Nước mắt người cha ở bên ngoài phòng cấp cứu Bệnh viện K

Số phận An Phước từ khi sinh ra đã gắn liền với bệnh viện, đã không ít lần bố của Phước phải rơi nước mắt khi con chuyển vào phòng cấp cứu.

Số phận An Phước từ khi sinh ra đã gắn liền với bệnh viện, đã không ít lần bố của Phước phải rơi nước mắt khi con chuyển vào phòng cấp cứu.

Chỉ mong con mở mắt khi vào phòng cấp cứu

Tại phòng cấp cứu khoa Nhi (Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều), anh Tạ Ngọc Tiến (ở Nghệ An) đang thấp thỏm ở phía ngoài, ánh mắt đỏ hoe cố nhìn qua khe cửa hẹp để xem con đã tỉnh dậy chưa.

Trong lúc dõi theo từng diễn biến của con ở trong phòng bệnh, anh Tiến luôn miệng lẩm bẩm: “Phước ơi, mở mắt ra! Mở mắt ra đi con”. Cùng với câu nói lí nhí trong cổ họng đó, những ngón tay anh Tiến lại vê vê vào vạt áo, sau đó vội đưa lên gạt những giọt nước mắt lăn trên gò má.

nuoc mat nguoi cha o ben ngoai phong cap cuu benh vien k - 1

Mỗi khi con chuyển vào phòng cấp cứu anh Tiến luôn sợ con nhắm mắt.

Anh Tiến cho biết, con anh bị u nguyên bào thần kinh, đang điều trị hóa chất ở viện, nhưng do bị hạ đường huyết, sốt cao co giật hơn 4 tiếng đồng hồ nên phải đưa ra phòng cấp cứu.

Đây không phải là lần đầu tiên cháu Tạ An Phước (sinh năm 2015, con anh Tiến) bị co giật sốt cao như vậy. Anh Tiến kể rằng, có lần vừa điều trị hết đợt hóa chất, bác sĩ cho hai bố con về nhà nghỉ ngơi vài ngày.

Buổi chiều về đến nhà, tối vừa ăn xong bữa cơm, cháu An Phước lại sốt cao liên tục không thể hạ sốt được. Ngay lập tức hai bố con lại bắt xe quay ngược ra bệnh viện cấp cứu.

Sau những lần như vậy, trong suy nghĩ của anh Tiến luôn có những nỗi lo thường trực: "Tôi không biết con sẽ ở bên cạnh mình được bao nhiêu lâu. Chỉ cần biết con còn thở là sẽ còn hy vọng.

Để điều trị tiếp cho con, tôi dù phải bán đi tất cả các tài sản giá trị trong gia đình, vay mượn cầm cố ngân hàng, tôi cũng sẽ làm…”, anh Tiến xúc động nói.

nuoc mat nguoi cha o ben ngoai phong cap cuu benh vien k - 2

Đã 2 năm qua anh Tiến và con coi bệnh viện là nhà.

Đã có lúc tưởng con không trụ nổi

Được biết, An Phước là con thứ 2 trong gia đình, khi vừa mới chào đời An Phước đã bị ốm, sốt cao và phải điều trị tại bệnh viện ở Nghệ An. Sau đó, do bệnh nặng cháu được chuyển ra BV Nhi Trung ương.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Anh Phước bị viêm tai giữa, phải nằm điều trị liên tục 2 tháng mới được về nhà.

Tưởng chừng sau đợt điều trị đó mọi sóng gió sẽ qua đi, không ngờ về nhà được một thời gian anh Tiến phát hiện bụng con mình có 1 khối tròn bằng quả trứng di chuyển xung quanh bụng và liên tục chảy máu cam.

nuoc mat nguoi cha o ben ngoai phong cap cuu benh vien k - 3

Cháu An Phước có tiền sử bị bệnh viêm tai giữa.

Quá lo lắng cho sức khỏe của con, hai vợ chồng lại khăn gói ra Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám, lần này bác sĩ phát hiện An Phước mắc phải căn bệnh u nguyên bào thần kinh.

Kể từ đó đến nay, đã 2 năm trôi qua hai bố con anh Tiến coi bệnh viện là ngôi nhà thứ 2 và đã không ít lần tính mạng An Phước phải lách qua khe cửa hẹp, mới được bảo toàn.

“Lần đầu thực hiện phác đồ điều trị con truyền hóa chất bị nhiễm trùng máu sốt cao co giật 3 tiếng đồng hồ nằm trong phòng cấp cứu. Khi đó, gia đình cứ tưởng mất cháu”, anh Tiến nghẹn ngào kể lại.

Đến nay sau hơn 2 năm điều trị, bệnh tình của cháu An Phước vẫn chưa thể tiên lượng trước được điều gì.

Ngoài bị u nguyên bào thân kinh, cháu còn bị viêm tai giữa khá nặng và chưa điều trị khỏi dứt điểm được. Bởi vậy, mỗi lần cháu bị sốt gia đình lại vô cùng lo lắng, vì khi sốt cháu thường kèm theo co giật.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ điều trị cho cháu An Phước cho biết, thông thường sau mỗi đợt điều trị hóa chất cháu sẽ được gia đình đưa về nhà để chắm sóc, bồi bổ sức khỏe.

Theo vị bác sĩ này, sang tuần tới cháu Phước sẽ được chụp chiếu, kiểm tra tổng thể một lần nữa xem khối u có tiến triển nữa không. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị tiếp theo.

Trong trường hợp khối u nguyên bào thần kinh vẫn phát triển, chúng tôi sẽ phải chuyển sang BV Việt Đức để phẫu thuật.

U nguyên bào thần kinh là một bệnh ung thư phát triển từ các tế bào thần kinh được tìm thấy trong một số khu vực của cơ thể. Đối tượng hay mắc u nguyên bào thần kinh là trẻ dưới 5 tuổi.

Biểu hiện của bệnh rất đa dạng, như xuất hiện: Cục u mô dưới da, xuất hiện những vong tròn tối tương tự như vết bầm tím quanh mắt. Ngoài ra, một số biểu hiện khác cũng cần phải lưu ý ở trẻ đó là: sốt, đau lưng, giảm cân, đau xương…

Hiện nay, hầu hết các trường hợp u nguyên bào thần kinh, nguyên nhân chưa xác định được, vì thế khi có các biểu hiện trên cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám.

Điều trị u nguyên bào thần kinh tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bệnh, có thể điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và ghép tế bào gốc…

Theo Lê Phương (Khám phá)

U nguyên bào thần

bệnh viện K


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.