Ghi nhận những người ngã xuống bảo vệ Tổ quốc
Nhắc lại quá khứ, Tổng thống Obama khẳng định chiến tranh chỉ mang lại bi kịch. "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời Tổng thống Jefferson của Mỹ: Chiến tranh, dù ý tưởng cao thượng đến đâu cũng mang đến đau đớn. Ai ai cũng có thể nhận thức được điều này. Dấu vết của chiến tranh vẫn hiện hữu trên đất Mỹ và cả ở trên đất Việt Nam.
Ở nghĩa trang của các bạn, trên những bàn thờ của hàng triệu gia đình, hơn 3 triệu người Việt, cả người lính và thường dân đã thiệt mạng trong chiến tranh. Người Việt và người Mỹ chúng ta phải ghi nhận những người đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc.
Hai thập kỷ qua, Việt - Mỹ đạt được những thành tựu lớn trong quan hệ. Cuộc chiến tranh chia rẽ chúng ta nhưng giờ đây hay nước đã hàn gắn. Chúng tôi quy tập những người Mỹ trong chiến tranh và dò những bãi mìn còn sót lại. Chúng tôi tự hào về những công việc mà chúng ta đã phối hợp với nhau ở Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa. Chúng ta cũng không thể để trẻ em mất một phần cơ thể vì những gì còn sót lại trong cuộc chiến.
Quá trình hòa giải của chúng ta không chỉ là giữa những cựu chiến binh. Hai nước chúng ta không nên làm kẻ thù mà cần làm bạn. Thượng nghị sĩ John McCain đã nói như vậy với Đại tướng Võ Nguyên Giáp".
Mỹ quan tâm đến sự thay đổi của Việt Nam
Tổng thống Obama ca ngợi những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình xóa đói giảm nghèo. "Bệnh tật, tỷ lệ tử vong của Việt Nam giảm nhiều, số người tiếp cận y tế, giáo dục, cả em trai và em gái đến trường và trẻ em biết chữ rất cao. Đây là thành công lớn của Việt Nam đã đạt được trong thời gian ngắn. Việt Nam thay đổi và quan hệ hai nước cũng thay đổi và chúng ta đã học được những bài học", ông nói.
"Với vai trò tổng thống, chúng tôi muốn tăng cường quan hệ đối tác. Mục tiêu trong chuyến thăm là xây dựng nền tảng cho những mối quan hệ song phương trong tương lai. Hai nước mất nhiều năm để hàn gắn quan hệ, trở thành bạn bè và đối tác. Bài học Việt Mỹ trong chiến tranh sẽ là tấm gương cho cả thế giới. Xây dựng hòa bình và hòa bình luôn tốt hơn chiến tranh. Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện của Việt Nam. Chúng ta cần hợp tác với nhau nhiều hơn để mang lại thịnh vượng và mang lại cơ hội thực sự cho người dân của chúng ta.
"Trong thế kỷ XXI, nền kinh tế thị trường sẽ phát triển và tại những nước có hành lang pháp lý đúng đắn. Do vậy bên cạnh phát triển kinh tế, chúng ta cần đầu tư vào nguồn lực con người. Đó là đào tạo và nuôi dưỡng những con người tài năng. Đây là thế mạnh của Hoa Kỳ có thể hợp tác cùng Việt Nam".
Obama: "Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận ở sách trời"
"Sau nhiều thế kỷ số mệnh của các bạn không phải lúc nào cũng được tự quyết định. Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận ở sách trời", Obama dẫn bài thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt.
"Người Mỹ đã tới để hỗ trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc tới tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, đã trích tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc", ông nói thêm.
"Sự thân thiện của người Việt chạm tới trái tim tôi"
12h10, Tổng thống Obama bước vào, và nói lời chào bằng tiếng Việt. "Chúng tôi xin cám ơn sự chào đón nồng nhiệt mà các vị đã dành cho chúng tôi. Xin cám ơn sự có mặt của các bạn ở đây. Sự thân thiện của người Việt đã chạm tới trái tim tôi. Nhiều người đứng bên đường, vẫy chào tôi. Đêm qua tôi ăn thử bún chả, và uống vài chai bia Hà Nội. Tôi phải nói rằng tôi chưa từng nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở thủ đô Hà Nội. Tôi chưa từng thử đi ngang qua đường nhưng khi trở lại, tôi hy vọng mình dám bước qua".
12h10: Tổng thống Mỹ Barack Obama bước vào khán đài.
Tổng thống Obama đã đến trong tiếng vỗ tay vang dội của cử tọa.
Ông lên ngay bục phát biểu và mở đầu bằng lời chào tiếng Việt: "Xin chào, xin chào Việt Nam!!!" và liên tục nói cảm ơn.
Xin cám ơn những người trẻ tuổi, đại diện cho sự năng động của VN, đã đến đây.
Tối qua tôi đã ăn thử bún chả và uống bia Hà Nội. Nhưng phố phường HN đông như thế, tôi chưa từng thấy. Tôi chưa dám qua đường. Có lẽ lần sau trở lại, các bạn sẽ dạy tôi.
Khi chiến tranh VN kết thúc, tôi mới 13 tuổi. Tôi đã gặp những người VN đầu tiên là ở Hawaii. Những người trẻ như các con gái tôi, chỉ biết đến quan hệ hợp tác hòa bình giữa hai nước.
11h50: Đoàn xe hộ tống Tổng thống Mỹ từ đường Phạm Hùng rẽ vào Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Trò chuyện với phóng viên trong khi chờ Tổng thống Obama phát biểu, ông Nguyễn Phương Hùng, một Việt Kiều sống tại Mỹ trong 41 năm qua, bày tỏ sự lạc quan lớn ở quan hệ Việt-Mỹ trong tương lai. Ông Hùng cho rằng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama lần này sẽ tạo đà đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ. “Việc phát biểu trước người dân Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia hôm nay không phải thể hiện quan điểm của cá nhân ông Obama mà là của chính quyền Mỹ. Những gì mà ông Obama nói ở Việt Nam thì nước Mỹ sẽ thực hiện”.
11h45: Hội trường có sức chứa hàng nghìn người đã đông kín. Đông đảo báo giới cũng đã sẵn sàng để đưa tin về sự kiện.
11h40: