- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Quê mẹ ơi! Tết này con vẫn chưa thể về giữa cuộc mưu sinh...
Có những hoàn cảnh khó khăn, vẫn đành bám trụ lại nơi phố thành đô hội trong nỗi day dứt với quê mẹ...
"Điều kiện kinh tế không cho anh về"
"Tết nhất giá cả gì cũng lên, có muốn về cũng không về được. Kinh tế hạn hẹp, lại còn hai đứa con nhỏ, sao về đây hả chú em?" - anh Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1972, làm nghề bán kẹo bông dạo khu vực trung tâm Sài Gòn chia sẻ về lý do mình không về quê đón Tết.
Anh quê ở Thừa Thiên Huế, hồi đó nhà khó khăn, thôi thì gói ghém vào Sài Gòn tìm một công việc khấm khá hơn, nhưng tiếc thay: "Thời này bạc đãi thôi mình đi bán kẹo bông thôi chú em, cũng không gọi là đói khổ quá, chẳng qua là hơi cực, làm đủ ăn, nuôi con chứ không có dư. Bởi thế, Tết mà muốn về đốt cây nhang cho ông bà mà cũng xa vời quá".
Tính đến năm 2017 này thì anh Minh đã bán kẹo bông tròn 16 năm, anh kể: "Vào Sài Gòn năm 1994, lay lắt thì quyết gắn bó với nghề này từ năm 2001. Được cái Sài Gòn hậu đãi, dân tứ xứ như anh lưu lạc vào Sài Gòn cũng còn được bao bọc nên anh quý mảnh đất này lắm, năm nay không khá thì ráng Tết năm sau về".
"Nhiều khi cũng nhớ Tết ở quê nhà, nghĩ lại hồi đó nghèo chứ mà vui, giờ thì cũng vui nhưng có tiền mới vui, chứ dân buôn bán lề đường lay lắt như anh, gặp cảnh kinh tế hạn hẹp thì sao vui nổi".
"Tiền đâu mà về con!?"
"Tiền đâu mà về con!?" đó là câu trả lời chua xót của bà Trương Thị Lành khi được hỏi về Tết năm nay có về quê không. Được biết bà làm nghề bán hàng rong ở khu vực nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được 10 năm rồi, mỗi khi đến Tết thì lại lo lắng,ráng bán ngày, bán đêm dù tuổi đã già để mong đủ tiền về quê. "Nhưng mà năm nay ê chề lắm con ơi, không về được".
Quê bà ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, bà không biết năm sinh của mình chỉ biết là mình tuổi Thìn. "Ai hỏi tuổi, tui nói tui không biết vì người ta còn có Tết để đếm từng năm tuổi, còn tui, Tết có đâu, nhiều khi còn cực hơn ngày thường bởi vậy đầu óc đâu mà tính coi năm nay nhiêu tuổi, làm tới chết thì thôi cũng không chừng".
"Mọi năm cũng có dư chút đỉnh thì ra Tết về thăm mồ mã cha mẹ với nhỏ em gái vài ngày, còn năm nay kiếm tiền khó quá, tiền kiếm được không đủ về quê, thậm chí còn thâm hụt tiền hàng, nợ 6, 7 triệu, mà thôi cũng ráng bấm bụng gửi về cho nhỏ em gái vài đồng ăn Tết, với cái áo khoác tui mua cho nó, vài ba gói thuốc cho chồng nó, tội nghiệp, khổ cả nhà".
"Tui cũng có con, mà nó có chồng rồi ở dưới Thủ Đức, cũng khó khăn nên thôi tui đâu có đòi hỏi gì, đẻ nó ra không lo cho nó cuộc sống đủ đầy đã đành, mẹ nào đành đoạn ngửa tay xin tiền con chứ. Nên tui tự đi làm nuôi tui, Tết năm nay không có cái áo mới bận để đứng trước ông bà đốt nhang cho đỡ tủi, thôi nghèo mà, nhiều khi nhớ quê, tui khóc, già đầu mà còn khóc thiệt mất mặt" - bà Lành vừa nói vừa gượng cười.
"Giá cả leo thang, về quê mùa Tết tốn cả chục triệu, tiền đâu ra con hả?"
Bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, sinh năm 1957 chia sẻ về Tết của mình: "Làm gì có Tết mà chia sẻ con, buôn bán suốt kiếm đôi ba đồng sống qua ngày, nhưng may mắn Sài Gòn thương, bán cà phê bệt ở đây mấy chục năm rồi cũng chưa tới mức đói".
"Cha mẹ không còn, gia đình ly tán, người ở chỗ này, người ở chỗ kia, còn nguồn cội thì vẫn ở Thừa Thiên Huế, phải chi Tết này dư dả chút để về thăm quê cha đất mẹ cho đỡ nhớ, bao nhiêu năm rồi muốn mà có về được đâu".
"Không có nhiều tiền nhưng Tết nhất vẫn ráng gửi về cho mấy người anh chị em ngoài đó 3, 4 triệu để hương khói cho ông bà già, chăm lo mồ mả tổ tiên. Tiền thì không có thiệt, nhưng hiếu vẫn phải còn, phải giữ, sau này trời thương, kiếp sau không có khổ như vầy nữa, con ha!".
Vừa kể chuyện, bà vừa quét dọn con đường trong công viên trước Dinh Độc Lập để chuẩn bị buôn bán cho buổi tối, "thôi âu là cái nghiệp, giờ ráng mưu sinh cho qua ngày qua tháng chứ già rồi, biết làm gì khác đâu con".
"Đâu có nhà cửa gì ở quê, họ hàng nghèo khó, mình về đó cũng không có được gì"
Làm nghề bán thức ăn vặt như bánh tráng nướng, hồ lô nướng cũng ngót 4 năm rồi, chị Võ Thị Mai Trang đon đả vừa làm vừa nói về Tết: "Thi thoảng Tết cũng có về quê đốt nhang cho ông bà mà về trong ngày rồi lên à, nhà cửa gì ở dưới đâu mà ở lại em. Trên này chị còn tranh thủ buôn bán được, ở dưới vừa không nhà, vừa không làm gì ra tiền thì về chi lâu, mà đó là chuyện mấy năm trước, năm nay không có tiền chắc không về đâu", nói xong chị cười.
Chị kể thêm về hoàn cảnh của mình: "Chị chỉ có mẹ thôi, hồi đó mẹ cưới chồng, theo chồng bỏ quê lên Sài Gòn sống, tới khi có bầu thì chồng đánh quá nên mẹ chị bỏ đi khi cấn bầu được 4 tháng, từ đó tới nay, hai mẹ con nương tựa nhau sống, Tết nhất thì cũng tự nấu cơm ăn uống với nhau, đốt cây nhang tưởng nhớ ông bà rồi thôi".
Mẹ chị Trang là bà Võ Ngọc Hương, bà nói thời gian bỏ quê rồi bỏ chồng, ôm cái bụng bầu sống lay lắt, nghèo khổ, buồn tủi, Tết những năm đó bà không dám nghĩ về: "Thôi để nó trôi về quá khứ đi, giờ thấy con nó có hiếu cũng mừng, nghèo thì nghèo chứ hiếu đạo đàng hoàng thì ông bà trên kia không có bỏ, mẹ con sống với nhau vầy cũng vui rồi".
Bà kể thêm về Tết của hai mẹ con: "có quê nhưng không có nhà, mà có đứa em gái cũng thấy thương, Tết nó kêu về nhà nó đi, ở có chị, có em cho vui mà ngặt nỗi nhà nó cũng nhỏ xíu, con cháu ê hề, thì hai mẹ con về ngại lắm, ở trên này cũng được con ơi, Tết ở đâu thì nhà mình ở đó, lo gì, Sài Gòn thương người khó khăn cơ hàn lắm mà".
"Lo bán kiếm tiền đóng tiền học, về chi tốn kém anh ơi"
Nhìn gương mặt này ai mà ngờ được cô bé Nguyễn Thị Quỳnh, làm nghề bán đồ ăn vặt ở hồ Con Rùa chỉ mới 19 tuổi, tức là mới sinh năm 1997 thôi, em kể về Tết của mình: "Em cực kỳ thích Tết ở Đắc Lắc quê em, năm nào cũng vui hơn. Chứ ở Sài Gòn, Tết chán thấy mồ, chán là vì không có gia đình ở đây chứ ai có thì cũng không chán anh ha, em thì có năm về năm không, mà năm nay buôn bán ế nên không về".
Nghĩ chắc làm cái nghề này để mưu sinh kiếm sống thì thời giờ đâu mà đi học, tâm trí đâu mà tới trường, vậy mà khi được hỏi nghỉ học bao lâu rồi, cô bé tròn xoe mắt đáp: "Gì anh? em còn đi học, em mới vô năm nhất đại học Văn Hiến, đó cũng là lý do Tết này em không về đó, kiếm tiền để đi học chứ, gom hết về quê tiền đâu mà qua Tết đi học".
"Nhớ Tết ở quê chết luôn em ơi, mà bỏ về ăn Tết thì vợ con lấy gì sống"
35 tuổi, anh Đỗ Văn Khang, quê Sóc Trăng chia sẻ về nỗi niềm ngày Tết của mình: "Nhớ Tết ở quê muốn chết em ơi, mà năm nay khó khăn, buôn bán ế, tiền gửi về nhà còn không có sao dám nghĩ tới chuyện về quê ăn Tết đây".
"Ngày xưa ở quê nghèo lắm, anh làm đá hoa cương mà không có ăn nên bỏ lên Sài Gòn kiếm sống, mới đây mà lẹ ghê, 10 năm rồi đó, anh bán bánh mì dạo này thì cũng được 7 năm rồi, bán từng ổ, tính từng đồng, cắt củm cuối năm gửi về cho vợ con ở quê ăn Tết" - anh Khang chia sẻ về hoàn cảnh của mình.
Anh còn nói thêm, thời buổi già cả cái gì cũng lên, vậy mà ăn bán ổ bánh mì thịt không là thịt người ta còn bĩu môi chê mắc chê rẻ: "Riết sao thấy khó sống quá em, vậy đó hỏi sao năm nay anh ở lại Sài Gòn bám trụ, tiền, tiền, tiền, tối nào cũng nghĩ về nó mà đau đầu ghê".
"Tết nhất với anh cũng không có gì, mùng một gọi về hỏi thăm vợ con, kêu vợ thắp dùm anh cây nhang cho ông bà chứ trên Sài Gòn này anh ở trọ, đốt cây nhang cũng khó lắm chứ bộ giỡn sao. Mà được cái Sài Gòn thương, Tết biết mình nghèo khó, không về được là tự nhiên buôn bán được lắm, gặp toàn người tốt không thôi, cũng mừng", anh Khang tâm sự.
"Muốn ra Tết đi chơi thì phải chịu khó kiếm tiền, lớn rồi đâu có ngửa tay xin tiền ba mẹ được"
Học chuyên ngành kiến trúc cảnh quan tại trường đại học Kiến Trúc Tp.HCM mà lại có niềm đam mê với thiết kế đồ họa, nên bạn Lê Huỳnh Mai Phương tận dụng sở thích của mình để thiết kế những bao lì xì vô cùng xinh này để bán Tết, "Vừa thỏa được đam mê sở thích, vừa có chút tiền xài Tết bạn ơi".
Đây là những bao lì xì do chính tay Mai Phương thiết kế, nhuộm đầy màu sắc Tết con gà, Tết sum vầy vậy mà Phương chưa về được: "Cũng buồn vì bạn bè về hết rồi, thôi, mình thích thì mình làm chứ tính ra cũng cực thấy mồ, một phần cũng có đám bạn chơi chung, năm nào cả bọn cũng rủ nhau thiết kế, in bao lì xì đem bán, ra Tết cả bọn rủ nhau đi chơi, chứ không đứa nào xin tiền ba mẹ hết".
"Cũng hứa với mẹ là Tết năm nay về thiết kế lại cho mẹ cái gian bếp, ba sẽ theo bản vẽ mà làm lại cho mẹ vừa lòng, vậy mà giờ còn ngồi đây chưa biết khi nào về", bạn Mai Phương hào hứng kể nhưng mắt vẫn đượm quện nỗi buồn xa quê.
Bạn Mai Phương còn chia sẻ về Tết ở quê nhà, "mình quê ở Bình Dương, tính ra cũng gần Sài Gòn, mà nếu Tết về nhà là thấy khác lắm, không biết là do tâm lý hay sao chứ Tết Sài Gòn thưa thớt vắng vẻ không vui, trong khi ở quê nhà thì gia đình sum vầy, ai nấy cũng hạnh phúc hết. Mà nói vậy chắc nhiều bạn người Sài Gòn phản đối đó, đừng hiểu lầm Phương, ý Phương là Tết ở đâu có gia đình mình mới là vui nhất".
"Về là quà cáp mười mấy triệu, luôn tiền xe đi lại, không có tiền đâu con"
"Chú là người con đất Bắc, quê ở Nam Định, Hà Nội, hồi xưa gia cảnh ở ngoài đấy khó khăn, gia đình làm nông, quanh quẩn ruộng đồng nên không đủ ăn, vậy là năm 2000 chú khăn gói vào Sài Gòn, đẩy xe cháo lòng, bán dạo kiếm sống", chú Phạm Xuân Hùng, 53 tuổi chia sẻ.
Chú vừa bán vừa kể về Tết của mình, "Tết nhớ nhà lắm, nhớ cái Tết lành lạnh của miền Bắc, 16, 17 năm nay thèm khát trở về mà hoàn cảnh kinh tế không cho phép, chú phải làm trả nợ cho nhà nữa."
"Hên là vừa trả xong nợ trong năm nay, không có dư đồng nào nên chưa về được, hy vọng năm sau ước mong của chú thực hiện được, chứ nhớ Tết Hà Nội không chịu nổi cháu ạ".
-
Thời sự17 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự19 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự19 giờ trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự2 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự2 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự2 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự3 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự3 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự3 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự4 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự4 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự5 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.