Tuyển sinh Đại học 2010: Lệ phí tăng, hồ sơ giảm

Lệ phí cao = hồ sơ giảm

Việc tăng lệ phí đăng kí dựthi (ĐKDT) và thu đồng thời lệ phí thi khi nộp hồ sơ sẽ hạn chế phần nào số hồsơ ảo. Giải pháp này đã được nhiều Hội đồng thi các trường kiến nghị với BộGD&ĐT và được áp dụng từ kỳ thi tuyển sinh năm nay.

Ngay sau khi kết thúc hạnnộp hồ sơ ĐKDT theo tuyến sở GD&ĐT cho thấy, lượng hồ sơ nộp vào đang ít hơn nămngoái. Như vậy, đây là tín hiệu tốt chứng tỏ lượng hồ sơ “ảo” sẽ giảm hơn mọinăm.  

Lệ phí cao = hồ sơ giảm 

Điểm mới của kỳ tuyển sinh nămnay, để tránh tình trạng thí sinh (TS) ảo, cả lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí dựthi được thu gộp 1 lần, với 80.000 đồng/bộ/trường. Đặc biệt, với những TS đăngký dự thi vào các trường năng khiếu thì mỗi bộ HS các em phải nộp tới250.000/bộ. Có nhiều thí sinh cho biết, em đã mua 10 bộ hồ sơ nhưng do quy địnhthu gộp lệ phí nên các em quyết định chỉ chọn nộp hồ sơ vào trường mà em dự địnhthi cho đỡ phí tiền nộp lệ phí. 

Tuyển sinh Đại học 2010: Lệ phí tăng, hồ sơ giảm
Giám thị gọi thí sinh vào phòng thi

Do chủ trương đóng lệ phí đúngđắn của Bộ GD&ĐT nên tỷ lệ TS “ảo” năm nay sẽ không đáng kể vì những TS đã nộphồ sơ vào trường nào nghĩa là muốn vào trường đó thực sự, không phải chạy theophong trào như trước đây. Điều này sẽ giúp các trường thuê địa điểm, thuê phòng…sát thực với số TS dự thi hơn trước. Trong khi mặt bằng giá cả cao như hiện nay,giảm hồ sơ “ảo” sẽ giúp các trường đỡ lỗ.

 Theo ông Phan Văn Quế, Phó việntrưởng Viện ĐH Mở Hà Nội, nếu một học sinh có điều kiện, khoảng 800.000đ/10 bộhồ sơ là chuyện bình thường thì với một học sinh nghèo và học sinh nông thôn,đấy là cả vấn đề quan trọng. Ngoài ra, các em cũng đã biết chọn đúng ngành, đúngtrường phù hợp khả năng nên không nộp hồ sơ vô tội vạ. Các em đã ý thức được cónhiều con đường học, không nhất thiết phải vào ĐH nên phần lớn các em chỉ nộpvài bộ hồ sơ vào trường ĐH cần thiết.  

Việc giảm hồ sơ ĐKDT năm nay thểhiện rõ ngay sau khi kết thúc đợt 1 nhận hồ sơ theo tuyến sở GD&ĐT vào ngày10/4. Ở Hà Nội, nhiều điểm thu nhận hồ sơ ĐKDT chỉ nhận được số lượng hồ sơ đăngkí bằng khoảng 2/3 năm ngoái. Tại phòng GD&ĐT Phú Xuyên đã nhận được khoảng 400bộ, bằng 2/3 số bộ hồ sơ của năm 2009. Trong ngày 10/4, Phòng GD&ĐT Hoàn Kiếmchỉ nhận được gần 20 bộ. Tính trung bình cả đợt, Phòng nhận được khoảng 400 bộ,ít hơn so với năm ngoái 100 bộ. Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh có tổng hồ sơ cả đợtlà 800, ít hơn năm ngoái gần 400 bộ… Điểm thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi của SởGD&ĐT TPHCM đã nhận hơn 2.000 hồ sơ. Ông Phạm Hữu Tài, cán bộ thu nhận hồ sơ tạiđây, cho biết năm nay hồ sơ giảm hơn năm 2009. Đến hết ngày 10/4, Văn phòngtuyển sinh cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP Hồ Chí Minh đã nhận được hơn 10.000bộ hồ sơ, ít hơn so với mọi năm. Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên phụ tráchtuyển sinh, thông tin không nhiều trường hợp nộp 3-4 hồ sơ và thí sinh đăng kýnhiều nhất vào các trường ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, ĐH Côngnghiệp TPHCM, CĐ Kinh tế Đối ngoại...

 Trường phải tự bù lỗ vì ảo 

Ông Nguyễn Ngọc Hợi - Hiệu trưởngTrường ĐH Vinh cho biết, thực tế những năm qua, việc thu lệ phí không đủ cho cáctrường chi cho công tác tuyển sinh. Hầu hết các trường đều phải tự bỏ tiền ra bùvào chi phí quá lớn này, hàng năm đến hàng trăm triệu đồng.  

PGS Nguyễn Văn Nhã, Trưởng BanĐào tạo, ĐH Quốc gia cho hay, mặc dù trường đã phát hiện và loại khá nhiều sốđăng ký trùng tên song lượng hồ sơ ảo cũng lên tới 30%, cá biệt có phòng thi dựkiến 30 thí sinh nhưng chỉ có 7 thí sinh có mặt.  

Thực tế những năm qua cho thấy,lượng hồ sơ ĐKDT ảo chiếm ít nhất 30%. Và theo ước tính, mỗi kỳ thi ĐH, CĐ, cáctrường đã phải bù lỗ số tiền lên tới khoảng 18 tỷ đồng cho việc thuê địa điểm,thậm chí chấp nhận cả những địa điểm xa rất phức tạp cho khâu tổ chức thi; huyđộng số lượng lớn giám thị; in đủ số lượng đề thi theo số hồ sơ ĐKDT…

 Ông Phan Văn Quế nhận định, đếnngày sát nút thu nhận, hồ sơ ĐKDT sẽ còn tăng lên. Tuy nhiên, Phó Hiệu trưởngTrường ĐH Ngoại Thương, Hà Nội bà Nguyễn Thị Quy nhận định, riêng với một sốtrường có số lượng tuyển sinh ổn định, tình trạng “ảo” không nhiều lắm vì họcsinh đã biết lượng sức ngay từ đầu.

 Thông thường trong các kỳ tuyểnsinh hàng năm, vẫn có sự chênh lệch lớn giữa lượng TS ĐKDT và số TS trực tiếpđến dự thi do nhiều nguyên nhân như trượt tốt nghiệp THPT và do thí sinh nộp hồsơ vào nhiều trường nhiều ngành rồi bỏ không đến dự thi.

Theo Nhật Dương
 
Tuyển sinh Đại học 2010: Lệ phí tăng, hồ sơ giảm



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.