Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo

Liên tiếp những vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại hầm Kim Liên (Hà Nội) thời gian gần đây khiến người dân ví von đây như "điểm đen giao thông" của Thủ đô.

Liên tiếp những vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại hầm Kim Liên (Hà Nội) thời gian gần đây khiến người dân ví von đây như "điểm đen giao thông" của Thủ đô. Theo nhiều chia sẻ, mỗi khi xuống hầm, người điều khiển thường phóng xe với tốc độ rất nhanh do bị hút theo những xe đi trước.
 

Liên tiếp nhiều vụ tai nạn thương tâm tại hầm Kim Liên

Hầm cơ giới tại nút giao thông Kim Liên (quận Đống Đa) là hầm chui cơ giới đầu tiên tại Hà Nội, có chiều dài đường hầm 644m, rộng 18,5m, chiều cao trong hầm 6,25m. Công trình được khởi công từ năm 2006 và được đưa vào hoạt động năm 2009. Việc xây dựng hầm Kim Liên tại nút giao thông quan trọng đã giúp giảm thiểu tối đa hiện tượng ùn tắc vào giờ cao điểm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, liên tiếp nhiều vụ tai nạn thương tâm diễn ra tại đây. Nhiều người dân lo ngại, hầm Kim Liên đang dần trở thành một trong những điểm đen giao thông nghiêm trọng ở Thủ đô.

Khoảng 0h10 ngày 1/5, 2 chị Đinh Thị Hải Yến và Trần Thị Quỳnh (cùng sinh năm 1976) lưu thông hướng từ Xã Đàn về Đại Cồ Việt, khi tới hầm Kim Liên, bất ngờ bị xe Mercedes do Lã Trung Hiếu điều khiển đâm từ phía sau. Vụ tai nạn khiến 2 nạn nhân tử vong tại chỗ, còn Hiếu ngay lập tức lái xe bỏ chạy, nhưng đã bị người dân và lực lượng chức năng bắt giữ. 



Người dân nói gì sau loạt tai nạn thương tâm tại hầm Kim Liên: "Điểm đen giao thông" của Thủ đô?. Thực hiện: Minh Nhân.

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-1

Hiện trường vụ tai nạn thương tâm khiến chị Yến và chị Quỳnh tử vong tại chỗ. Ảnh: FB.

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-2

Đối tượng Lã Trung Hiếu tại cơ quan công an. Ảnh: Trung Hiếu/An ninh Thủ đô.

Tại cơ quan công an, Hiếu khai nhận đã uống rượu, bia trong một buổi tiệc liên hoan trước khi gây ra tai nạn. Thời điểm kiểm tra nồng độ cồn đo được là 0,751mg/1L khí thở.

Cơ quan CSĐT công an quận Hai Bà Trưng đã ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ" để điều tra vụ tai nạn làm hai người chết tại hầm Kim Liên ngày 1/5.

Trước đó, vào đêm ngày 22/4, vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng giữa xe tải hạng nặng và xe máy tại khu vực hầm Kim Liên đã khiến một nạn nhân tử vong tại chỗ. Tiếp nhận tin báo, Công an quận Đống Đa khẩn trương phong tỏa hiện trường, khám nghiệm điều tra làm rõ vụ việc. 

Sáng 7/12/2017, hàng loạt xe máy khi đi xuống dốc vào khu vực hầm Kim Liên bất ngờ bị đổ ngã liên hoàn. Lực lượng chức năng xác định một nạn nhân bị gãy chân, một người khác bị gãy tay và nhiều người bị xây xát, các phương tiện bị hư hỏng nhẹ, giao thông ùn ứ cục bộ. Cán bộ quản lý hầm chui Kim Liên cho biết, vụ việc xảy ra là do mạch nước ngầm từ nền đường đùn lên dẫn đến đường có rêu, bị trơn, người đi xe máy nhanh sẽ bị ngã.

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-3

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong đêm 22/4. Ảnh: FB.

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-4

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-5

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-6

Năm 2017, tại hầm Kim Liên, nhiều phương tiện ngã đổ đồng loạt do trơn trượt.

Người dân nói gì về chất lượng hầm Kim Liên?

Trong khung giờ cao điểm, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau qua hầm chui Kim Liên. Mặc dù từ đầu đường dẫn vào hầm đã có vạch kẻ chia hai làn đường dành cho xe máy và ô tô, nhưng trên thực tế, các phương tiện vẫn thường luồn lách, chen lấn để di chuyển. Giao thông qua hầm vì thế càng thêm khó khăn. Thậm chí, một số chủ  xe còn "lơ mơ" về việc có hay không phân làn ô tô - xe máy trong hầm. 

Theo bác Sơn (quận Đống Đa), một trong những lý do khiến hầm Kim Liên thường xuyên xảy ra va chạm bắt nguồn từ gờ phân cách quá trơn. Hơn nữa, theo quán tính, tốc độ phương tiện mỗi khi xuống hầm đều khá cao (ít nhất 49km/h). Trong trường hợp tay lái yếu, không kịp xử lý tình huống sẽ rất dễ xảy ra va chạm.

"Cái gờ cứng để phân chia làn xe máy và ô tô trong hầm hơi cao, trơn và không bám lốp. Xe máy nào mà cố tính lấn qua làn bên kia kiểu gì cũng bị lạng bánh. Không những thế, đi xe dưới hầm này nhiều lúc cảm giác rất nguy hiểm: ánh sáng giảm, đường dốc và trơn, tốc độ phương tiện cao" - bác Sơn nói. 

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-7

Nhiều năm qua, hầm Kim Liên đã góp phần giảm thiểu ùn tắc qua khu vực.

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-8

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-9

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-10

Vào giờ cao điểm, lưu lượng phương tiện qua hầm khá đông. 

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-11

Trong hầm xuất hiện một vài vết nứt. Dải phân cách màu trắng này được người dân đánh giá là hơi cao và trơn trượt, dễ trật tay lái.

Trong khi đó, anh Tuấn (một tài xế) chia sẻ, hầm Kim Liên luôn rình rập nguy hiểm nếu chủ phương tiện không biết làm chủ tay lái. Theo anh Tuấn, mỗi khi xuống hầm, người điều khiển thường phóng xe với tốc độ rất nhanh do bị hút theo những xe đi trước. Ngoài ra, ánh sáng trong hầm không đủ, dễ che khuất tầm nhìn. 

"Tôi thấy các hầm thì phân cách giữa hai chiều là vách liền, còn hầm Kim Liên là các cột, hai chiều xe đi sẽ tạo hai luồng gió ngược nhau, gây ra gió xoáy, đi vào cứ chao đảo rung rung, dễ đảo tay lái. Đầu hầm nên kẻ gờ giảm tốc để giảm tốc độ người tham gia giao thông. Bởi nếu có tai nạn trong hầm thường là rất thảm khốc, liên hoàn, kéo theo khá nhiều phương tiện" - anh Tuấn cho biết.

Đồng quan điểm, anh Hùng (quận Hai Bà Trưng) bày tỏ, thiết kế hầm ôm cua, mật độ cột giữa giải ngăn cách xếp khá dày cùng với hệ thống đèn không đảm bảo khiến người dân đi qua khá chóng mặt và gây đánh lừa thị giác.

"Có thể khi đi vào hầm, tiếng ồn kinh khủng cùng lực hút của hầm gây kích thích khiến người ta chạy nhanh hơn và cảm tưởng những phương tiện bên cạnh cũng đang phóng với tốc độ tương tự. Tôi mong cơ quan chức năng sẽ có nhiều biện pháp để cải thiện hầm sau những tai nạn không đáng có". 

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-12

Bên trong hầm là những cột phân cách.

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-13

Kèm theo đó là hệ thống quạt thông gió gây nhiều hiệu ứng như ù tai, tạo lực hút mạnh.

Người dân gặp khó khăn thế nào khi lưu thông qua hầm Kim Liên: Đường dốc và trơn, chạy vào là tay lái chao đảo-14

Trong hầm phân chia thành 2 làn ô tô và xe máy, tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện thường "phớt lờ" điều này, gây nên nhiều tai nạn thương tâm.

 


Theo Trí Thức Trẻ


tai nạn ở hầm Kim Liên

tai nạn hầm Kim Liên

tai nạn giao thông

hầm Kim Liên


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.