- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Theo “đại ca” vùng biên đột nhập “điểm đen" buôn lậu
Mỗi chuyến hàng lậu trị giá cả trăm triệu đồng được tuồn vào Việt Nam mỗi ngày. Tuy nhiên, không đột nhập vào sào huyệt tại đây thì khó có thể tưởng tượng được những gì diễn ra tại đây.
Mỗichuyến hàng lậu trị giá cả trăm triệu đồng được tuồn vào Việt Nam mỗi ngày. Tuynhiên, không đột nhập vào sào huyệt tại đây thì khó có thể tưởng tượng đượcnhững gì diễn ra tại đây.
Thường ngày cung đường từ TP. Hạ Long đi cửa khẩu Móng Cái(Quảng Ninh) dài hơn 180km tấp nập xe container nối đuôi nhau qua lại. Tuynhiên, mấy tháng nay con đường này vắng vẻ lạ lùng. Nhiều người dân chobiết, việc cấm biên và tình hình kinh tế khó khăn là nguyên nhân chính dẫnđến sự ảm đạm này. Tuy nhiên, ai biết được, đằng sau sự vắng vẻ bề ngoài đó,hoạt động buôn lậu ở Móng Cái vẫn “nóng” từng ngày.
Sóng ngầm buôn lậu vùng biên
Tại cửa khẩu Móng Cái những ngày đầu tháng 6, các lái buônđang thủ thỉ cầu chuyện: "Ôm hàng lậu từ biên giới về Việt Nam vào dịp nàylà dễ nhất...". Để tìm hiểu thực hư thông tin này, chúng tôi vào vai ngườiđi tìm “hàng” lân la làm quen với những thương lái tại cửa khẩu. Sau này,chúng tôi cảm thấy kinh hoàng khi tận mắt chứng kiến cảnh mua bán trong thếgiới ngầm của buôn lậu. Quả thật, nếu là người “ngoại đạo thì chắc hẳn khôngthể nào biết hết được những mánh khóe của dân buôn chuyên nghiệp này”.
Đồ điện tử được bày bán la liệt với đủ chủng loại. |
Để thâm nhập vào điểm nóng vùng biên, chúng tôi theo chânLong, một “trùm” buôn lậu có số má ở khu cửa khẩu Móng Cái. Nhà Long nằmkhuất trong một con đường nhỏ cách cửa khẩu chừng 2 km. Ngôi nhà 5 tầngđẹp chẳng kém gì một biệt thự ở thành phố. Riêng tầng 1 của tòa nhà nàyđược thiết kế làm kho chứa hàng. Tất cả đều là hàng nhập lậu từ bên kiabiên giới. Cửa sắt được thiết kế chuyên nghiệp đến nỗi xe ôtô có thể laothẳng vào trong nhà “ăn, nhả hàng”.
Lúc chúng tôi đến, từng thùng linh kiện điện tử được chuyểnlên xe. Vừa nhả khói thuốc Long vừa chậm rãi nói: "Hải quan bây giờ làm chặtlắm. Hôm trước thằng em vợ vừa bị tóm lô hàng mấy trăm triệu đồng". Chưa đầy15 phút, cả mười mấy thùng hàng (điện tử, điện thoại) đã được chất lên xe.Long bảo, số hàng của hắn trị giá hơn 300 củ (triệu đồng). Cửa sắt được mở,xe lao ra khỏi nhà hòa lẫn dòng người và xe cộ đang hối hả ngược xuôi.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, Móng Cái từ lâu đã được giới buônlậu chọn là nơi tập kết của những mặt hàng như điện tử và đồ gia dụng. Hàngđược chuyển qua biên giới bằng nhiều con đường (chủ yếu là bất hợp pháp) rồiđưa về tập kết tại thành phố. Khu vực cửa khẩu Móng Cái sôi động và nhộnnhịp bởi hệ thống gồm các chợ trung tâm, chợ 1, chợ 2, và chợ Vinh Cơ với đủthứ đồ dùng từ bên kia biên giới (chợ hầu như không có hàng Việt Nam - PV).Chợ được các nhà thầu Trung Quốc đầu tư, xây dựng và cho các chủ hàng thuêlại. Điểm tiêu thụ chủ yếu hàng nhập lậu từ Móng Cái là Hải Phòng, Hà Nội.Một lượng khá lớn chuyển vào Vinh (Nghệ An). Thâm chí, những mặt hàng "độc"còn được đưa vào tận miền Nam.
Theo lời kể của Long, khó nhất là việc đưa hàng qua được biêngiới là trót lọt, còn việc vận chuyển hàng từ điểm tập kết đi tiêu thụ làchuyện dễ như... trở bàn tay. Buôn lậu ở đây không hoạt động theo hình thứcnhỏ lẻ như ở một số tỉnh biên giới khác mà tất cả đều có đường dây, có tổchức. Thường mỗi nhóm buôn lậu có một người cầm đầu, phía dưới là 15 - 20“đệ tử”. Mọi hoạt động của nhóm đều do “trùm” điều khiển thông qua điệnthoại di động hoặc những “chân rết” riêng. Thông tin về những đợt truy quétcủa lực lượng quản lý thị trường luôn được các “chân rết” cập nhật từng giờ.Theo ghi nhận của chúng tôi, hàng tập kết không nằm lâu quá 2 ngày tại điểmtập kết. Vì vậy, dù có nhận được thông tin, hải quan và quản lý thị trườngkhó có thể tóm được.
Đường đến với nghề
Được biết, “trùm” Nguyễn Văn Long từng đi xuất khẩu lao độngở Đài Loan 5 năm. Hắn trở về nước với hai bàn tay trắng và lăn lộn qua đủthứ nghề để tìm kế mưu sinh. Từ làm thuê cho một vài nhà máy từ khu côngnghiệp này đến khu công nghiệp khác nhưng vẫn không đủ tiền trang trải cuộcsống. Thứ duy nhất Long có được là vốn tiếng Trung trong những năm lao độngnước ngoài. Khi đang loay hoay với cuộc sống cơm áo, gạo tiền, Long đã maymắn quen, yêu và cưới một cô gái sinh sống và lập nghiệp ở Móng Cái. Sau khicưới vợ, Long bắt đầu cuộc sống với nghề xe ôm, chở hàng thuê cho các đầunậu. Hắn thường xuyên có mặt ở bến tầu Dân Tiến ( trên sông Ka Long) và khuvực chợ trung tâm Móng Cái.
Trong ngôi nhà khang trang, rộng rãi với đầy đủ tiện nghi,Long bảo: “Các cụ đã nói “phi thương bất phú”. Và ở cái vùng biên này, việcbuôn bán còn “phú” gấp vạn lần”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc buôn báncủa Long cũng chỉ là hàng “bán tải” (đồ điện tử, quần áo – PV) thuộc khu vựcchợ trung tâm Móng Cái chứ không có hàng quốc cấm (phụ nữ, ma túy, vũ khínóng – PV) hay như hàng siêu trường, siêu trọng (trên cảng biển, container).
Theo Long, việc người dân buôn lậu ở vùng biên cũng bìnhthường như người Tây Bắc lên rừng đốn củi. Không có người buôn lậu thì làmsao dân sống được và trên thị trường làm sao có các sản phẩm tiêu dùng cógiá rẻ và đa dạng như vậy. Việc buôn lậu ở đây là cả một thế giới với nhữngthỏa thuận và nguyên tắc riêng, người ngoài luồng không bao giờ có thể hiểuhết được. “Những đại gia, siêu buôn họ có những ê-kíp, thủ thuật riêng. Tôilàm nghề hàng chục năm cũng không thể hiểu và tiếp cận được”, Long hào hứngchia sẻ.
Sau vài năm làm thuê, tích góp vốn, học hỏi và gây dựng đượcmối quan hệ, cộng với sự giúp từ gia đình, Long thuê một gian hàng nhỏ trongchợ Vinh Cơ chuyên bán điện thoại di động và cũng là “đại bản doanh” choviệc giao dịch làm ăn.
“Qua mặt” cơ quan chức năng
Theo tiết lộ của Long, việc buôn bán trong chợ đã được “bao”từ A - Z. Tất cả các mặt hàng ở đây đều không có hóa đơn bán hàng và khôngchịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan chức năng nào. Cửa hàng của Long để chovợ trông nom là chủ yếu. Với khả năng giao tiếp thành thạo tiếng Trung, anhthường xuyên có những tour đưa khách đi du lịch qua cửa khẩu. Đồng thời Longcũng tận dụng chuyến đi để có thể tìm nguồn hàng và bỏ mối. Bất kể mặt hàng,chủng loại, chất lượng nào Long cũng có thể thu xếp được với các kênh và giácả khác nhau. Mặt hàng chủ yếu là đồ điện tử, gia dụng, quần áo được nhập từQuảng Châu (Trung Quốc) về. Tất cả đều theo hệ thống và từng công đoạn vậnchuyển có chuyên môn khác nhau, không ai có thể “làm tất, ăn cả” được.
Long thừa nhận, anh biết buôn lậu, trốn thuế là sai luật. Tuynhiên, việc không buôn hàng quốc cấm, không gian lận đến mức phải truy cứutrách nhiệm hình sự, không buôn bán hàng hóa ảnh hưởng đến sức khỏe củangười dân nên mới nhúng tay làm. Nếu khách hàng có nhu cầu, Long có thể thuxếp chuyển hàng tấn quần áo, vải vóc, hàng ngàn chiếc điện thoại trong 1ngày. Hàng hóa sau khi gom đủ sẽ được đội ngũ những lái xe tải, xe kháchchuyên dụng và thạo việc trở về xuôi bàn giao trực tiếp cho khách.
Những mánh khóe làm ăn của dân buôn
Được biết, thời điểm làm ăn nhộn nhịp, sôi động nhất là giápTết. Lúc đó, mỗi tháng Long có thể thu được cả trăm triệu đến tỷ đồng. Ngoàiviệc bị công an phát hiện tịch thu, Long còn phải cảnh giác cao độ nhiều vấnđề khác. Bởi, vùng biên còn là nơi tập kết của những đối tượng phạm tội trốnchạy, những đối tượng cộm cán trong xã hội. Nếu dân buôn không có máu mặt sẽbị chúng cướp hàng, bị “thu thuế” theo kiểu xã hội đen. Hoặc cũng có thể sẽbị các nhóm khác chơi đểu bằng cách “phím” công an. Theo Long, buôn lậu đượccó rất nhiều cách. Có thể trộn hàng không có hóa đơn với hàng được hợp thứchóa. Bên cạnh đó, một số hàng được đóng gói cất giấu vào ngăn thiết kế bímật trên xe hay xé nhỏ nhờ cửu vạn vận chuyển qua đường biên.
|
Theo Nguoiduatin
-
Thời sự23 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.