- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lật tẩy nhiều chiêu trò trong liên kết đào tạo thạc sĩ
Việc TTCP kiến nghị không công nhận 2000 bằng cử nhân, thạc sĩ trong chương trình liên kết đạo tạo mới đây đã tạo ra những tranh luận nóng về chuyện quản lý giáo dục hiện nay.
ViệcTTCP kiến nghị không công nhận 2000 bằng cử nhân, thạc sĩ trong chương trìnhliên kết đạo tạo mới đây đã tạo ra những tranh luận nóng về chuyện quản lý giáodục hiện nay.
Những năm vừa qua, Việt Nam bùng nổ các hình thức đào tạoliên doanh, liên kết chương trình đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với các trườngĐH ở nước ngoài. Nhập nhằng, lạm dụng và có quá nhiều sai phạm là những từngữ chính xác để miêu tả hoạt động của các mô hình giáo dục này.
Những con số giật mình
Kết thúc đợt thanh tra mới đây, Thanh tra Chính phủ (TTCP)phát hiện hầu hết các đối tác liên danh liên kết đều chưa được xếp hạng hoặccó thứ hạng còn thấp hơn các trường của Việt Nam. Qua kiểm tra hồ sơ của 20chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của trường Đại học quốc gia HàNội (ĐHQGHN), TTCP phát hiện có 16 chương trình không có thủ tục xác nhận tưcách pháp nhân của đối tác; 12 chương trình có nội dung đề án không đầy đủtheo quy định. Hồ sơ sinh viên không có giấy báo trúng tuyển, tốt nghiệp MBA không phải viết luận văn và bảo vệ tốt nghiệp là những chuyện khó tinnhưng có thật và tồn tại khá phổ biến trong các hình thức đào tạo liên kết,liên doanh hiện nay. Có lẽ con số TTCP công bố chỉ là “giọt nước tràn ly”,còn trên thực tế, thực trạng này cũng đã được báo chí nhiều lần đề cập đến.
Mô hình liên doanh, liên kết đào tạo sau đại học của Việt Nam với nước ngoài vẫn là một bài toán chưa có lời giải thoả đáng |
TTCP và nhiều cơ quan chức năng khác cho rằng, đào tạoliên doanh, liên kết cần đi đúng quy trình. Theo đó, TTCP sẽ kiến nghịThủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT xem xét quyết định không công nhận 2000 bằngcử nhân, thạc sĩ do đối tác nước ngoài liên kết với Trung tâm công nghệđào tạo và hệ thống việc làm - ETC (ĐHQG HN) cấp và bằng thạc sĩ do ĐHKinh tế (ĐH QGHN) cấp.
Ngoài ra, cơ quan này cũng kiến nghị thanh tra toàn diện việcliên kết đào tạo với nước ngoài, có biện pháp xử lý các chương trình đào tạochưa có giấy phép; thanh tra toàn diện công tác quản lí thu chi tài chínhcủa ĐHQGHN và các đơn vị thành viên, xem xét trách nhiệm của các cá nhân,tập thể liên quan. Đồng thời chuyển hồ sơ tài liệu liên quan đến việc thựchiện hợp đồng của ETC với Cty CP phần đầu tư phát triển giáo dục và du lịchsinh thái cho Cục Điều tra tội phạm về tham nhũng (Bộ Công an) tiếp tục điềutra, xử lý theo pháp luật.
Người theo học lên tiếng
Tuy nhiên, nói về loại hình đào tạo này, một doanh nhân thamgia khoá học MBA lại cho rằng: “Hầu hết các chương trình liên kết đều làMBA. Nếu hiểu quy trình MBA của nước ngoài thì đó là mô hình để mọi ngườikinh doanh có kinh nghiệm trong các lĩnh vực học hỏi lẫn nhau và tạo thêmmối quan hệ cộng đồng kinh doanh bền vững. Trong khi đó, hệ thống đào tạothạc sĩ công của ta lại mang đậm tính lý thuyết và học thuật. Mặc dù, đầuvào của ta rất cao và chất lượng nhưng đào tạo chính quy liệu có đáp ứngđược với yêu cầu từ các công ty và tổ chức xã hội?. Trong khi đó, những khoácao học liên kết như thế này được lập ra đều do những giáo sư, tiến sỹ đầungành thực hiện. Uy tín của họ là những căn cứ để đảm bảo cho cả một quátrình đào tạo. Hãy nhìn vào cách nghĩ và tư tưởng của họ chứ đừng nhìn đếnhành vi và văn hoá bằng cấp hiện tại của một số tầng lớp để kết luận cho mộtquá trình và xu thế mới”.
Mặc dù vậy, những sai phạm trong quá trình đào tạo liêndoanh, liên kết của một loạt các trường đại học danh giá thời gian vừa quavẫn khiến dư luận bức xúc, hoài nghi. Những cái tên danh giá như ĐH Kinh tếTP.HCM, ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Vinh, ĐH Mở Hà Nội, thậmchí ĐHQGHN… lần lượt “nhúng chàm” khi bất ngờ bị thanh tra. Hầu hết các “tộidanh vi phạm” của họ đều khó có thể châm chước như: Ký hợp đồng đào tạokhông xác định đối tượng tuyển sinh, không quy định cụ thể trách nhiệm chođơn vị phối hợp tham gia. Năm trường tuyển sinh vựơt chỉ tiêu cho phép củaBộ. Hồ sơ lưu trữ các lớp liên kết của ĐH Vinh năm 2006 - 2008 còn không códanh sách thí sinh dự thi.
Làm bài thi từ bút bi “đặc biệt”?
Giáo sư Văn Như Cương - hiệu trưởng trường PTDL Lương ThếVinh (Hà Nội) cho rằng, những sai phạm về tuyển sinh ở các trường trên cầnlàm triệt để, để làm gương cho các trường khác. Không thể để tiến sĩ “giấy”được đào tạo một cách hời hợt, không chuyên môn rồi ung dung ra làm việc ởcác cơ quan nhà nước được. “Tôi không thể tưởng tượng được là ở Việt Nam lạixảy ra chuyện vô lý như thế. Điều này chứng tỏ sự quản lý giáo dục từ trênlà quá lỏng lẻo. Tôi còn biết, có trường cũng liên kết đào tạo với nướcngoài và yêu cầu thí sinh nộp tiền thi. Ai đã nộp tiền, sẽ được phát một cáibút bi “đặc biệt”. Bài nào được viết từ loại bút bi này thì sẽ được cho qua.TTCP cần nhổ tận gốc những con sâu làm rầu nồi canh này để trả lại sự trongsạch cho môi trường giáo dục.
Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: Khôngphải cứ xin giấy phép liên kết đào tạo là các đơn vị liên quan muốn làm gìthì làm. Tất cả đều phải được làm đúng theo quy định của pháp luật, của Luậtgiáo dục. Nếu TTCP làm rõ những việc trái pháp luật, việc thu hồi lại nhữngtấm bằng kia là hợp lý. Những người làm sai cũng phải bị xử lý theo quyđịnh.
Trong khi TTCP vẫn tiếp tục đưa ra các bằng chứng khẳng địnhnhững sai phạm của mô hình đào tạo này ở Việt Nam thì một bộ phận doanh nhânlại đang cố ra sức bảo vệ tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ danh giá của mình. Họđang tạo ra những tranh cãi nóng bỏng trên các diễn đàn.
|
Theo Nguoiduatin
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.