Phần diễu binh, diễu hành tại lễ mít-tinh 70
năm Quốc khánh Việt Nam cuốn hút hơn bởi sự xuất hiện của các cô gái
trong màu áo lính và nhiều người đẹp thuộc khối đoàn thể.
|
Lực lượng nữ quân y diễu binh qua lễ đài tại Quảng trường Ba Đình.
|
|
Trải qua hơn 70 năm xây dựng,
chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân Việt Nam, lực lượng quân y
luôn bám sát, có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ, ác liệt nhất, vừa
chiến đấu vừa kịp thời cấp cứu, điều trị thương binh, bệnh binh , chăm
sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu
của quân đội.
|
|
Khối nữ tự vệ. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cùng
với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, lực lượng này đã có vai trò
quan trọng trong cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền Cách
mạng tháng Tám. Trong hai cuộc kháng chiến, nữ tự vệ đã thể hiện rõ là “Những người ái quốc sắt đá, là những chiến sỹ anh hùng”,
vừa chuyên cần lao động sản xuất, bảo vệ nhà máy, xí nghiệp vừa chịu
đựng khó khăn, vất vả, động viên chồng con lên đường đánh giặc, góp phần
quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
|
|
Nữ dân quân các dân tộc Việt
Nam không kể miền xuôi hay miền ngược, không kể thành thị, nông thôn,
vùng sâu, vùng xa, với quyết tâm sắt đá "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh",
góp phần dệt nên bản sắc văn hóa Việt Nam đa dạng, thống nhất.
|
|
Phát huy truyền thống yêu nước
và tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm. Nữ dân quân các dân tộc
Việt Nam đang phấn đấu vươn lên, lao động giỏi, lao động sáng tạo, từng
bước nâng cao đời sống, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, đồng thời
tích cực huấn luyện, xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, góp phần giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương và cả nước.
|
|
Trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, những nữ du kích miền Nam với áo bà ba và chiếc khăn rằn
thân quen, tay không đánh giặc, đã bao phen làm cho quân địch phải kinh
hồn bạt vía, vừa chăm lo lao động sản xuất, vừa dũng cảm, kiên cường,
bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm, vừa tích cực chủ động sáng
tạo, hiệu quả trong công tác vận động binh lính địch ra đầu hàng, trở về
với cách mạng.
|
|
Lực lượng này đã làm nên huyền thoại của đội quân tóc dài, nét độc đáo của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam.
|
|
Nữ dân quân miền Bắc là lực
lượng đông đảo, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh của quần chúng
trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân tháng Tám
năm 1945. Trong kháng chiến, hàng vạn nữ dân quân miền Bắc đã tích cực
tham gia phong trào “Kháng chiến, kiến quốc” “Ba đảm đang", "tay cày, tay súng",
hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng hậu phương miền Bắc vững
mạnh, tích cực huấn luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương,
động viên chồng con lên đường đánh giặc.
|
|
Phát huy truyền thống của Phụ nữ Việt Nam "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang",
ngày nay, những nữ cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông đang ngày đêm
có mặt trên các trọng điểm giao thông, khắc phục khó khăn, làm tròn bổn
phận giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, làm đẹp thêm
hình ảnh người chiến sĩ cảnh sát trong lòng nhân dân.
|
|
Nữ chiến sĩ cảnh sát đặc nhiệm là lực lượng tuyệt đối
trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Trong đội hình, các chị em đã
đóng vai trò quan trọng, luôn thể hiện tinh thần dũng cảm, mưu trí,
sáng tạo, lập nhiều chiến công trong đấu tranh phòng chống tội phạm, góp
phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và mẫu mực xây
dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
|
|
Tại phần lễ diễu hành dành cho các đoàn thể, đơn vị hành chính sự nghiệp cũng có sự xuất hiện của nhiều thiếu nữ.
|
|
Các khối diễu hành gồm có: đại
diện cho 54 dân tộc anh em, công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân,
phụ nữ Việt Nam và thanh niên Việt Nam.
|
|
Và các nữ diễn viên không
chuyên hóa thân thành các nhân vật trong lịch sử kể lại sự tích ra đời
các Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt... cho
đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.
|
|
Các cô gái trên xe mô hình tượng trưng cho Nhà nước Âu Lạc.
|
Theo Zing