Nỗi khổ của người đàn bà mà trẻ con gặp là... bỏ chạy

39 năm mang khuôn mặt xấu xí, dị dạng … chị dần quen với cảm giác một mình để gặm nhấm nỗi tủi thân, xấu hổ.

Gặp người lạ, lần nào chị cũng lẩn tránh bởi sợ cái cảm giác bị xa lánh, xua đuổi và gọi bằng những cái tên không mấy thiện cảm. 39 năm mang khuôn mặt xấu xí, dị dạng … chị dần quen với cảm giác một mình để gặm nhấm nỗi tủi thân, xấu hổ.

Không dám viết thư để nhờ ai, tôi tình cờ biết chị qua câu chuyện của một người bạn nên về thăm mà không có sự hẹn trước. Căn nhà nhỏ, có phần sạch sẽ, gọn gàng… Tôi cất tiếng gọi nhưng tuyệt nhiên không có ai trả lời cho dù cửa không khóa. Một người hàng xóm mách nhỏ: “Con bé nó ở trong nhà đang chăm bố ốm đấy nhưng nó sợ không dám ra đâu. Cháu cứ tự đẩy cửa mà vào, nói chuyện bình thường với nó là nó quý lắm”

Sinh ra chị Mến đã mang khuôn mặt dị dạng, khác người.
Sinh ra chị Mến đã mang khuôn mặt dị dạng, khác người.

Đúng như những gì bác hàng xóm nói, nhìn thấy tôi chị Mến nem nép cúi người rồi lại như chực khóc. Tôi bảo em đến thăm chị, thăm bác … đơn giản vậy thôi, chứ không có ý gì vậy mà phải mất một lúc lâu chị mới tin rồi rót nước mời. Khuôn mặt chị hoàn toàn không bình thường như trong tấm ảnh mà tôi đã được nhìn thấy trước đó. Nhưng thật lòng, với cái không khí có phần u ám, đượm buồn và lặng thinh, tôi cũng thoáng giật mình khi thấy chị.

Mẹ chị mất đã 32 năm, anh trai cũng qua đời để lại hai bố con.
Mẹ chị mất đã 32 năm, anh trai cũng qua đời để lại hai bố con.


Bố chị năm nay đã 79 tuổi, yếu đau, mắt không nhìn thấy gì nữa.

Bố chị năm nay đã 79 tuổi, yếu đau, mắt không nhìn thấy gì nữa.

Một con mắt của chị bị biến dạng, trễ hẳn xuống má kéo theo cả khuôn mặt bị méo mó, vẹo vọ cả đi. Chị bảo: “Vì khuôn mặt xấu xí này mà xin đi làm ở đâu người ta cũng không nhận, chị còn bị mọi người gọi bằng những cái tên không hay nên chị sợ lắm em ạ”. Đấy cũng là lí do vì sao mà chị gần như đóng khung cuộc sống của mình trong một vỏ bọc sợ hãi, im lặng.

Hai bố con sống nhờ vào tiền trợ cấp.
Hai bố con sống nhờ vào tiền trợ cấp.

Mẹ chị mất năm chị lên 7, một mình bố gánh gồng nuôi 2 con khôn lớn nhưng anh trai của chị cũng đã qua đời từ lâu để lại nỗi đau đớn, mất mát không gì bù đắp được. Trước có anh và bố còn khỏe, chị còn có người bấu víu hay nép vào khi sợ hãi, cô đơn nhưng nay bố ốm đau, nằm một chỗ, thi thoảng nhớ đến lại hỏi “thằng cả đâu” khiến chị chỉ biết ngồi gạt nước mắt. Chị bảo: “Bố chị năm nay cũng 79 tuổi rồi em ạ, ông đau ốm suốt, mắt lại không nhìn thấy gì, ông bảo rồi có ngày ông cũng phải rời xa chị nhưng lại lo một mình chị sống làm sao được với khuôn mặt dị dạng này”.

Chị khao khát được đến viện phẫu thuật mặt để có được hình hài bình thường như bao người.
Chị khao khát được đến viện phẫu thuật mặt để có được hình hài bình thường như bao người.

Cuộc sống khó khăn, hiện tại hai bố con phụ thuộc hoàn toàn những đồng tiền trợ cấp ít ỏi để trang trải các khoản trong gia đình. Người cháu ruột của ông Đạo là anh Trần Khoa Tuấn cho biết:  Ngôi nhà của hai bố con bác Đạo đã đổ sập hồi đầu năm, nên không còn cách nào khác là cả dòng họ mỗi người 1 chút góp vào để xây cho hai bố con ngôi nhà này chứ không thì không có chỗ che mưa, che nắng.

Cuộc sống hiện tại của 2 bố con rất khó khăn, tuy nhiên điều trăn trở của mọi người đó là em Mến được đến viện chữa trị, phẫu thuật lại khuôn mặt vì em còn cả quãng đời phía sau nữa. Hiện tại vì khuôn mặt đó mà em không nhận được làm ở bất cứ đâu, người quen thì không sao chứ người lạ ai nhìn thấy em cũng xa lánh, nhìn với ánh mắt săm soi, khó chịu.

Nhưng cuộc sống của hai bố con đến cái ăn cũng thiếu nên việc đi phẫu thuật chỉ có trong giấc mơ của chị.
Nhưng cuộc sống của hai bố con đến cái ăn cũng thiếu nên việc đi phẫu thuật chỉ có trong giấc mơ của chị.

Về hoàn cảnh của gia đình bố con chị Mến, anh Hoàng Đình Ngọc  - tổ trưởng khu 2, thị trấn Gia Lộc, tỉnh Hải Dương xác nhận: “Từ nhiều năm nay gia đình bố con ông Đạo thuộc diện đặc biệt khó khăn, hai bố con đều là người tàn tật. Cuộc sống hiện tại của hai bố con rất khó khăn, nên mong các cấp các ngành giúp đỡ để gia đình đỡ vất vả hơn”.

Chị sợ gặp người lạ bởi cảm giác bị xua đuổi, rồi gọi bằng những cái tên không mấy thiện cảm.
Chị sợ gặp người lạ bởi cảm giác bị xua đuổi, rồi gọi bằng những cái tên không mấy thiện cảm.

Trở lại câu chuyện với chị Mến, vẫn cảm giác sợ sệt, chị bảo: “Ngày lâu rồi chị có được lên viện 1 lần, bác sĩ bảo chị có thể phẫu thuật nhưng không có tiền nên phải về nhà thôi. Giờ y học phát triển rồi, việc mổ cho chị có lẽ sẽ thuận tiện hơn nhưng chị không có tiền nên cứ kệ vậy em ạ. Có được 1 khuôn mặt bình thường là điều mà cả đời chị mơ ước nhưng chị sợ không dám nghĩ đến nhiều đâu vì nghĩ nhiều lại thấy buồn nhiều khi mình không làm được”.

Lụi cụi, chị lại một mình với cái dáng bé nhỏ và đôi mắt chực trào nước. Không dám nghĩ, không dám hi vọng bởi ước mơ được lên viện phẫu thuật với chị là điều mà chị nghĩ quá xa vời. Đi qua nửa đời người rồi, tôi chắc hẳn chị vẫn chưa ngày nào được “sống” theo đúng nghĩa bởi cái mặc cảm, tự ti và sự cô đơn bao phủ ... như ngày càng giết chết trái tim và tâm hồn chị. Nhiều đêm rồi chị mơ và đêm nay cũng thế được đặt chân vào cánh cổng bệnh viện ...

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1989: Chị Trần Thị Mến (Khu 2, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương)

Số ĐT: 0987.466.609 Số ĐT của anh Trần Khoa Tuấn - Cháu họ của gia đình ông Đạo, chị Mến.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)


Theo Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.