“Vén màn” sự thật câu chuyện hơn 100 bác sỹ đi làm nợ lương

“Bệnh nhân có giảm nhưng không đáng kể. Số lượng giảm mới chỉ xảy ra 3 tháng trở lại đây”, ông Mã, Giám đốc chuyên môn cho biết.

“Bệnh nhân có giảm nhưng không đáng kể. Số lượng giảm mới chỉ xảy ra 3 tháng trở lại đây”, ông Mã, Giám đốc chuyên môn cho biết.

Bệnh Viện vẫn đông bệnh nhân

Theo ghi nhận của PV, bệnh nhân đến thăm khám tại viện khá đông. Hầu như phòng nào cũng có người bệnh.

Trao đổi với ông Bùi Văn Mã, Giám đốc chuyên môn của bệnh viện, đồng thời là chủ của số nợ khủng nhất mà bệnh viện chưa có khả năng thanh toán, ông cho biết: “Tôi bắt đầu về đây công tác từ ngày 01/3/2015. Mức lương của tôi trước đây 30 triệu/tháng, nhưng tính từ thời điểm bệnh viện nợ lương đến giờ, mức lương của tôi là 25 triệu/tháng.

Tính đến thời điểm này, bệnh viện nợ tôi số tiền lên đến hơn 300 triệu. Nếu nói nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ lương là do ít bệnh nhân thì chưa đúng. Chỉ 3 tháng trở lại đây, khi số lượng y bác sỹ gửi đơn lên ban giám đốc, kiến nghị giải quyết tiền lương ngày một đông đã ảnh hưởng đến tâm lý người đến khám bệnh. Vì vậy, bệnh nhân có giảm nhưng không đáng kể”, ông nêu quan điểm.
 

Bệnh Viện đa khoa Hồng Đức, Kiến An (Hải Phòng). Ảnh: Cù Hiền

Ông Mã trần tình vụ việc: “Tình trạng nợ lương diễn ra quá lâu. trước đây tôi thường động viên anh em cố gắng, nhưng có lẽ, đã đến lúc để mọi người đối diện với sự thật. Chúng tôi quá bức xúc, nên chẳng có gì phải giấu giiếm nữa. Tiền khám sức khỏe cho bệnh nhân bệnh viện thu về từ đầu năm đến giờ khoảng 2 tỷ. Bên cạnh đó, những khoản thu khi khám dịch vụ ngoài tôi không quản lý việc này nên chỉ giám đốc công ty mới nắm được".

Khi được hỏi: “Tại sao thời gian nợ lương kéo dài cả năm trời nhưng không có bất kỳ y tá, bác sỹ nào lên tiếng?", ông Mã cho hay: “Do đặc thù nghề nghiệp, chúng tôi là bác sỹ, mọi người đều rất bình tĩnh. Hàng ngày, chúng tôi đều tiếp xúc với những bệnh nhân nghèo khó, ốm đau nên chúng tôi không muốn làm lớn chuyện… Trước đây, bất kỳ y tá, bác sỹ nào có ý kiến về tiền lương, nếu giám đốc công ty biết chuyện sẽ đuổi việc ngay. Bây giờ, như bát nước tràn ly, cả năm trời không có lương thì làm sao anh em sống được…”

Trong dáng vẻ trầm ngâm, buồn phiền, bác sỹ Đỗ Mạnh Ngừng, Trưởng khoa Ngoại, người về BVĐK Hồng Đức công tác từ tháng 5/2015 bức xúc: “Từ ngày vào làm việc tại viện đến giờ, tôi ký hợp đồng mức lương 10 triệu/ tháng. Kể từ tháng 5 đến nay, tôi nhận được 11 triệu, trong đó có 2 lần tạm ứng mỗi lần 2 triệu. Tháng 9 vừa rồi tôi được lấy lương 7 triệu, tổng cộng tôi nhận được tất cả 11 triệu. Từ tháng 10 vừa qua, tôi thấy nguy cơ nặng nề nên tôi chỉ đi làm nửa số công/ tháng”.

Bệnh viện cũng thành lập công đoàn, tuy nhiên chủ tịch công đoàn cũng là một thành viên của ban lãnh đạo. Chúng tôi đã gửi đơn của tập thể lên Liên đoàn lao động TP. Hải Phòng nhưng cho đến nay đã gần 2 tháng vẫn chưa nhận được hồi âm.

Một nhân viên điều dưỡng tên Duyên chia sẻ: “Em tốt nghiệp đại học nên thử việc 3 tháng. 3 tháng đầu tiên thử việc không lương, 3 tháng tiếp theo được hỗ trợ 1,5 triệu, 2 tháng tiếp theo mức hỗ trợ là 2 triệu, từ tháng thứ tư em được hưởng mức hỗ trợ 3 triệu đồng. Đến tháng thứ 9 thì lương của em được 3, 5 triệu cho đến thời điểm này. Tính đến thời điểm này, tiền trợ cấp em lĩnh rồi, chỉ còn tiền trợ cấp của tháng 1, tháng 2 bệnh viện chưa thanh toán. Còn tiền lương thì bệnh viện trả hết tháng 3 và tháng 9, lương tháng 5 thì lĩnh được 2 triệu. Còn lại là nợ từ ngày ấy đến giờ. Tính đến giờ, bệnh viện nợ em 20 triệu".

Nhà Duyên ở Tiên Lãng, trước đây cô ở trọ gần bệnh viện, nhưng 2 tháng trở lại đây do không có tiền thuê phòng nên phải đi về trong ngày.

Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức, nhiều y bác sỹ bức xúc không chỉ về khoản nợ lương cả năm trời qua mà còn về cách tính lương bất hợp lí. Một nhân viên giấu tên, có 4 năm làm việc tại bệnh viện nêu quan điểm: “Lương tính bất cập lắm ạ. Hợp đồng 26 ngày công, nhưng nếu ai làm dưới 23 công thì số lương sẽ chia cho 30 ngày sau đó nhân lên số ngày đi làm. Những ai đi làm dưới 23 ngày công thì người lao động phải đóng bảo hiểm 100%, bệnh viện cũng không có văn bản nào quy định. Chúng em thắc mắc nhiều nhưng phía nhà đầu tư không một lời giải thích”, chị bức xúc.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ lương

 
Trao đổi với Giám đốc BVĐK Hồng Đức, bà Ngô Thuần Oanh cho biết: “Hiện nay, bệnh viện đang mắc kẹt ở khoản tiền bảo hiểm bởi lẽ, ở bảo hiểm y tế tuyến đầu có phần định mức. Ví dụ, bảo hiểm phân cho Bệnh viện Hồng Đức 1 quý 2 tỷ tương đương với 18.000 thẻ. Trong quý đó, số bệnh nhân chuyển lên tuyến trên hoặc bệnh viện quá khả năng chữa bệnh nên phải chuyển lên tuyến trên. Cộng toàn bộ chi phí tuyến trên mất 2,5 tỷ. So với 2 tỷ bảo hiểm chi cho ban đầu thì bệnh viện bị âm 500 triệu.
Số bệnh nhân thực tế đang khám chữa tại Bệnh viện Hồng Đức, bệnh viện chi tiền thuốc, chi tiền hóa chất… mất khoảng 1 tỷ, 1 tỷ này sẽ được gọi là tiền vượt quỹ. Vậy, 1 tỷ đó sẽ bị treo lại để xác minh nguyên nhân khách quan hay chủ quan của 2,5 tỷ vượt tuyến. Vì vậy, bây giờ bảo hiểm đang xem xét nên chưa thể có tiền trả lương cho mọi người.
 

Văn bản tạm dừng thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT đối với bệnh nhân đa tuyến đến được điều trị bằng vị thuốc đông y. Ảnh: Cù Hiền

Giải thích về lời hứa của mình với y bác sỹ trong bệnh viện, bà Oanh cho biết: “Lời hứa của tôi phụ thuộc vào bảo hiểm, khi có bản quyết toán từ phía bảo hiểm, tôi nghĩ sẽ sớm có lương chi trả cho mọi người. Vậy nên tôi động viên anh em và cũng nghĩ trong tuần sau sẽ có lương… Rồi khi bảo hiểm chưa giải quyết xong thì tôi đành phải thất hứa với họ”.

Theo như Giám đốc chuyên môn, ông Bùi Văn Mã cho biết: “Hàng năm, số tiền thu được từ việc khám dịch vụ bên ngoài không nhỏ. Vậy số tiền ấy chi vào việc gì mà không trả lương cho y bác sỹ trong viện?"
 

GĐ bệnh viện đã chốt giấy nợ với y bác sỹ làm việc tại bệnh viện

Giải thích về nguồn thu ngoài khi đi khám chữa dịch vụ cho các đơn vị, bà Oanh giải thích: “Nếu không có nguồn thu ngoài thì tôi không thể duy trì bệnh viện cho đến bây giờ. 100% thuốc, vật tư tiêu hao, điện nước… dùng trong bệnh viện đều cần tiền ngay. Toàn bộ số tiền thu từ bên ngoài được chi vào việc đó.

Cho đến thời điểm tháng 8/2015, tôi đã chốt giấy nợ đối với từng y bác sỹ. Số nợ đó, tôi sẽ trả lãi suất 1%/ tháng. Tất cả các nhân viên đều nhận được giấy tờ đầy đủ".

Vậy, số tiền 3 tỷ là do bảo hiểm chưa chi trả hay còn một nguyên nhân nào khác dẫn đến tình trạng hàng trăm y bác sỹ làm việc tại đây bị nợ lương hàng năm trời? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc ở những nội dung tiếp theo.

Theo Cù Hiền (Nld.com.vn)



Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.