Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn

Trong ngày rước 2 “ông ỉn” về đình làng, hầu hết người dân trong làng Ném Thượng (TP Bắc Ninh) đều mong muốn lễ hội tiếp tục diễn ra theo truyền thống.

Trong ngày rước 2 “ông ỉn” về đình làng, hầu hết người dân trong làng Ném Thượng (TP Bắc Ninh) đều mong muốn lễ hội tiếp tục diễn ra theo truyền thống. Ban tổ chức cho biết năm nay sẽ chém lợn ở góc đình thay vì chém giữa sân đình như mọi năm.

Ngày 12/2 (mùng 5 Tết), lễ hội chém lợn đã được khai mạc với các hoạt động hát quan họ, thi nấu ăn... Đến 18h chiều cùng ngày, hai "ông ỉn" được rước từ nhà nuôi về đình để trưa mùng 6 Tết, nghi thức rước quanh làng, qua nơi tướng Đoàn Thượng chém lợn khao quân sẽ long trọng diễn ra.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 1.

Đại diện Ban tổ chức kiểm tra các vật dụng rước 2 "ông ỉn".

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 2.

Sau nghi lễ dâng hương trong đình là màn đánh trống khai hội đi rước "ông ỉn".

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 3.

Tiếp đến 2 đoàn đi theo 2 hướng Đông và Tây nơi hai chủ nuôi "ông ỉn" để đón về đình làng.

Trước đó, ngay từ chiều tại khu vực sân đình đã diễn ra nhiều nghi thức lễ để chuẩn bị đi rước 2 "ông ỉn". Phía Ban tổ chức, các quan chức trong làng đều đã có mặt để chuẩn bị lên đường. Rất nhiều người dân địa phương và du khách thập phương đã có mặt để theo dõi toàn bộ màn rước lợn và mong được xem lễ chém lợn đang gây tranh cãi lâu nay này.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa (50 tuổi), là thành viên Ban Tổ chức lễ hội làng Ném Thượng cho biết, năm nay làng Ném Thượng vẫn sẽ diễn ra lễ chém lợn để tế Thành Hoàng làng. Tuy nhiên, nghi lễ chém lợn khác mọi năm thay vì chém lợn ở sân đình thì sẽ cử hành ở phía bên trái sân đình được che bạt để tránh gây phản cảm đối với du khách thập phương, còn về nghi lễ thì không thay đổi và đều giống mọi năm.

Chiều 12/2, hai "ông ỉn" được nuôi riêng để làm lễ tế Thánh đã được các chức sắc và người dân trong làng rước vào đình làm lễ Nhập tịch.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 4.

"Ông ỉn" được chọn lựa trong lễ chém lợn đều phải có ngoại hình cân đối, đẹp mắt. Chế độ chăm sóc "ông ỉn" cũng rất kỳ công và chuồng nuôi luôn sạch sẽ.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 5.

Người nuôi vuốt ve "ông ỉn" trước khi đưa ra đình làm lễ.

Theo kế hoạch và nghi thức truyền thống của người dân nơi đây, đúng 7h sáng 13/2, Ban tổ chức sẽ làm lễ ra mắt 2 "ông ỉn" và tiếp tục rước 2 "ông ỉn" này đi quanh làng. Sau đó, sẽ trở về đình làng lúc hơn 11h. Đúng giờ Ngọ, hai thủ đao sẽ khai đao và làm cỗ ngọc tế thánh theo nghi thức truyền thống đúng ngày mùng 6 Tết Bính Thân.

Theo một số bô lão trong vùng kể lại, lễ hội này bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 6.

Đúng 17h chiều mùng 5 Tết sau khi làm lễ với gia chủ, phía Ban tổ chức đã đưa "ông ỉn" vào lồng sắt.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 7.

"Ông ỉn " được đánh phấn hồng hào.

Lễ hội tổ chức vào ngày 6 tháng giêng âm lịch hằng năm thu hút hàng nghìn người dân xung quanh đến tham dự và chứng kiến cảnh chém lợn hiến tế, sau đó lấy tiền quết máu heo với hy vọng mang đến nhiều may mắn trong năm mới

Ông Trần Văn Đức (Trưởng thôn Ném Thượng) cho hay, từ năm 1999 đến nay mọi công việc trong lễ hội an toàn, tiết kiệm, nhân dân phấn khởi. Chưa có trường hợp nào xảy ra tai nạn hoặc mất an toàn. Từ đời cụ kỵ xa xưa đã theo sự tích này, không ai bịa ra nên dân cứ làm theo truyền thống. Năm nào cũng vậy, vào hai ngày lễ hội, khách thập phương kéo về đây rất đông, trẻ con thường không len vào xem được.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 8.

Với những gia đình được nuôi "ông ỉn" trong năm nay được coi là niềm vinh dự và tự hào.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 9.

Nhiều người dân liên tiếp sờ lên người "ông ỉn" để lấy may mắn đầu năm.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 10.

Nhiều người bỏ tiền công đức.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 11.

Gia đình ông Nguyễn Đức Luận ( đứng đầu bên trái) được xem là gia đình may mắn năm nay khi là chủ "ông ỉn".

Lễ hội diễn ra trong hai ngày, sáng mùng 5, gia đình "ông Đám, bà Đám" tức chủ nuôi "ông ỉn" sẽ mời dân làng đến nhà ăn cỗ. Ông Đám, Bà Đám là gia đình chịu trách nhiệm nuôi lợn tế "ông ỉn".

Năm nay, hai gia đình có vinh dự nuôi "ông ỉn" đó là gia đình ông Nguyễn Đức Luận và gia đình ông Nguyễn Văn Lưu. Người dân đến ăn thì mừng tiền như mừng đám cưới. "Ông ỉn" trước khi đi được tắm rửa sạch sẽ và không được ăn cơm cháo nữa mà chỉ ăn bánh kẹo của người dân cho đến khi hành lễ. Tầm 15h bắt đầu làm lễ ở nhà, 16 thì bắt đầu rước "ông ỉn" đi.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 12.

Nhiều người liên tiếp mừng tuổi cho "ông ỉn".

Sáng mùng 6 Tết "ông ỉn" được rước vòng quanh làng trong một xe cũi có người đẩy. Đi qua nhà dân thì mỗi người mừng "ông" mấy đồng lấy may. "Ông đám, bà đám" đội lễ đi theo. Đúng 12h mới bắt đầu khai đao. Mỗi mùa lễ hội có 2 "ông ỉn" được đem ra tế lễ.

Bà Nguyễn Thị Vân, một người dân trong vùng cho biết, "ông ỉn" bắt đầu nuôi từ ngày 15/8 âm lịch. Yêu cầu của "ông ỉn" phải là đực, trắng tuyền, không được có một đốm nào trên người. Tai phải to, mặt phải đẹp mà phải dài lợn nữa. Mỗi năm có 2 người đồng niên hợp tuổi chịu trách nhiệm nuôi.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 13.

"Ông ỉn" được tất cả mọi người trong làng xem như một sự linh thiêng.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 14.

Mỗi khi "ông ỉn" đi qua nhiều gia đình mang bánh kẹo ra mời đoàn rước.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 15.

Nhiều người mang cả tiền xoa lên người "ông ỉn" để lấy may mắn.

Yêu cầu cho gia đình nuôi "ông ỉn" phải là gia đình hạnh phúc, con cái đầy đủ, có cả mẹ cả cha. Nhưng mấy năm đổ lại đây, do các cụ nhiều người không thọ nên tập tục gia đình nuôi không cần còn đủ cả cha cả mẹ nữa. Đồng niên nuôi phải chọn theo tuổi 50 (tính cả tuổi mụ). Ví dụ năm nay sinh năm 66 được phép nuôi thì năm sau là sinh năm 67. Người cầm đao chém thì lại kém 1 tuổi là 48, thường là khỏe mạnh.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 16.

Nhiều người trong làng quan niệm, việc vuốt ve ông Ỉn sẽ mang lại may mắn...

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 17.

Một số trẻ nhỏ được bố mẹ đưa đi để được sờ lên người "ông ỉn".

Trước việc dư luận cho rằng lễ hội chém lợn mang tính chất có dã man, ông Nguyễn Văn Hòa, Ban tổ chức cho biết, năm nay việc chém lợn sẽ diễn ra ở phía góc trái sân đình và được che bạt cẩn thận nên phần nào giảm được việc phản cảm.

"Việc chém lợn là nghi lễ tâm linh nên khó có thể xóa bỏ được. Và người dân nơi đây xem đó là việc làm để mang lại may mắn, thuận lợi trong năm mới", ông Hòa cho hay.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 18.

Theo kế hoạch ông Ỉn được nằm ở sân đình Ném Thượng để đợi sáng mai (mùng 6 Tết) đi rước và làm lễ.

Người dân Bắc Ninh vuốt ve 2 “ông ỉn” trước giờ chém lợn - Ảnh 19.

Đại diện 2 gia đình nuôi "ông ỉn" vào trong đình dâng lễ.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.