Từ 1/8/2016, nhiều lỗi vi phạm giao thông sẽ bị phạt nặng hơn gấp đôi so với hiện tại!

Ai cũng cần biết điều này để bảo vệ túi tiền, và quan trọng hơn nữa là tính mạng!

Nhiều lỗi vi phạm giao thông quen thuộc sắp bị tăng nặng mức phạt - ai cũng cần biết điều này để bảo vệ túi tiền, và quan trọng hơn nữa là tính mạng!
 
Nhằm khắc phục những bất cập trong các Nghị định trước đây, bảo đảm tốt hơn tình hình trật tự an toàn giao thông, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP. Theo đó, khá nhiều mức xử phạt vi phạm giao thông đã được điều chỉnh tăng lên từ sau ngày 1/8/2016 dành cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự. Chẳng hạn như:
 
- Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng (mức phạt tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP là 60.000 - 80.000 đồng). Nhiều người nghĩ nếu sử dụng tai nghe hoặc thiết bị nghe gọi rảnh tay thông minh thì sẽ không bị phạt vì vẫn sử dụng hai tay để điều khiển phương tiện, nhưng việc làm này vẫn khiến bạn mất tập trung khi tham gia lưu thông, và do đó vẫn bị phạt;
 
vi phạm giao thông
(Ảnh: Internet)
 
- Người đang điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4mg/l khí thở bị phạt 1-2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng. Mức phạt này tăng gấp đôi so với quy định hiện hành. Còn nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở thì người đang điều khiển xe trên đường bị phạt 3-4 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng;
 
- Người đang điều khiển xe trên đường, người ngồi trên xe đang tham gia lưu thông không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mà không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cũng bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
 
Đối với người điều khiển xe ô tô lưu thông trên đường, các mức phạt tương tự sẽ cao hơn. Cụ thể: 
 
- Người đang điều khiển ô tô trên đường đồng thời dùng tay sử dụng điện thoại di động bị phạt tiền từ 600.000-800.000 đồng;
 
- Người đang điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở bị phạt 16-18 triệu đồng, tăng lên so với mức phạt 10-15 triệu đồng theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Người điều khiển ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn và chất ma túy của người thi hành công vụ cũng bị áp dụng mức phạt trên;
 
- Người đang điều khiển ô tô trên đường bị phát hiện trong cơ thể có chất ma túy bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe), tăng lên so với mức phạt 8-10 triệu đồng theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP.
 
- Người dùng chân để điều khiển vô lăng xe ô tô khi xe đang chạy trên đường bị phạt từ 7 - 8 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ. Trường hợp vi phạm mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng.
 
Chúng ta sẽ bị xử phạt nghiêm khắc hơn, nhưng vì mục đích bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh nên bạn chú ý nhé, không vi phạm giao thông thì túi tiền cũng sẽ không có gì phải lo cả, ngược lại sẽ càng thấy yên tâm hơn!
 
Theo Luna (Kenh14.vn/Trí Thức Trẻ)

lỗi vi phạm giao thông

phạt nặng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.