Tội "biết mà không nói"

Cứ tưởng không phải là thủ phạm thì sẽ không phạm tội

Tham gia vào hành vi phạm tộinhưng lại không hề biết mình đang phạm tội là một trong những thực tế đáng buồntại các phiên tòa hình sự hiện nay. Có không ít người chỉ biết mình phạm tội khibị cơ quan điều tra triệu tập, và cũng chỉ đến lúc này họ mới ngỡ ngàng. Nếubiết trước việc làm ấy bị cấu thành tội phạm thì chắc chắn rằng họ sẽ không baogiờ để nó xảy ra.

Cứ tưởng không phải là thủphạm thì sẽ không phạm tội

Thời gian gần đây, dư luận khôngkhỏi bức xúc trước vụ án "xác chết không đầu" tại chung cư G4 Trung Yên 1. Thủphạm giết chết nạn nhân đã bị bắt, các cơ quan chức năng cũng đã có quyết địnhkhởi tố vụ án. Dư luận đều đồng tình với việc pháp luật nghiệm trị kẻ giết ngườiđúng người đúng tội. Tuy nhiên, bên cạnh việc khởi tố hung thủ Nguyễn Đức Nghĩathì một người tưởng như vô can trong việc này cũng bị cơ quan công an có lệnhkhởi tố. Đó là nữ sinh viên Hoàng Thị Yến trú tại phòng 1101, chung cư G4 TrungYên 1, sống tại căn phòng nơi xảy ra án mạng về hành vi không tố giác tội phạm.

Từ lúc vụ việc được phát hiện đếnquá trình tìm bắt hung thủ và lấy lời khai, dư luận hầu như chỉ tập trung vàotội ác mà Nguyễn Đức Nghĩa đã gây ra, không ai có thể nghĩ rằng Hoàng Thị Yếnlại trở thành người liên đới phạm tội trong vụ án này. Bởi theo như lời khai củahung thủ thì Yến là bạn gái mới của Nghĩa. Nhân dịp nghỉ lễ 30/4 Yến về quê nhờNghĩa đến trông nhà hộ. Trong thời gian Yến vắng nhà, Nghĩa đã rủ nạn nhân đếntâm sự. Tại căn phòng của bạn gái mới, Nghĩa đã ra tay sát hại bạn gái cũ và tìmcách che giấu hành vi phạm tội của mình. Như vậy, thoạt nghe qua Yến là người vôcan trong vụ án này. Tuy nhiên, cơ quan điều tra lại cho biết sau khi ở quê ra,Yến đã phát hiện có sự thay đổi trong nhà của mình và đã hỏi Nghĩa nhưng hắn tađã không nói nguyên nhân. Cho đến sáng ngày 17/5, khi xác cô gái không đầu đượcphát hiện ở tầng thượng tòa nhà thì Nghĩa mới thú nhận hành vi giết người vớiYến. Dù biết rõ Nghĩa là thủ phạm nhưng Yến vẫn không khai báo với cơ quan điềutra ngay lúc ấy mà phải đợi đến lúc bị cơ quan điều tra triệu tập Yến mới khairõ. Như vậy, ngay từ đầu Yến đã không xác định được hành vi "biết mà im lặng"của mình đã bị cấu thành hành vi phạm tội. Cô cho rằng, mình không phải là thủphạm nên việc im lặng kia cũng chẳng ảnh hưởng gì.

Tương tự, tại vụ án bắn súngngười tại quận Hai Bà Trưng (HN) được xét xử vào tháng 3/2010 tại TANDTPHN.Phiên tòa đã xét xử đúng người đúng tội nhưng điều đáng để nói là ngoài thủ phạmchính ra thì có 6 đối tượng bị Tòa truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấutội phạm và không tố giác tội phạm.Trong 6 đối tượng bị truy cứu ấy có 2 cô gáicòn rất trẻ sống giữa Thủ đô. Họ đã hồn nhiên lẫn "ngây thơ" khi trả lời trướcTòa rằng việc bắt kẻ gây án là của công an, bản thân không gây án nên khôngnghĩa là mình có trách nhiệm phải báo với cơ quan chức năng khi biết sự việc xảyra. Chỉ đến Tòa phân tích những hành vi ấy đã cấu thành tội che giấu tội phạm vàkhông tố giác tội phạm thì họ mới biết.

Tội "biết mà không nói"

Hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa kẻ sát hại người yêu cũ

Phạm tội "biết mà khôngnói"

Qua thực tế các phiên tòa hình sựđã chứng minh trình độ hiểu biết luật pháp của rất nhiều người vẫn còn rất thấp,thậm chí là "mù". Không ít người phải bước ra trước vành móng ngựa rồi vẫn ngơngác không hiểu mình đã phạm phải tội gì mà bị tòa xử. Chỉ đến khi, tận tai ngheTòa "phổ biến" phap luât, luận đúng người đúng tội thì mới hốt hoảng. Có khôngít người thầm than "giá như biết trước" thì có lẽ sẽ không bao giờ họ để bảnthân phạm phải những sai lầm ấy.

Theo các luật sư thì đối tượng bịtruy tố vì hành vi "che giấu tội phạm" và "không tố giác tội phạm" thuộc haidạng. Dạng thứ nhất là do trình độ hiểu biết về pháp luật kém nên không hề nhậnthức được việc im lặng của mình lại là cơ sở để cấu thành tội phạm. Dạng thứ hailà do đối tượng hiểu biết pháp luật nhưng do thủ phạm là người thân nên đã cốtình che giấu hành vi phạm tội ấy. Phổ biến nhất là tại các vụ án về bạo lực giađình. Chứng kiến con trai hành hạ vợ trong suốt 8 năm ròng rã nhưng bà NguyễnThị Y vẫn không hề có ý định sẽ tố giác hành vi phạm tội của con ra chính quyền.Bởi trong suy nghĩ của bà, việc chồng đành đập vợ là chuyện nội bộ trong giađình, chẳng ai lại đi bới chuyện cho thiên hạ chê cười. Vả lại cũng chẳng có bàmẹ nào lại nghĩ đến chuyện ra cơ quan công an tố cáo con trai đánh đập vợ rồiyêu cầu họ bắt giam, xét xử con đi tù. Vì vậy, nếu lần nào đủ sức để căn ngăncon trai tha đòn cho con dâu thì bà làm, lần nào không đủ sức bà đành im lặng đểcho "vợ chồng chúng nó tự xử với nhau". Cho đến ngay giọt nước tràn ly, sức chịuđựng của cô con dâu cũng có giới hạn nên đã vùng lên tự cứu mình bằng cách côngkhai chuyện bị chồng hành hạ đánh đập thường xuyên với chính quyền. Chuyện contrai phạm tội bị xét xử là chuyện đương nhiên, dù thiếu hiểu biết bà Y cũng nhậnthức được điều ấy nhưng bà không ngờ sau khi xử tội đứa con trai bạo lực xongthì bà cũng bị quy vào tội không tố giác và cố tình bao che cho tội phạm. Đếnlúc này bà mới giật mình ngỡ ngàng, hóa ra cái sự im lặng coi như không biết củabà cũng... vi phạm pháp luật.

Một điều đáng nói là số ngườiphạm vào tội danh trên không phải ít trong các vụ án hình sự và điều kiện sốngcủa họ lại rất phát triển ngay giữa trung tâm thủ đô. Xét về trình độ nhận thức,bản thân những bị cáo này cũng được ăn học đến nơi đến chốn thế nhưng ý thứchiểu biết pháp luật lại hoàn toàn non kém. Đây cũng là một vấn đề rất cần đượcquan tâm hiện nay, bởi việc tuyên truyền để cho người dân nhận thức được hết vềcác hành vi vi phạm pháp luật rất quan trọng. Làm thế nào để mọi người luôn nhậnthức được rằng sống và làm việc đúng pháp luật là rất cần thiết. Nhưng nếu biếtđược những hành vi vi phạm pháp luật của người nào đó thì nhất thiết phải thôngbáo lại cho cơ quan chức năng. Trường hợp người phạm tội là người thân của mìnhthì lại càng không nên im lặng để giấu giếm mà phải hết lòng khuyên nhủ ngườiphạm tội ra đầu thú. Bởi nếu đầu thú sớm, thành khẩn khai báo tội của mình và tựnguyện sửa chữa lỗi lầm thì sẽ nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Có như vậymới tránh được những bản án lẽ ra không đáng có chỉ vì "biết mà không nói" gâyra.

Che giấu và không tố giác tội phạm có thể bị phạt tù đến ba năm

Người có hành vi che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm không chỉ phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự mà còn tạo điều kiện cho đối tượng phạm tội trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm. Cụ thể:

- Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

(Điều 21 - Che giấu tội phạm)

- Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột,  vợ hoặc chồng của người phạm tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.

(Điều 22. Không tố giác tội phạm)

- (1)Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. (2) Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

(Điều 314. Tội không tố giác tội phạm)

Ngoàira, Bộ luật Hình sự Việt Nam không có quy định giớihạn về độ tuổi công dân được thực hiện việc tố giáctội phạm. Nhà nước khuyến khích mọi người thực hiệnquyền và nghĩa vụ của mình.

Theo Hạ Thi
Đời sống gia đình

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.