Thầy Đỗ Việt Khoa: Bây giờ tôi mới thấy mình dại

Đúng rồi. Tôi buông xuôi! Tính đến nay anh đã đấu tranh 4 năm rồi đúng không? Đúng vậy. Đã 4 năm rồi!

Ngày 7/5/2010, thầy giáo Đỗ Việt Khoa viếtđơn xin ra khỏi ngành. "Tôi  đầu hàng. Tôi buông súng. Tôi thất bại. Tôithương vợ thương con tôi quá. Bây giờ tôi mới thấy mình dại. Nhưng nếu chotôi làm lại có lẽ tôi vẫn làm thế vì đó là tính cách của tôi mất rồi...".Vâng. Đó chính là những lời tâm sự vô cùng chua chát của thầy giáo Đỗ ViệtKhoa.

Đúng rồi. Tôi buông xuôi!

Tính đến nay anh đã đấu tranh 4 năm rồi đúng không?

Đúng vậy. Đã 4 năm rồi!

Thầy Đỗ Việt Khoa: Bây giờ tôi mới thấy mình dại

Anh đã thấy mệt mỏi chưa?

Mệt. Mệt đến bã người ấy chứ.

Vậy anh viết đơn xin nghỉ làanh buông súng đầu hàng?

Đúng rồi. Tôi buông xuôi. Nhưng tôi buông xuôi là do sự buông xuôi của Bộ dẫnđến cấp trực thuộc làm càn. Chính những tồn tại ở trường tôi là hậu quả sự nétránh của Bộ.

Thế anh đã buông xuôi rồi thì anh còn định quay ra "mắng yêu" Bộ GD&ĐT làm gì?Đã buông xuôi thì cứ thả trôi thôi. Kệ nó đừng quan tâm nữa!

Thực ra là mình dù buông xuôi nhưng vẫn muốn mọi người, muốn dư luận biết cáithực trạng ấy là do đâu. Mọi người cũng cần phải biết vì sao mà mình buông xuôivà mình đang đấu tranh với ai!

Thầy Đỗ Việt Khoa: Bây giờ tôi mới thấy mình dại
Tớ cũng đã tính kế rồi. Nếu mà bị đuổi và tớ xách dép chạy thì chẳng được cái đồng lẻ nào.

Tôi xin lỗi được ngắt lời anh.Trường anh chỉ là một cái trường nhỏ  xíu với những tồn tại, bất cập có thểgiống tất cả các trường khác trên toàn quốc. Anh đấu tranh đã 4 năm cũng chẳngkhiến nó thay đổi gì. Bây giờ anh còn định đấu tranh vì Bộ Giáo dục đã tồn tạiquá nhiều bất cập thì...

Thì có phải cuộc chiến nào cũng thắng lợi đâu.

Vậy cho đến giờ anh đã nhận thấy mình thất bại chưa?

Thất bại rõ! Thất bại của tôi là do lãnh đạo ngành. Họ thờ ơ. Họ dung túng. Họné tránh. Họ nể nang các mối quan hệ. Họ không dám xử lý vấn đề. Thất bại nàykhông của riêng tôi. Nó là của nhiều người nhưng chỉ có điều họ không ra mặt nhưtôi mà thôi.

Thế thực lòng anh có muốn ra khỏi ngành không?

Thực lòng thì không! Nhưng hoàn cảnh đẩy tôi vào thế đành phải xin ra khỏingành. Làm đơn xong mà thấy trong người rất vấn vương.

Cò cưa với Bộ trưởng

Khi anh viết đơn xin nghỉ việc anh nghĩ như thế nào?

Cái đơn đó chỉ là giọt nước tràn ly của buổi làm việc giữa tôi với Bộ GD&ĐT.

Vậy nếu không có buổi làm việc đó thì sao?

Nếu không có buổi làm việc đó thì sẽ còn cò cưa với Bộ trưởng.

Cò cưa? Anh nghĩ sẽ  cò cưa gì với Bộ trưởng?

Tôi muốn xin ông ấy một việc thôi. 4 năm qua mọi người cứ bảo tôi cậy thế  Bộtrưởng nhưng tôi chẳng cậy cái gì cả. Tôi chỉ có nhắn tin xin Bộ trưởng chothanh tra bộ xử lý vụ việc của trường tôi. Tôi làm vậy để người ta nhìn vào đónhư  một cái gương và người ta không dám làm càn nữa. Nhưng xin thế mà cũngchẳng ăn thua gì thì...

Vậy cái giọt nước làm tràn ly mà anh nói tới đó là cái gì?

Các thầy, các cô ở Bộ khuyên tôi nhiều lắm. Đâu khoảng 7 hay 8 điều gì đó. Toànlời khuyên hay nhưng mà những lời khuyên này chắc là không dùng được trong thựctế trường mình và sự việc của mình. Nghe nẫu ruột lắm.

Anh có thể kể lại lời khuyên nẫu ruột nhất hôm đó không?

"Thầy Khoa nên xem lại phương pháp đấu tranh của mình. Vì sao đấu tranh chưađược mọi người ủng hộ? Vì sao đấu tranh lâu thế mà chưa có hiệu quả?". Nói thìcó thể dễ nhưng xin thưa các thầy cô là phương pháp gì? Phương pháp của tôi làchẳng có mưu có mẹo, có vòng vo gì cả.

Sao anh không nhờ, không hỏi xin các thầy cô ở Bộ phương pháp đấu tranh luôn?

Tôi cũng không hỏi thế. Vì kết luận của buổi làm việc lại giao sự việc này chothanh tra Sở giải quyết. Tôi buồn. Tôi nản quá. Bộ lại chuyển về Sở. Mà Sở thìđã nhận của tớ (thầy Khoa đổi cách xưng hô) không biết bao nhiêu cái đơn rồi. Từtháng 5/2009 đến nay, tớ đã nhiều lần gửi đơn lên Sở nhưng đều không nhận đượctrả lời.

Thế là anh chán?

Tớ chán quá rồi. Thế này đúng là cái bệnh đùn đi đùn lại. 

Ngẫm lại mới thấy mình dại quá

Vậy anh viết đơn xin ra khỏi ngành khi nào sau sự kiện "giọt nước tràn ly"ấy?

Tớ gặp Bộ chiều ngày mùng 7/5 thì sáng hôm sau tớ viết đơn. Tối hôm đó tớ nằmnghĩ suốt đêm rồi mới đưa ra quyết định đó.
 
Anh có nói thực sự không muốn ra khỏi ngành. Anh vẫn muốn được đi dạy, vẫnđam mê và tâm huyết với ngành giáo dục?

Thì tôi cũng đã nói rồi. Sự nó thế thì đành phải thế. Tôi nói thẳng là nếu tớkhông xin ra khỏi ngành thì trước sau gì họ cũng tìm cách đuổi mình ra khỏi ngôitrường đó. Vậy nếu đằng nào họ cũng kiếm cớ để đuổi mình thì mình xin nghỉ trướccòn hay hơn là bị đuổi.

Cái đêm anh suy nghĩ, toan tính cho việc viết lá đơn xin ra khỏi ngành ấy anhcó nghĩ đến vợ, đến con? Anh có nghĩ đến trách nhiệm của anh phải làm tròn bổnphận kiếm tiền để nuôi hai đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn không?

Tớ cũng đã tính kế rồi. Nếu mà bị đuổi và tớ xách dép chạy thì chẳng được cáiđồng lẻ nào. Mất gần 20 năm đóng bảo hiểm mà để bị đuổi thì mất hết à. Đó làtiền mồ hôi nước mắt của mình thì mình cứ lấy thôi.

Thực sự là mình cũng trăn trở rất nhiều. Mình cũng có tâm sự với vợ là nếu mìnhmà đã bị đuổi việc thì chẳng có ma nào dám nhận mình về làm nữa. Ngẫm lại mớithấy mình dại quá. Mình đi làm một cái việc chẳng có ích lợi gì cho bản thân.Mỗi lần bực dọc thì vợ con lại là người gánh chịu. Bây giờ nghĩ lại thấy thươngvợ thương con quá. Nếu có trường nào nhận mình về dạy thì mình cũng sẽ yên ổn màdạy thôi chẳng chống tiêu cực nữa.

Vì sao vậy?

Thì thiên hạ Việt Nam mình ghét cái trò kiện cáo lắm. Người ta có ác cảm vớingười kiện cáo. Bản thân tôi thấy người kiện cáo cũng không thích. Tôi cũng muốntrốn. Nhưng do trốn không được nên tôi đành phải chịu.

Sao lại không trốn được?

Tôi quá thuộc cái câu "Tránh voi chẳng xấu mặt nào"! Sau sự kiện năm 2006 tôichỉ muốn dạy học yên ổn. Nhưng tình hình của cái trường tôi nó quá đặc biệt. Tôimuốn tránh không cho tránh thì đành phải chiến đấu thôi. 

Bại trận thẳng cẳng

Bây giờ đặt giả sử anh được "ân chuẩn" cho ra khỏi ngành, anh sẽ làm gì để kiếmtiền nuôi thân chứ chưa nói tới chuyện nuôi vợ, nuôi con?

Mình gửi đơn xin nghỉ việc mà giấu vợ, giấu con đấy chứ. Bà ấy có biết đâu. Đếnhơn tuần sau thì mình mới nói: "Đã viết đơn xin nghỉ việc rồi. Chán đấu tranhrồi." Bà ấy cũng tiếc rẻ bảo: "Dạy bao nhiêu năm nay rồi mà giờ phải nghỉ. Nhưngcăng thẳng thế này thì anh cũng về quách nó đi cho xong. Nhưng trước khi về anhcũng phải làm cho ra nhẽ trắng đen. Chứ cứ để thế này mà về thì coi như là anhbại trận thẳng cẳng rồi".

Anh bảo sao?

Thì mình bảo: "Thôi, chẳng ai "dũng cảm" như mình đâu. Chẳng ai muốn nhận mìnhvề công tác đâu. Tôi xin nghỉ rồi thì ở nhà rau cháo mà nuôi nhau thôi. Chứ nóithật là tôi cứ cố "bám trụ" lại ở bên trường một hai năm nữa không khéo thầnkinh thì đứt". 

Nếu nghỉ ở nhà, anh sẽ làm gì?

Tạm thời lúc này thì đang dư thừa một lao động. Mình chẳng có việc gì làm vàcũng chưa biết sẽ làm được gì ngoài việc đi dạy học.

Thế hóa ra anh đang sống một cuộc"đời thừa" à! Sao anh không tranh thủ viếtthêm tác phẩm mang tên "Đời thừa tập 2"?

(Cười mỉa) Đời thừa à. Nghe cũng quen quen nhỉ. Thấy bắt đầu giông giống cuộcđời mình rồi đây.

Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người đã và sẽ vẫn ủng hộ cho những việc anh đã làm.Không phải ai cũng dám làm như  vậy. Có thể anh nhận phần thiệt thòi về  mìnhnhưng tôi hy vọng và tin rằng người tốt như  anh sẽ được đền bù xứng đáng. Xincảm ơn anh về buổi trò chuyện này.

Theo Bee




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.