Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng "ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà"

Câu chuyện bắt đầu từ chính những tổn thương thể xác và tinh thần của cả anh Cường và chị Đào cách đây nhiều năm.

Hoàn cảnh số phận của anh Dương Văn Cường (quê Thái Nguyên) và chị Nguyễn Thị Đào (quê Lạng Sơn) hiện đang điều trị tại bệnh viện 108 Hà Nội đang là câu chuyện được nhiều người quan tâm. Bởi qua đó, người ta tìm thấy điều gọi là tình yêu, tình thương và nghị lực sống kiên cường.

Hình ảnh người vợ khuyết tật, đi lại bằng đầu gối trên đôi dép cao su sờn rách tất bật sớm tối chăm chồng nằm liệt trên giường bệnh đã khiến các bác sĩ, y tá và nhiều bệnh nhân đang điều trị ở BV 108 rơi nước mắt.

Câu chuyện bắt đầu từ chính những tổn thương thể xác và tinh thần của cả anh Cường và chị Đào cách đây nhiều năm.

Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 1.

Anh Cường và chị Đào là cặp vợ chồng đặc biệt nhất tại BV 108 những ngày vừa qua.

Vốn là một thanh niên trai tráng khỏe mạnh, có một gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con khôn, thế nhưng vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng cách đây 14 năm đã khiến anh Cường gần như trở thành ‘người bỏ đi’. Vụ tai nạn khiến anh bị đứt ruột, hỏng một bên thận, gãy 2 xương sườn và liệt tủy sống. Cũng từ đó, sức khỏe của anh Cường giảm sút, không thể lao động nặng nhọc, suốt một thời gian dài phải nằm ở nhà dưỡng thương.

3 năm sau tai nạn, người vợ đầu gối tay ấp nhẫn tâm bỏ anh cùng với hai đứa con thơ dại đi tìm cuộc sống mới. Mãi sau này anh Cường mới biết, người phụ nữ đã bỏ cha con anh và sang Trung Quốc lấy chồng, dù lòng thắt đau nhưng anh đành ngoảnh đầu đi, không dám níu kéo bởi cơ thể không còn lành lặn của mình. Sau này, khi sức khỏe ổn định, anh gượng đứng lên để kiếm tiền nuôi con, chăm sóc gia đình.

Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 2.

Anh Cường từng là một chàng trai khỏe mạnh, nhưng nay lại thường xuyên ra vào BV để điều trị.

Cũng từng qua một lần đò như anh Cường, số phận của chị Đào cũng khiến những người xung quanh nghẹn lòng. Bị tật nguyền bẩm sinh, cuộc sống sinh hoạt đời thường của chị Đào khó khăn từ bé, khổ không kể đâu cho hết.

Năm 20 tuổi, chị được phẫu thuật chữa bệnh, và may mắn đến khi chị có thể tự bước đi trên đôi chân của chính mình. Cũng nhờ đó, chị đã tìm được người đàn ông yêu thương để cùng dựng xây tổ ấm với 2 đứa con nhỏ. Những tưởng cuộc sống đã êm đẹp thì 10 năm sau, vết thương của chị bị nhiễm trùng, phải cắt bỏ ngang bắp chân. Đúng lúc này, chị bị người chồng đầu ấp tay gối xua đuổi rồi bỏ đi để lại chị cùng hai con nhỏ.

Cũng như anh Cường, chị Đào mưu sinh bằng nghề bán tăm từ thiện. Duyên trời ấn định, hai anh chị lại gặp nhau và trao cho nhau tình yêu thương chân thành, để lại phía sau vết thương lòng một lần lỡ dở.

Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 3.

Người đàn bà từng lỡ dở hạnh phúc chỉ vì đôi chân không còn lành lặn.

Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 4.

Cảnh bèo nước gặp nhau, hai anh chị đem lòng yêu thương rồi nên duyên vợ chồng.

Trò chuyện với PV, anh Cường và chị Đào chia sẻ, cuộc hôn nhân của anh chị không nhận được sự ủng hộ của cả hai bên gia đình. Một phần cũng vì hoàn cảnh éo le của cả 2, một phần vì lo sợ không biết tương lai của những đứa trẻ rồi sẽ ra sao khi cả hai vợ chồng anh chị đều bệnh tật.

Vượt qua tất cả lo lắng, sợ hãi, dị nghị, anh Cường và chị Đào vẫn quyết tâm đến với nhau, dựa vào nhau để sống. Ngày ngày anh chị rong ruổi khắp đường phố cùng với chiếc xe lăn tự chế đi hát rong bán vài món đồ lặt vặt kiếm sống qua ngày.

Cả hai đều ước ao khi có đủ vốn sẽ trở về quê nhà sắm một cửa hàng tạp hóa nho nhỏ nuôi con. Thế nhưng, có lẽ điều ước này của cả hai vợ chồng khó lòng thực hiện được.

Bệnh tình của anh Cường ngày một nghiêm trọng, phải xuống Hà Nội chữa trị…rồi ở riết trong viện, ăn cơm viện mãi thành quen, thay luôn cả bữa cơm nhà. Chị Đào cũng xuống Hà Nội, ngày ngày tất tả chăm sóc chồng bằng đôi chân không còn lành lặn. Khi nào bệnh của anh thuyên giảm, chị lại lê đôi chân tật nguyền rong ruổi khắp nơi bán vài món đồ lặt vặt kiếm tiền.

Đôi chân của chị vì thế mà có thể khó giữ được nếu tiếp tục rong ruổi khắp nơi như hiện tại.

Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 5.

Chị đi lại bằng đôi dép đặc biệt tự chế dành riêng cho mình.

Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 6.
Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 7.
Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 8.

Chị Đào tất tưởi chăm chồng trên đôi chân không nguyên vẹn

Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 9.

Cảnh chị Đào chăm sóc chồng trên giường bệnh khiến ai cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc giản đơn.

Ở BV, chị Đào là vợ, cũng là y tá riêng cho chồng. Chị như vậy, nhưng lại rất nhanh nhẹn, có thể thay băng cho anh mà chẳng cần đến bác sĩ, y tá. Chỉ khi nào nghĩ về tương lai, hai anh chị mới buồn buồn, còn hiện tại, chỉ cần ở bên nhau là hai người luôn vui vẻ, lạc quan chuyện trò.

Hoàn cảnh đáng thương của hai anh chị nhận được sự cảm thông của nhiều người. Câu chuyện ấy còn là động lực, truyền cảm hứng cho nhiều người đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn cũng như chênh vênh về niềm tin trong cuộc sống.

Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 10.

Những lúc anh nằm ngủ, chị Đào tranh thủ thêu tranh bán để kiếm tiền.

Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 11.

Hai anh chị đều mất một nửa đôi chân… nên chiếc giường bệnh không bị quá trật trội.

Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 12.

Đứa con trai anh Cường được nghỉ hè lên viện thăm bố, những bé còn lại vừa đi làm, vừa ở nhà chăm em.

Rơi nước mắt nghe chuyện đời của cặp vợ chồng ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà - Ảnh 13.

Ước mơ của vợ chồng anh chị có một cuộc sống bình thường dường như là không thể khi chị Đào mất đi đôi chân.

Theo Trí Thức Trẻ 

bệnh viện

tật nguyền


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.