"TP.HCM đang bị lún, người dân ý thức kém góp phần gây ngập nặng"

"TP.HCM đang bị lún hàng năm, ý thức người dân kém xả rác lấp kênh rạch và việc quản lý hệ thống thoát nước còn nhiều bất cập là nguyên nhân khiến TP ngập nặng", ông Cương nói.

"TP.HCM đang bị lún hàng năm, ý thức người dân kém xả rác lấp kênh rạch và việc quản lý hệ thống thoát nước còn nhiều bất cập là nguyên nhân khiến TP ngập nặng", ông Cương nói.

Nguyên nhân thuộc về công tác quản lý, duy tu cống rãnh, kênh rạch

Trong hai ngày 26 – 27/9, địa bàn TP.HCM xảy ra mưa lớn trên diện rộng kéo dài nhiều giờ. Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP.HCM, trận mưa chiều tối 26/9 gây ngập trên diện rộng, làm 59 tuyến đường chìm trong biển nước, chiều sâu ngập từ 0,1 m đến 0,5 m, diện tích ngập từ 100 m2 đến 30.000 m2.

Lượng mưa đo được tại trạm Mạc Đĩnh Chi từ 16h45' đến 18h30' là 204 mm, Tân Sơn Hòa hơn 170 mm, Thanh Đa là 172 mm, Lý Thường Kiệt gần 170 mm và Quang Trung đạt 140 mm. Những trạm đo khác như Cầu Bông, Phước Long, Phan Văn Khỏe đều đạt trên mức 100 mm. Đây được xem là cơn mưa lớn nhất trong 40 năm qua.

Trong cơn mưa, hàng nghìn người dân khắp TP bị tình trạng xe chết máy khi chạy trên đường ngập, giao thông hỗn loạn, ùn tắc từ giờ tan tầm đến gần khuya. Một số nhà dân tại các "rốn ngập" ở quận Bình Tân, Thủ Đức bị ngập trong nước bẩn gần một ngày, sinh hoạt đảo lộn.

TP.HCM đang bị lún, người dân ý thức kém góp phần gây ngập nặng - Ảnh 1.

Đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập sâu gần 1 m trong cơn mưa ngày 26/9.

Nhận định nguyên nhân gây ngập tại TP trong 2 ngày liên tiếp, TS Võ Kim Cương - nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM nhận định, đầu tiên là do biến đổi khí hậu làm xuất hiện những cơn mưa ngày càng lớn hơn, kéo dài liên tục trong khi hệ thống thoát nước của TP không đáp ứng được.

"Nhiều nước được xem là phát triển hơn Việt Nam cũng bị ngập nặng do mưa lớn như Bangkok của Thái Lan, Paris của Pháp", ông nói.

Theo ông Cương, hệ thống thoát nước của TP còn lạc hậu chỉ là một phần nguyên nhân chứ không phải lý do chính yếu trong việc gây ngập mà nguyên nhân thuộc về công tác quản lý, duy tu cống rãnh, kênh rạch chưa tốt.

"Quận 1 và 3 có hệ thống thoát nước tốt, trước giờ chưa bị ngập nhưng ngày 26/9 vẫn bị ngập nhiều nơi. Chính yếu ở đây theo tôi là các cơ quan liên quan quản lý, duy tu không tốt cống rãnh khiến hệ thống thoát nước bị tắc nghẽn khi lưu lượng lớn nước đổ về.

Nhiều nơi còn bị lấn chiếm, san lấp kênh rạch gây ngập. Như sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập là do hệ thống kênh rạch thoát nước của nó ra kênh lớn, sông Sài Gòn bị lấp, lấn chiếm. Và TP có thể cũng đang bị tình trạng giống vậy trong khi các dự án chống ngập chưa hoạt động", TS Cương chia sẻ.

Ý thức người dân góp phần lớn vào tình trạng này

Ông lý giải, hiện trạng kênh rạch không thoát nước được, ngoài lý do quản lý không tốt thì ý thức người dân góp phần lớn vào tình trạng này. Một số nơi người dân xả rác xuống kênh rạch, cống rãnh vô tội vạ chặn dòng chảy. Cứ mỗi lần mưa lớn là rác trôi khắp nơi, che lấp miệng cống thu nước nên ngập.

TP.HCM đang bị lún, người dân ý thức kém góp phần gây ngập nặng - Ảnh 2.

Hàng trăm xe máy ngập chìm trong biển nước bẩn, hư hỏng nặng.

Theo TS Cương, nguyên nhân chung nhất mà nhiều người ít để ý là hiện tượng lún xuống của TP.HCM trong những năm qua do tình trạng bê tông hóa quá nhanh và khai thác nước ngầm quá mức làm tình trạng ngập ngày càng nghiêm trọng.

"Trước đây, không bao giờ có chuyện nước từ trong cống chảy ngược ra đường vì theo nguyên lý thiết kế thì cao độ của đường phải cao hơn mực nước cao nhất là 0,5 m. Nhưng hiện nay đang xảy ra tình trạng này chứng tỏ nền chung của TP đã thấp hơn rồi và không thể đắp nền bù lún được", ông Cương nói thêm.

Theo ông Cương, giải pháp trước mắt phải nhanh chóng khơi thông cống rãnh, giải tỏa lấn chiếm kênh rạch mới có thể giảm phần nào chuyện ngập khi mưa lớn chứ không thể giải quyết dứt điểm tình trạng này cho đến khi các dự án chống ngập, kiểm soát triều cường hoàn thành và đưa vào hoạt động.

Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP cho biết triển khai nhiều phương án đối phó với tình trạng mưa lớn gây ngập sắp tới.

Trong đó, tập trung nạo vét hệ thống cống thoát nước, kênh rạch. Kiểm tra, bảo trì 27 trạm bơm với số lượng 56 máy có công suất từ 168 m3/h đến 64.000 m3/h phục vụ bơm khi có mưa, triều cường với tổng công suất 475.680 m3/h.

Tổ chức trực mưa, triều cường, nạo vét miệng thu trước, trong và sau thời gian mưa để đảm bảo thu nước.

Xây dựng kế hoạch ứng cứu cụ thể cho từng vị trí có khả năng bị ngập nhằm kịp thời đưa phương tiện, nhân lực để ứng cứu. Tận dụng các trạm bơm nước thải hỗ trợ thoát nước của trạm bơm Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Đồng Diều, Bình Hưng Hoà. Huy động máy bơm của Cảnh sát PCCC ứng cứu khi xảy ra ngập nặng.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.