thợ.
Chỉ
vào 4 chậu mai lớn, anh cho biết đó là 4 cây mai cội, được xem như "bảo
vật" trong nhà, với tuổi đời trên 80 năm. Giá của mỗi cây không dưới
250 triệu đồng, nhân anh nhất quyết không bán. Anh Vũ giải thích: "Vườn
nào cũng vậy, đều phải có những đặc sản riêng để hút khách. Nếu giờ
mình bán đi thì khách sẽ chuyển sang những chủ vườn khác mua hết".
Công nghệ phát triển, những chiếc điện thoại là món giải trí khá hữu dụng cho người coi mai.
Những canh mai ngoài được đánh số thứ tự kiểm soát còn có in bảng tên vườn để quảng cáo.
Ba
loại mai anh Vũ kinh doanh chủ yếu là mai vàng, mai bon sai và mai
ghép. Mỗi năm ngoại trừ mùa Tết, người chủ chỉ ở suốt trong vườn để cắt
tỉa, bón phân cho cây. Anh tâm sự, nghề này vất vả, làm cả năm trời
nhưng chỉ dựa vào mùa Tết. Năm nào thời tiết thất thường, mai không nở
đúng hẹn là xem như mất trắng. Ngoài ra phải đặt mặt bằng đẹp trước cả
tháng để không bị người khác chiếm mất. Do đó, những ai bám trụ được với
nghề thì chỉ có thể là đam mê. "Phải xem mai như con của mình mới chăm sóc nó tốt được" – anh nói.
Những giấc ngủ hờ mang hi vọng có được cái Tết ấm no.
Theo Trí thức trẻ
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.