TP.HCM - Hà Nội 28 tiếng: "Đi chơi hay đi chết?"

Trong số hàng nghìn ý kiến bình luận về hành trình chạy xe máy trong 28 giờ gần đây, nhiều người cho rằng đó là chuyến đi không khác gì muốn "giật cúp lư hương vàng".

Trong số hàng nghìn ý kiến bình luận về hành trình chạy xe máy trong 28 giờ gần đây, nhiều người cho rằng đó là chuyến đi không khác gì muốn "giật cúp lư hương vàng".

Lâm Đại Vũ (sinh năm 1990) cùng người bạn đồng hành Huỳnh Hoàng Long (1993) xuất phát từ 20h ngày 27/2 tại ngã tư Thủ Đức (TP. HCM), và có mặt tại ga Giáp Bát (Hà Nội) vào 0h35 phút ngày 1/3.

Hai người không thay phiên nhau lái xe, mà hầu hết thời gian do Vũ điều khiển vì Hoàng Long mắt cận, không chạy được nhiều. Lâm Đại Vũ cho biết họ chạy xe ban đêm, cũng dừng lại ngủ nghỉ khi đói mệt và "hoàn toàn đảm bảo thể lực, giữ sự tỉnh táo".

Tuy nhiên, hành trình kéo dài 28 giờ 30 phút gặp phải vô số lời chỉ trích từ dư luận. Đa số cư dân mạng đều cho rằng việc hai người thực hiện chuyến đi này rồi công bố lên mạng xã hội có thể tạo ra hiệu ứng tiêu cực, trào lưu về cách đi liều lĩnh cho thế hệ trẻ.

Trong số những bình luận về hành trình của hai chàng trai này, có những câu nói rất phũ phàng: "Không biết hai bạn đi chơi hay đang trêu đùa với thần chết".

Bài viết của Huỳnh Hoàng Long về hành trình chinh phục quãng đường 1.850 km trong vòng 28 giờ 35 phút trên trang Facebook cá nhân đã thu hút được hàng trăm lượt bình luận và chia sẻ.

Sau câu chuyện này, nhiều người quy kết hai chàng trai thực hiện hành trình vì a dua, nổ và muốn nổi tiếng. Mặc dù ghi lại hành trình khá rõ ràng nhưng họ vẫn bị đặt dưới ánh mắt nghi ngờ.

TP.HCM - Ha Noi 28 tieng: 'Di choi hay di chet?' hinh anh 1
Nhiều người cho rằng Đại Vũ và Hoàng Long trêu đùa tử thần khi đi quãng đường 1.850 km trong thời gian quá ngắn. Ảnh: FB Huỳnh Hoàng Long.


Không tin thời gian thực hiện hành trình 28 tiếng của hai chàng trai, độc giả có tên Phuong Nguyen phản bác: "Họ chạy trên 24 tiếng liên tục? Thật bó tay! Việc duy trì tốc độ trên dưới 100 km/h là tốc độ phạm luật và đầy nguy hiểm, nhất là ban đêm không phải nơi nào cũng có đèn đường. Ban ngày, trong các khu dân cư mà vẫn duy trì tốc độ đó là hết sức vô lý. Tóm lại đây là chuyện khó tin. Ai tin thì tin, tôi không tin".

Trước thực tế ngày càng có nhiều người muốn thử thách bản thân bằng cách đi cung đường dài trong thời gian rất ngắn, chính vì thế những sự việc như thế này sẽ có hệ lụy khôn lường. Giới trẻ sẽ lấy đó làm mốc "kỷ lục" để phá vỡ và khoe "chiến tích".

"Tháng sau chắc có 2 bạn khác chạy xe 17 tiếng từ TP. HCM ra đến Hà Nội. Không hiểu mấy bạn muốn chứng tỏ điều gì, hay chỉ muốn thể hiện ta đây bản lĩnh? Liệu điều này có giúp ích gì cho mấy bạn hay người thân, bạn bè hay không khi cả hai chỉ mong muốn dùng hết mọi cách để đến đích sớm nhất?", bạn đọc Tâm Phạm đặt câu hỏi

"May mắn là lần này các bạn an toàn, còn nếu có mệnh hệ gì thì người thân, bạn bè mấy bạn lại trách cộng đồng mạng hay sao?", Tâm Phạm nhấn mạnh và bày tỏ sự lo sợ khi những chuyến đi như thế này biến thành trào lưu nở rộ.

So sánh về chuyện được - mất khi thử thách bản thân với kiểu đi không khác gì "bán mạng", Mạnh Khang phân tích: "Thứ nhất, chạy tốc độ trên 100 km/h là rất nguy hiểm, dù đường khu dân cư hay đường tránh, vì chạy quãng đường dài như vậy sẽ mệt mỏi và khó xử lý những tình huống bất ngờ".

"Thứ hai, cả quãng đường đẹp vậy chạy băng băng đi phượt chẳng biết đâu là đâu, còn đâu ý nghĩa khám phá theo phong cách bình dị nhất. Thứ ba, bạn đã quá xem thường mạng sống của bản thân và tạo ra một trào lưu không tốt cho một nhóm người giống bạn. Rồi sẽ có người bỏ mạng vì cái trò vô bổ này", Mạnh Khang cảnh báo.

Không chỉ dừng lại ở sự phản đối thông thường, khá nhiều người còn bày tỏ cơ quan công an vào cuộc "phạt nguội" hai chàng trai này để làm gương cho những người khác.

"Làm vậy là hay à? Sao không phạt nguội hai anh chàng chạy quá tốc độ này nhỉ? Theo luật, họ đã vượt quá tốc độ cho phép nhiều km rồi. Đã vậy còn khoe. Không hay ho gì mà con gây nguy hiểm cho người khác", bạn đọc Tuyết Mai bức xúc.

Trao đổi với PV, phượt thủ Vũ Duy cho biết: "Tốc độ 100 km/h không phải là không thể, nhưng đi tốc độ đó trong suốt quãng đường dài, đối mặt với sự sụt giảm thể lực thì phản ứng của con người sẽ chậm hơn".

"Đúng là rất nhiều người từng chạy ở tốc độ 100 km/h, thậm chí hơn, nhưng thường chỉ chạy cách quãng, có ngủ nghỉ điều độ, hoặc đi trong thời gian ngắn mà thôi. Dẫu sao cách đi của 2 bạn cũng quá nguy hiểm, phụ thuộc nhiều vào độ may rủi", Vũ Duy giải thích.

Cũng là người đã có kinh nghiệm đi phượt lâu năm, anh Nguyễn Thành Đạt lại có quan điểm cởi mở hơn: "Tùy lứa tuổi và góc nhìn, mỗi người sẽ có quan điểm riêng. Ai cũng có lý lẽ của riêng mình. Hồi trẻ, mình cũng từng có ý định về những chuyến đi khó tin như thế, nhưng giờ thì không. Khi trưởng thành, bạn phải tự biết cân bằng và đặt ra giới hạn cho sự đam mê".

Có phần khắt khe hơn, phượt thủ Hữu Trọng thẳng thắn thừa nhận anh không đề cao những chuyến đi như thế, vì cho rằng sẽ tạo ra những tiền lệ không tốt, thậm chí châm ngòi cho những "vụ nổ" sau này.

Anh nói: "Về cá nhân, hai bạn theo đuổi đam mê không có gì sai. Nhưng những chuyến đi như thế này được bàn tán quá nhiều sẽ tiêm nhiễm vào đầu người khác suy nghĩ giống như đó là một điều hay ho, đặc biệt, và họ cũng phải thử một lần".

Phượt thủ kỳ cựu Quỷ Cốc Tử cũng cho rằng chạy với tốc độ 100 km/h là vi phạm pháp luật, và một việc khởi nguồn từ sai trái, chắc chắn những gì xảy ra tiếp theo là không thể chấp nhận.

Theo Dương Khiết (Tri Thức Trực Tuyến)


tai nạn giao thông

Không làm chủ tốc độ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.