Những "My Sói" và tiếng kêu gia đình

Còn đó bao câu chuyện gia đình tan vỡ vẫn được coi là những chiêu kể nghèo kể khổ của những “con cave”, những “thằng nghiện” đã trở thành tội phạm mang gương mặt trẻ thơ…

Còn đó bao câuchuyện gia đình tan vỡ vẫn được coi là những chiêu kể nghèo kể khổ của những“con cave”, những “thằng nghiện” đã trở thành tội phạm mang gương mặt trẻ thơ…

Nỗi niềm củanhững “My sói”

14 tuổi, cầm đầunhóm 8 người (trong đó có 6 đứa tuổi dưới 18) đang chờ ngày xét xử cho một bản"thành tích“ tiền án, tiền sự đặc biệt nghiêm trọng - hiếp dâm trẻ em, cưỡng đoạtvà cướp tài sản. “Kinh hoàng”, “khủng khiếp”, “dã man” là những từ ngữ không ítngười dành cho hành động của Đào Thu Hương (tức My sói).

Nhưng đã có mấyngười đặt ra câu hỏi cho những quãng đời của My sói trước những lời tâm sự: “Lúcnày tao đang rất là đau khổ. Giờ đây tao muốn quay lại ngày xưa. Giờ đây taomuốn chết”.

Những "My Sói" và tiếng kêu gia đình
Đằng sau những tội ác ấy, trên gương mặt đứa trẻ này lại có những giọt nước mắt đắng với tiếng kêu vùng vẫy trong hai tiếng “gia đình”

Một năm sau ngày Mychào đời, bố mẹ ly dị và giao My cho ông bà chăm sóc. Cha mẹ My sau khi ly dịcũng nhanh chóng lập gia đình, có mái nhà riêng và thi thoảng mới về thăm con.

Khi My 11 tuổi thìông bà qua đời, My có khoảng thời gian ngắn ngủi sống cùng gia đình mới của cha.14 tuổi, về ở với người mẹ đã 2 lần ly dị chồng. Còn giờ đây ngôi nhà của My làtrại tạm giam.

14 năm - cuộc đờicủa My được chia thành những khoảng thời gian ngắn ngủi, đứt đoạn. Và trongnhững đoạn đời ấy đâu là cái “ngày xưa” My muốn quay lại?

Trên gương mặt gânguốc, già hơn cái tuổi 16 của mình, Nguyễn H. (Hà Nam) từ cái phớt lờ, bất cầnchợt co rúm rồi em òa lên nức nở trong nước mắt. Ngồi lặng rất lâu H. mới mở lời:“Người ta vẫn thường nói: Đừng nghe con cave nói chuyện, đừng nghe thằng nghiệntrình bày vì chúng nó vẽ ra nhiều thảm cảnh để biện minh cho hành động của mình.Một con cave như em nói chuyện thì có ai tin chứ, đừng nói là hiểu”.

Khi em 14 tuổi,không chịu được thói vũ phu của bố sau rất nhiều lần đòi ly hôn nhưng gia đìnhhọ hàng đặc biệt là bà ngoại kiên quyết không chấp nhận, mẹ đã trốn nhà cùng mộtngười bạn sang Trung Quốc, từ đó bố cũng bỏ lên bãi vàng (Bắc Kạn).

Bỏ học rồi chơi bờitheo nhiều bạn trai. 15 tuổi em luôn bị gọi là "con cave làng", chán rồi theobạn bè lên tỉnh làm gội đầu cắt tóc. Bây giờ sau 1 tháng từ trại giáo dưỡng tỉnhtrở về, em vẫn không biết cuộc đời mình sẽ đi về đâu.

“Đến bây giờ em vẫnkhông biết phải làm gì? Ngôi nhà này có gì cho em ở lại” - Chỉ biết cúi gằm mặt,H. thổn thức.

Cũng còn đó baonhiêu câu chuyện gia đình tan vỡ vẫn được coi là những chiêu kể nghèo kể khổ củanhững “con cave”, những “thằng nghiện” đã trở thành những tên tội phạm tronggương mặt những đứa trẻ.

“Tuần học đầu tiên,em chưa kịp quen để hiểu tiếng nói trong này nên chẳng có gì để kể cho chị cả.Chỉ là bố có vợ mới rồi chị ạ. Em hỏi bố bao giờ cho em về, bố bảo: “Bao giờ mẹmày về ký vào đơn thì về”…

Vừa đọc những dòngthư của em từ Nam gửi về, H. vừa lấy tay vò nát lá đơn xin ly hôn. Lá đơn xin lyhôn cũng là cái còn lại duy nhất với mẹ ngày bố đưa theo đứa em thứ hai vào Namvà chỉ dặn lại một câu: “Bao giờ mẹ mày về thì đưa cho mẹ mày ký”.

Những dòng chữ trênbức thư cứ nhòe dần trên tay H. Cám cảnh mẹ Bắc bố Nam, em Nam chị Bắc đã làm emthực sự rơi vào khủng hoảng. Những năm học cuối cấp với em giờ đây chỉ là: “Chỉcần có được bằng trung học phổ thông, em sẽ lên Bắc Kạn với chú, làm gì cũngđược”.

Rồi em cũng chỉ khẽbuông một câu: “Cứ cho đó là sự chạy trốn. Chẳng lẽ chạy trốn là em có tội?”.

Trượt dài từdốc gia đình

Một vấn đề nổi lêntrong thời gian qua khiến nhiều người rất quan tâm, đó là tình trạng vi phạmpháp luật trong thanh thiếu niên gia tăng.

Theo thống kê chưađầy đủ, có trên 60% người phạm tội trong độ tuổi từ 15 - 30. Cá biệt có một sốvụ án nghiêm trọng mà người phạm tội dưới 15 tuổi.

Những "My Sói" và tiếng kêu gia đình
Từ những đổ vỡ trong tâm lý sẽ khiến các em đến những suy nghĩ và hành động lệch lạc mà nhiều khi chính bản thân các em không thể kiểm soát”

Có nhiều nguyên nhânkhác nhau dẫn đến việc phạm tội ở tuổi vị thành niên, song trách nhiệm đầu tiênthuộc về gia đình. Khi gia đình không thực sự lành mạnh thì trẻ em sẽ là ngườichịu sự ảnh hưởng nhiều nhất. Số lượng trẻ em vị thành niên phạm tội do ảnhhưởng trực tiếp của gia đình là khá lớn.

Trong đó, theo sốliệu thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho thấy, 71% trẻ vị thành niênphạm pháp do không được quan tâm chăm sóc đến nơi đến chốn.

Xét về vấn đề tâm lýtrong suy nghĩ và hành động của trẻ khi bố mẹ thường xuyên cãi chửi nhau dẫn đếntình trạng ly hôn, anh Nguyễn Cao Minh đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứuvà tư vấn tâm lý nhận định:

“Khi đứa trẻ chứngkiến bố mẹ mình, những người thương yêu và gần gũi nhất của mình, là những ngườinuôi dưỡng, dạy dỗ và bảo vệ tâm hồn bé nhỏ của em, không còn bình tĩnh, ứng xửmột cách có lý lẽ và đang làm tổn thương nhau, đối với đứa trẻ đó mọi thứ khôngcòn đáng tin và vững chắc nữa, cảm giác an toàn của đứa trẻ dần dần bị đỗ vỡ. Từnhững đổ vỡ trong tâm lý sẽ khiến các em đến những suy nghĩ và hành động lệchlạc mà nhiều khi chính bản thân các em không thể kiểm soát”.

Sau nhiều lần thamgia hòa giải cho những cặp vợ chồng, một cán bộ tòa án tâm sự: “Đứa con luôn làcái lý, cái tình lớn nhất mà chúng tôi vin vào để mong có sự đoàn tụ. Nhưngtrong suốt 5 năm công tác đến nay, tôi cũng chỉ hòa giải được cho 3 trường hợp,3 gia đình trong số hàng trăm gia đình con trẻ vẫn còn được sống trong cái gọilà mái ấm thực sự. Hầu hết cha mẹ khi ly hôn đều chỉ cân nhắc đến việc bản thânmình không thể chịu đựng được người này hay người kia và coi ly hôn là cách duynhất để giải thoát cho mình”.


Theo Vietnnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.