Tự tử, loạn thần vì biết điểm thi ĐH

Phòng Điều trị tâm thần nam và tiền chất, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia (Hà Nội) vừa tiếp nhận một học sinh nữ có tên V.T., quê quán tại Nam Định. Suốt 12 năm học, V.T. là học sinh giỏi của lớp nên T. rất được kỳ vọng. Thế nhưng, sau năm thứ nhất, V.T. thi đại học không đỗ đã trở thành cú sốc lớn đối với gia đình và bạn bè. Năm nay, V.T. đã quyết tâm ôn thi cho bằng được đỗ đại học

Mùa thi đại học đã kết thúc,nhiều trường đại học đã thông báo kết quả thi. Đây là thời điểm mà rất nhiềungười lại lo lắng bởi cùng với niềm vui của các thí sinh đạt điểm cao đỗ đạt lạixuất hiện những cái chết thương tâm do kết quả thi không được như ý muốn. Cónhững em lại rơi vào trạng thái tâm lý không bình thường, phải nhập viện vìnhững rối loạn tâm thần.

Phòng Điều trị tâm thần nam vàtiền chất, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia (Hà Nội) vừa tiếp nhận một học sinhnữ có tên V.T., quê quán tại Nam Định. Suốt 12 năm học, V.T. là học sinh giỏicủa lớp nên T. rất được kỳ vọng. Thế nhưng, sau năm thứ nhất, V.T. thi đại họckhông đỗ đã trở thành cú sốc lớn đối với gia đình và bạn bè. Năm nay, V.T. đãquyết tâm ôn thi cho bằng được đỗ đại học. Tuy nhiên, T. suốt ngày giam mìnhtrong 4 bức tường, không giao tiếp với bạn bè.

Tự tử, loạn thần vì biết điểm thi ĐH
Thí sinh cần biết cách giải tỏa căng thẳng để tránh stress sau kì thi (Ảnh: T.H.).

Đến kỳ thi đầu tháng 7/2010,trong ngày đầu tiên thi môn toán, T. đã không làm được bài. 4 ngày sau kỳ thi,T. đã tỏ ra hoảng loạn, không biết mình là ai. Em bỏ đi lang thang. Theo các bácsỹ điều trị, T. nhập viện trong tình trạng miệng la hét, đập phá, tự cho mình làtài giỏi. Đây là chứng bệnh loạn thần cấp. Nguyên nhân là do áp lực, kỳ vọng củagia đình quá lớn nên em T. đã tự giam mình trong căn nhà với 4 bức tường táchbiệt với thế giới bên ngoài, không có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi nên dẫnđến bị sang chấn tâm lý.

Theo Tiến sỹ Trịnh Hòa Bình (ViệnXã hội học Việt Nam), đã có rất nhiều những câu chuyện xung quanh việc các sỹ tửdo có kỳ vọng quá lớn trong các kỳ thi như phải thi đỗ đại học dẫn đến những hậuquả đáng tiếc xảy ra. Theo Tiến sỹ Trịnh Hoà Bình, đối với các bạn học sinh,trong quá trình học tập cũng như ôn luyện thi, trước mỗi kỳ thi học sinh nênbiết sắp xếp hợp lý thời gian học tập và thời gian nghỉ ngơi của bản thân, giảmstress cũng như tránh tình trạng quá căng thẳng.

Đặc biệt, các em không nên có suynghĩ là vạch ra mục đích gì thì phải đạt bằng được mục đích đó hay con đường đỗvà học đại học là con đường duy nhất để lập nghiệp và phát triển. Nếu có thấtbại như thi trượt đại học, tốt nghiệp hay các thất bại khác trong cuộc đời, cácem cần phải lấy lại bình tĩnh, cũng như kiểm tra lại và rút ra những kinh nghiệmcần thiết để phục vụ cho những bước đường tiếp theo. Luôn bám sát và ảnh hưởngkhông nhỏ đến sự phát triển của các em là các bậc phụ huynh.

Để tránhnhững hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra sau mỗi kỳ thi,các bậc phụ huynh hiểu được khả năng, cũng như sức họccủa con mình ở mức độ như thế nào để không quá kỳ vọngvào con. Cùng với việc động viên con cái học hành tốt,các bậc phụ huynh cũng nên tạo điều kiện để con cái cónhững kỳ nghỉ, thư giãn. Bên cạnh đó, khi kết quả họctập của con cái không được như mong muốn, ngoài cách nóichuyện trực tiếp với con, phụ huynh có thể tìm hiểu tâmtư nguyện vọng của con mình thông qua những nhóm bạn bèchơi thân thiết với nhau. Từ đó, có những tác động vàlời khuyên hợp lý tránh con cái rơi vào những "tai nạn"đáng tiếc. 

Bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Việntrưởng Viện Sức khỏe tâm thần - nơi tiếp nhận nhiều sĩ tử bị sang chấn tâm thầnsau mùa thi - chia sẻ, sức khoẻ tâm thần cũng cần phải được rèn luyện hằng ngày,giống như tập thể thao cho cơ thể. Nhất là các thí sinh, trước áp lực kéo dàitrong suốt thời gian học thi, thi và chờ kết quả, bản thân các em và gia đìnhcần sắp xếp hài hòa nhịp sống tự nhiên của cơ thể với mong muốn xã hội, giải tỏalo âu, biết chấp nhận các kết quả có thể đến sau kì thi, tránh lạm dụng việc họctập. Đặc biệt, không nên gây thêm áp lực thi đỗ cho các em, vì các em đã trảiqua thời gian căng thẳng kéo dài suốt mùa ôn tập.

Trên thực tế, người có nhân cáchyếu thường dễ bị stress và bị trầm trọng hơn người có nhân cách mạnh. Đây làđiều các phụ huynh nên chú ý theo dõi, tránh để xảy ra những hậu quả không mongmuốn đối với con mình. Ngoài ra, việc rèn luyện sức khỏe tâm thần, biết cân bằngtrong cuộc sống không chỉ giúp các em vượt qua những kì thì quan trọng, mà còngiúp tăng cường khả năng chống đỡ stress, rất có lợi trong suốt cuộc đời

Theo CAND




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.