- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Quay cuồng" cảnh học online trong gia đình 8 người con ở Hà Nội: Đứa mượn điện thoại, đứa đi học nhờ, đứa tranh thủ học ké khi anh chị được ra chơi
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên vợ chồng chị Hồng, anh Trường không thể mua điện thoại cho đủ 6 người con học online trong lúc TP. Hà Nội đang giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19.
6 người con đang học online nhưng đứa mượn điện thoại, đứa đi học nhờ
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đầu năm học mới 2021-2022, nhiều tỉnh thành đã áp dụng việc tổ chức dạy và học trực tuyến cho học sinh, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nan giải nhất trong việc học online là tình trạng nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn không đủ thiết bị cho việc học.
Không máy tính hay điện thoại thông minh khiến nhiều học sinh, phụ huynh thậm chí là cả giáo viên lâm vào "thế bí" khi không biết làm cách nào để con em mình có thể đảm bảo kiến thức trong thời gian ở nhà chống dịch.
Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong gia đình vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng và anh Đỗ Công Trường (trú tại thôn Phú Hạng, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hiện, gia đình anh chị có 6 người con cùng học online ở nhà.
Trong câu chuyện với chúng tôi, chị Hồng kể, 2 vợ chồng chị sinh được 8 người con (1 người đã mất khi mới sinh được 22 ngày), đứa lớn đang theo học lớp 10 tại một trường cao đẳng dạy nghề ở trung tâm Hà Nội còn bé út năm nay 4 tuổi.
Trong 7 người con, chỉ riêng có đứa con út đang học mẫu giáo nên được nghỉ học do dịch bệnh. Còn lại 6 người con, đứa nhỏ nhất học lớp 2, rồi đến lớp 3, lớp 4, lớp 7, lớp 9, lớp 10 vẫn đang phải học online.
Ngôi nhà của gia đình vợ chồng anh Trường, chị Hồng
Trong 6 người con đang học online, chỉ có 3 người con gái lớn có điện thoại học tại nhà
"Mùng 2/9 vừa rồi, các trường thông báo về việc chuẩn bị đến ngày 6/9 các con sẽ học online nên gia đình phải sắm điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối internet để các con theo học. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn cộng thêm thất nghiệp do dịch Covid-19 nên đến ngày đi học các con vẫn chưa đủ máy tính, điện thoại", chị Hồng kể.
Theo chị Hồng, trong số 6 người con thì chỉ có 3 đứa có điện thoại học online, 3 đứa còn lại phải đi học nhờ nhà người quen hoặc tranh thủ giờ ra chơi của các chị để học ké vào.
Bé trai duy nhất học lớp 3 phải học ké tiết vào mỗi giờ ra chơi của các chị
Khi không có điện thoại thì chỉ biết nô đùa quanh nhà
Đứa con gái út lên 4 tuổi đang ở nhà nghỉ học do dịch Covid-19
"Sau khi biết được hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, thầy hiệu trưởng trường THCS Tân Phú đã nhờ bác bảo vệ mang vào nhà tôi 1 chiếc điện thoại thông minh để cho các con mượn theo học. Cộng với việc 2 vợ chồng tôi có 2 điện thoại là được 3 chiếc. 3 chiếc này là để cho 3 chị học lớp 7, lớp 9, lớp 10 học.
Còn 2 cháu lớp 2 và lớp 4 thì một cháu đi học nhờ nhà hàng xóm, một cháu học nhờ nhà người thân, bé trai học lớp 3 không có điện thoại tranh thủ các chị nghỉ giải lao giữa tiết thì vào học...", chị Hồng tâm sự.
Bản thân người mẹ sinh 8 con biết việc không đủ điện thoại cho các con học sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình theo học sau này nhưng do hoàn cảnh gia đình lúc này đang khó khăn nên không biết làm thế nào. "Giữa lúc dịch bệnh thực sự chúng tôi không đủ tiền để mua điện thoại cho các con. Hai vợ chồng vay mượn hàng xóm, anh em cũng nhiều rồi", chị Hồng buồn bã nói.
Với thu nhập ở mức bình thường, chồng làm xây dựng cho các nhà dân, vợ đi thầu sơn tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), khi chưa có dịch Covid-19, hai vợ chồng có thể lo đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình 9 người.
Chị Hồng nhiều lúc cũng chạnh lòng vì không thể lo đủ cho các con
Thế nhưng, kể từ khi có dịch, công việc 2 vợ chồng bị đình trệ nên cuộc sống ngày càng khó khăn hơn bởi việc lo cho các con ăn, sinh hoạt trong ngày là vô cùng tốn kém.
"Chi phí trung bình cho 1 ngày ăn của cả nhà khoảng 200 nghìn đồng, cộng thêm việc học hành của các con, ma chay, đình đám, thăm hỏi người ốm đau, bệnh tật cả nhà cũng lên đến hơn 10 triệu/tháng, đấy là đã tiêu vô cùng tiết kiệm. Nhiều lúc không đủ, chúng tôi lại phải vay mượn khắp nơi để lo cho các con", chị Hồng kể.
Ký ức những lần vượt cạn của người phụ nữ 31 tuổi
Trong ký ức của người phụ nữ 31 tuổi, việc sinh nhiều con cùng một lúc khiến vợ chồng chị cũng phải chịu những lời đàm tiếu không tốt. "Nhiều lúc người ta bảo nhà mày nghèo sao còn đẻ lắm thế, đẻ lắm như vậy lấy tiền đâu mà nuôi chúng nó", chị Hồng nói.
Nhưng bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu, 2 vợ chồng không ngừng cố gắng để có thể lo cho con khôn lớn, trưởng thành. Bởi theo chị, con cái là của trời cho, nhiều người ước mong còn không được nên 2 vợ chồng nếu có đẻ được bao nhiêu sẽ vẫn đẻ tiếp.
Chị Hồng nhớ lại, khi các con còn nhỏ thì rất vất vả. Năm 2017, khi đó mới sinh được 14 ngày chị đã ra quận Nam Từ Liêm để làm sơn, phụ sơn. Khi đó công trình đang thi công nhà 3 tầng, tôi vẫn leo phăm phăm 3 tầng ráo, nhiều người còn không biết mới sinh con xong.
Sinh bé thứ 8 sau 14 ngày chị đã phải đi làm
Giờ đây, 4 người con gái đã lớn và hiểu chuyện nên phụ giúp 2 vợ chồng chị rất nhiều, sáng đứa lớn dậy sớm lo cơm cho cả gia đình còn 3 đứa tiếp thì gọi các em dậy ăn sáng, đánh răng, rửa mặt, nếu bố mẹ có đi làm xa về nhà đến bữa đã có cơm, canh.
Sinh tới 8 người con thì có 6 đứa chị đẻ ở trạm xá còn 1 bé đẻ rơi ở nhà vào đúng đêm giao thừa năm 2016, 1 bé sinh tại Bệnh viện Việt Đức. Chị Hồng cho biết, sở dĩ sinh tận 8 người con bởi đa phần sát ngày sinh, chị mới biết mình bụng mang dạ chửa.
Bởi vậy, gia đình quyết không bỏ mà giữ con. Như vậy trung bình 1,5 năm, chị Hồng lại đẻ một đứa. Do sinh con liên tiếp cuộc sống lại khó khăn nên có bé chỉ 2 tuần tuổi chị đã tập cho con ăn bột dặm và khoảng 1 tháng sau đã cho ăn cháo.
Trong những lần vượt cạn, lần khó khăn nhất chính là lúc sinh bé thứ 6 năm 2014 (đang học lớp 2). Ngày đấy, theo giấy siêu âm chỉ còn 3 ngày nữa sinh thì chị bất ngờ toàn thân da chuyển màu vàng như nghệ, khó thở. Sau đó, chị được gia đình chuyển đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ thông báo chị bị thiếu hồng cầu, máu loãng nếu đẻ thì không giữ được mẹ.
"Lúc này, bác sĩ bảo gia đình làm giấy cam kết bởi đẻ có thể tử vong. May mắn, khi vừa ký giấy xong thì tôi cũng đẻ xong, 2 mẹ con khoẻ mạnh và được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai điều trị...", chị Hồng thở phào khi nhớ lại giây phút đó.
Vợ chồng chị Hồng sẽ cố gắng làm việc để nuôi các con lên người
Sau thời gian dài nằm Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ chẩn đoán chị Hồng mắc bệnh viêm gan E là căn bệnh hiếm gặp thời đấy. Điều trị bệnh khỏi được 60 - 70% thì chị xin về nhà vì lúc này không còn tiền để có thể tiếp tục chữa bệnh, tất cả vốn liếng 2 vợ chồng dành dụm đều đã chi tiêu hết và phải vay thêm 2 bên nội ngoại.
Khó khăn, vất vả là vậy nhưng chị Hồng vẫn luôn lạc quan, thậm chí bây giờ nếu mang bầu chị vẫn sẵn sàng đẻ tiếp bởi gia đình chị quan niệm "con cái là của trời cho". "Vợ chồng tôi mong mỏi nhất đó là các con khoẻ mạnh, bình an. Còn lại cuộc sống của các con chúng tôi sẽ cố gắng lo đủ", chị Hồng nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND xã Tân Phú cho biết, gia đình chị Hồng và anh Trường thuộc diện hộ cận nghèo tại địa phương. Trong năm vừa rồi, gia đình chị này được hưởng các chính sách hỗ trợ đối với người thất nghiệp vì Covid-19. "7 người con của gia đình chị Hồng đi học cũng được nhà trường, giáo viên tạo điều kiện giúp đỡ. Mỗi khi có mạnh thường quân về giúp đỡ, gia đình này đều được ưu tiên", vị Chủ tịch UBND xã Tân Phú thông tin. |
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
-
Thời sự17 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự19 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự19 giờ trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự2 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự2 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự2 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự3 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự3 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự3 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự4 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự4 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự5 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.