Tác giả từ điển giải nghĩa nhà báo là người 'thất nghiệp, ăn bám'

Cuốn từ điển Từ ngữ Nam Bộ giải nghĩa "nhà báo" là người không có việc làm, ăn bám gia đình. Tác giả giải thích đây là nghĩa bóng, không chỉ những người làm nghề báo.

Cuốn từ điển Từ ngữ Nam Bộ giải nghĩa "nhà báo" là người không có việc làm, ăn bám gia đình. Tác giả giải thích đây là nghĩa bóng, không chỉ những người làm nghề báo.
Nhiều người đọc cuốn Từ điển Từ ngữ Nam Bộ của tác giả Huỳnh Công Tín do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007 không khỏi bất ngờ với cách giải nghĩa và dẫn liệu về nhà báo.

Theo nội dung cuốn sách, nhà báo được diễn giải là những người không có công ăn việc làm, thất nghiệp, đang ăn bám vào gia đình.

"Ra trường rồi ở nhà làm nhà báo chớ có làm được gì đâu", cuốn từ điển dẫn một ví dụ.

Tác giả từ điển giải nghĩa nhà báo là người thất nghiệp, ăn bám-1
Định nghĩa về nhà báo trong cuốn Từ ngữ Nam Bộ của tác giả Huỳnh Công Tín.

Trao đổi với Zing, tiến sĩ Huỳnh Công Tín cho hay để nói về những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, người miền Nam hay dùng từ ký giả hơn là nhà báo. Định nghĩa nhà báo trong cuốn từ điển được hiểu theo nghĩa bóng chứ không chỉ những người làm nghề báo.

Mục đích ra đời của cuốn từ điển nhằm giải nghĩa những từ ngữ được dùng trong đời sống hàng ngày của người Nam Bộ. Từ nhà báo được ông Tín đưa vào từ điển vì ngoài nghĩa chỉ một nghề nghiệp được nhiều người biết đến, người miền Nam còn dùng từ nhà báo theo một nghĩa khác. Trong cuốn sách, ông cũng chú thích rõ đây là danh từ và được hiểu theo nghĩa bóng.

"Tôi giải nghĩa từ nhà báo theo nghĩa 'không có công ăn việc làm, báo cha, báo mẹ' để những người vùng miền khác khi nói chuyện với người miền Nam sẽ hiểu rõ hơn, tùy vào ngữ cảnh câu chuyện. Nếu nói về những người làm báo thì tôi không đưa vào cuốn từ điển này", ông Tín giải thích.

Ông Tín cho biết thêm từ điển này không dẫn liệu theo kiểu lấy một phát ngôn toàn dân, rồi thay thế một từ nào đó bằng một từ ngữ Nam Bộ. Vì thế, trong dẫn liệu có thể có yếu tố chệch chuẩn toàn dân nhưng lại đúng chuẩn lời nói Nam Bộ.

"Người vùng miền khác khi nghe định nghĩa này có thể bất ngờ, nhưng với người miền Nam, từ nhà báo được dùng theo nghĩa bóng rất phổ biến", ông Tín nói.

Tiến sĩ Huỳnh Công Tín nguyên là giảng viên bộ môn Ngữ văn ở Đại học Cần Thơ, hiệu trưởng Đại học Võ Trường Toản, phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Sau nhiều năm tìm hiểu về văn hóa Nam Bộ, ông cho ra mắt cuốn Từ điển Từ ngữ Nam Bộ dày 1.392 trang, có khoảng 20.000 từ. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 2007 (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội) và tái bản năm 2009 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia).

Từ điển giải thích ngữ nghĩa và dẫn liệu từ lời nói của người Nam bộ trong cuộc sống. Ngoài ra, tác giả còn trích dẫn tác phẩm văn học của các nhà biên khảo, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng để đưa vào cuốn từ điển.

 

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/tac-gia-tu-dien-giai-nghia-nha-bao-la-nguoi-that-nghiep-an-bam-post1326489.html?fbclid=IwAR2VFZYNuKjyXo6R8lASNoXiNjQ4evd_uf5YIstfJnFvfiTXMvI5YV11TF8

nhà báo


Thông tin bất ngờ vụ nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”
Nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn” đang làm việc với cơ quan chức năng thì lấy lý do sức khoẻ nên xin dừng buổi làm việc, cơ quan chức năng sau đó nhiều lần mời nhưng người này không lên làm việc.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.