- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người phụ nữ cuối cùng ở trại phong Đá Bạc
Bà Nguyễn Thị Sợi (78 tuổi, quê Vĩnh Phúc) là một trong số những người đầu tiên đến ở và điều trị tại trại phong Đá Bạc và cũng là người cuối cùng ở lại đây.
Trại phong Đá Bạc (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) từng là nơi ăn ở, điều trị cho 150 bệnh nhân mắc căn bệnh phong quái ác. Tại đây có 3 dãy nhà cấp 4 được xây riêng biệt nhau. Trải qua nhiều năm các dãy nhà ở đã xuống cấp, hư hỏng. Năm 2013, những người già ở đây được chuyển về Quốc Oai (Hà Nội) với cơ sở vật chất khang trang hơn, còn một số người vẫn ở lại.
Bà Nguyễn Thị Sợi (SN 1944, quê Vĩnh Phúc) là người cuối cùng còn ở lại trại phong Đá Bạc. Căn phòng bà Sợi ở chừng 40m2 được chia thành 3 phòng gồm phòng khách, phòng ngủ và phòng bếp. Nhiều hạng mục trong căn phòng cũng đã xuống cấp.
Bà Sợi cho biết, bà đã sống ở trại phong Đá Bạc từ năm 1967, vài năm trở lại đây thì sống một mình ở đây. Những người khác đã được chính quyền chuyển về huyện Quốc Oai để chăm sóc, còn 7 người khác không đi nhưng có 6 người được con cái đón về nuôi, chỉ riêng bà ở lại. Bà Sợi có một người con gái đã lấy chồng không quá xa nơi bà ở nhưng hoàn cảnh cũng éo le.
“Tôi sinh ra vốn không biết mặt cha mẹ, họ mất sớm khi tôi còn nhỏ. Tôi được cho vào một gia đình khác để làm con nuôi. Dù cuộc sống không mấy sung túc nhưng tôi vẫn có cơm ăn, có nhà ở, có bố có mẹ nuôi. Rồi tôi nên duyên với một người đàn ông cùng làng và nhanh chóng mang bầu”, bà Sợi nhớ lại.
Cuộc sống đang êm đềm trôi đi thì bỗng một ngày bà Sợi biết mình mắc căn bệnh phong quái ác. Những ngày đông giá rét, bà động tay vào nước không biết rét là gì, hơ tay trên lửa không biết nóng. “Sợ nhất những ngày mùa đông, đi cấy về rét quá phải ngồi sưởi lửa, hơ chân hơ tay trên bếp lửa không biết nóng để rồi bị phỏng khắp người. Các nốt phỏng căng phồng lên, mọng nước. Sợ người ta biết mình bị bệnh hủi nên tôi mới lấy các gai tre chọc các vết phỏng cho vỡ ra. Thế rồi lại đi làm đồng, bùn đất dính vào các vết phỏng làm chân tay bị nhiễm trùng dẫn đến các khớp co quắp hết cả”, bà Sợi tâm sự.
Theo bà Sợi, hồi ấy những người mắc bệnh phong sợ lắm vì chưa có thuốc chữa, dân làng kỳ thị những người bệnh phong. Họ sợ những người mắc bệnh phong làm ô nhiễm nguồn nước khiến những người khác mắc bệnh theo. Người bệnh đi đến đâu đều bị xua đuổi, hoặc đánh đập, ném đá không thương tiếc.
Bà Sợi nhớ lại và chia sẻ nhiều câu chuyện những năm tháng đáng sợ nhất của cuộc đời.
Vào những năm 1967, một đoàn y bác sĩ về thôn bà Sợi làm xét nghiệm và tuyên truyền về bệnh phong. Sau các bước xét nghiệm, bác sĩ kết luận bà mắc bệnh và làm thủ tục để đưa bà về trại phong Đá Bạc. Bà khăn gói, xa gia đình để đến nơi mà mình không bị kỳ thị. Cũng khoảng thời gian ấy, chồng bà đã bỏ bà mà đi lấy người khác. Bà đau lắm nhưng vì bệnh tật, bà nuốt nước mắt vào trong.
Thời điểm đó, bà Sợi sinh nở trong trại phong. Con không có tiêu chuẩn ăn uống nên nhiều hôm bà phải nhịn ăn hoặc ăn sắn, ăn ngô để nhường cơm cho con. Sau đó, vì mong muốn con có cuộc sống tốt đẹp hơn, không bị kỳ thị, được đi học, bà gửi con cho gia đình khác làm con nuôi. Đây cũng là cách làm của hầu hết những bệnh nhân phong sau khi sinh con.
Bà kể nhiều người bệnh sau khi vào trại phong thì nên duyên vợ chồng trước sự chứng kiến của các lãnh đạo trại phong và cán bộ thôn, xã. Khoảng 60 đứa con của các bệnh nhân được sinh ra nhưng đa phần được gửi ra ngoài làm con nuôi để cuộc sống đỡ vất vả.
Trải qua hơn 50 năm sống ở trại phong Đá Bạc, bà Sợi coi nơi đây như ngôi nhà thứ 2 của mình. Bà là một trong những người đầu tiên đến với trại phong và bây giờ lại là người cuối cùng bám trụ nơi này. “Hồi xe chở tôi đến trại phong, các dãy nhà mới xây dựng còn chưa có bệnh nhân. Sau rồi các bệnh nhân từ nhiều nơi được đưa về đây đã giúp những con người cùng khổ sát lại gần nhau hơn. Thời điểm đông bệnh nhân, trại phong Đá Bạc có khoảng 150 người sinh sống”, bà Sợi nói.
Hiện tại, mỗi tháng bà nhận được khoản trợ cấp người khuyết tật và trợ cấp người cao tuổi của Nhà nước là 700 nghìn đồng. Ngoài ra, bà cuốc vườn trồng thêm rau, nuôi mấy con gà bán lấy tiền mua gạo và cải thiện bữa ăn. Cuộc sống không mấy sung túc nhưng an yên với bà.
Sống một mình cô quạnh ở nơi núi rừng hoang vắng, bà Sợi đã quen với cảnh cô liêu. Giờ đây, ở cái tuổi xế chiều, bà chẳng sợ bệnh tật, chẳng sợ chết. “Tôi chỉ mong được sống an yên ở đây đến cuối đời, khi chết mong người dân và chính quyền chôn cất tôi tử tế, vậy thôi...”, bà Sợi bày tỏ.
Hiện, những dãy nhà ở của người bị phong tại trại Đá Bạc đã xuống cấp, cây cối đã mọc um tùm. Một số phòng được trưng dụng làm chuồng gà, chuồng chó, còn lại các phòng đều cửa đóng then cài.
Khoảng những năm 1950-1960, căn bệnh phong xuất hiện đã trở thành thứ bệnh dịch nan y mà người ta khiếp sợ. Ai mắc bệnh này như dính án tử. Không chỉ chịu nỗi đau về thể xác, người bệnh còn phải chịu nỗi đau rất lớn về tinh thần. Người thân xa lánh, xóm làng dè bỉu khiến cuộc sống của những người bị bệnh phong rơi vào bế tắc, cùng cực.
Theo VTC News
-
Thời sự16 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự18 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự18 giờ trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự2 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự2 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự2 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự3 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự3 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự3 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự4 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự4 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự5 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.