Tôm hùm đỏ - mối lo mới của người nuôi trồng thủy sản

Những ngày qua, người dân trong nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Sóc Trăng nói riêng, ở khu vực ĐBSCL nói chung đang xôn xao bàn tán chuyện Công ty TNHH Phú Thành (tọa lạc tại ấp Mỹ Thanh, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng) nhập về một lô 504 con tôm hùm nước ngọt của Mỹ để nuôi thử nghiệm

Sau ốc bươu vàng và rùa taiđỏ, mấy ngày nay, giới nuôi trồng thủy sản ở Sóc Trăng lại đang lo lắng với mộtloại giống tôm mới vừa nhập khẩu từ Mỹ về - tôm hùm đỏ.

Những ngày qua, người dân trong nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Sóc Trăng nói riêng,ở khu vực ĐBSCL nói chung đang xôn xao bàn tán chuyện Công ty TNHH Phú Thành(tọa lạc tại ấp Mỹ Thanh, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng) nhập về mộtlô 504 con tôm hùm nước ngọt của Mỹ để nuôi thử nghiệm.

Loài tôm này có thân có màu đỏ sẫm (nên gọi là tôm hùm đỏ), tốc độ tăng trưởngnhanh (hơn 50g trong khoảng 3 - 5 tháng).

Tôm hùm đỏ - mối lo mới của người nuôi trồng thủy sản
 
Với tập tính hung dữ và phàm ăn, tôm hùm đỏ sẽ là mối “đại họa” đối với các loài thuỷ sinh (Ảnh: minh họa)

Theo ông Nguyễn Văn Khởi, PhóGiám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng, tôm hùm đỏ (tên khoa học là Red Swamp Crawfish)nhìn bề ngoài trông rất dữ tợn với hai cái càng to như càng cua. Loại tôm nàydùng càng để đào hang đẻ trứng, trú đông, tranh giành thức ăn và đấu tranh sinhtồn.

“Với vòng đời ngắn, sinh sản nhanh lại có thể di chuyển trên cạn nên khả năngtôm hùm đỏ phát triển tràn lan khi thoát ra ngoài môi trường là rất lớn. Ngoàibản tính hung hăng và ăn tạp, tôm hùm đỏ còn có khả năng thích nghi tốt với môitrường nên sẽ là mối đe doạ đối với các loại tôm đang thả nuôi ở Việt Nam”,ông Khởi khuyến cáo.

Ông Trần Hoàng Dũng, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng),cho biết: Người dân phát hiện loại tôm này nhập về được nuôi tại ấp Thạnh An 3,xã Thạnh Thới Thuận (huyện Trần Đề) đã báo cho ngành nông nghiệp yêu cầu canthiệp. Kiểm tra thì mới biết số tôm này được nhập về ngày 18/7/2010.

Theo ông Dũng: “Qua kiểm tra, Công ty Phú Thành chỉ cung cấp được giấy nhậpcảnh nhận hàng tại sân bay Tân Sơn Nhất chứ không có thêm giấy tờ nào khác. Sốtôm nhập về phần nhiều đã chết, chỉ còn sống 22 con đực và 11 con cái. HiệnTrung tâm thú y VII đã niêm phong, giao thú y địa phương quản lý để chờ ý kiếncủa ngành nông nghiệp xem có cho nuôi hay không”.

Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Giám đốcSở NN&PTNT Sóc Trăng cho biết thêm, sở cũng vừa yêu cầu Công ty TNHH Phú Thànhcung cấp giấy phép nhập khẩu nhưng đến nay công ty vẫn chưa xuất trình mà chỉ cógiấy xin cho phép nuôi khảo nghiệm trên diện tích 10ha với số lượng dự kiếnkhoảng 1 tấn mới gửi ngày 27/7. Đến nay, toàn bộ số tôm này cũng không có giấykiểm dịch thú y.

Nhiều chuyên gia thủy sản ở Sóc Trăng lo ngại: Nếu cho nuôi loài tôm này đại tràsẽ làm mối họa cho các công trình thủy lợi, công trình công cộng, bờ sông và cókhả năng chúng sẽ tiêu diệt loài tôm bản địa từ việc tranh giành thức ăn để sinhtồn.

Hiện tại, người dân cùng lãnh đạo địa phương đang rất mong Bộ NN - PTNT sớm vàocuộc để kịp thời xử lý, không để hậu họa như ốc bươu vàng ngày trước hay rùa đầuđỏ mới đây.

Theo B.D
Dân trí




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.