"Xét nghiệm ADN là biết cây gỗ mỡ hay vàng tâm'

"Theo tôi, để có câu trả lời nhanh và chính xác nhất, tránh dư luận hiểu nhầm thì có thể mang gỗ cây đó đi xét nghiệm ADN" - TS, KTS Phạm Anh Tuấn (ĐH Lâm nghiệp) đưa ra quan điểm.

 "Theo tôi, để có câu trả lời nhanh và chính xác nhất, tránh dư luận hiểu nhầm thì có thể mang gỗ cây đó đi xét nghiệm ADN" - TS, KTS Phạm Anh Tuấn (ĐH Lâm nghiệp) đưa ra quan điểm. Xung quanh việc Hà Nội chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh và có ý kiến cây được trồng mới trên phố Nguyễn Chí Thanh không phải là vàng tâm, để rộng đường dư luận, VietNamNet ghi nhận thêm ý kiến của 2 nhà khoa khọc lâm nghiệp.

Mang đi xét nghiệm!

Trao đổi với PV, TS. KTS Phạm Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Lâm nghiệp đô thị, trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, vàng tâm và cây gỗ mỡ là hai loài khác nhau nhưng cùng chi nên nhìn về bên ngoài khá giống nhau.

Người không có chuyên môn rất dễ nhầm lẫn, nhưng với các nhà khoa học thì chỉ cần quan sát đặc tính bên ngoài là có thể phân biệt được.

gỗ mỡ; vàng tâm; chặt cây; Hà Nội
Hàng cây được cho là vàng tâm trên phố Nguyễn Chí Thanh mới được trồng thay thế các cây mới bị chặt - Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo tôi, để có câu trả lời nhanh và chính xác nhất, tránh dư luận hiểu nhầm thì có thể mang gỗ cây đó đi xét nghiệm ADN.

- Theo ông, cây vàng tâm được trồng làm cây đô thị có phù hợp?

Xét về tiêu chí cây đô thị thì cây vàng tâm khá phù hợp vì đây là cây rễ cọc, có độ bám sâu, đảm bảo an toàn. Hơn nữa, loài này cũng ít rụng lá, cây to.

Theo tôi, ý tưởng trồng đồng bộ một loại cây trên một tuyến phố của Hà Nội là tốt. Song, tại mỗi tuyến phố khi trồng cây gì cần nghiên cứu và phù hợp về mặt quy hoạch cũng như độ tương quan giữa mặt phố, vỉa hè và độ to, cao của cây.

- Một số ý kiến cho rằng, cây vàng tâm vốn là cây lâm nghiệp, không hợp trồng làm cây đô thị như Hà Nội?

Tôi cũng đã đọc được nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học nói về điều này. Ai nói cũng có cái lý của mình nhưng chưa thấu đáo. Vì xét cho cùng cây xanh nào cũng có nguồn gốc từ rừng, là cây lâm nghiệp rồi qua quá trình ươm trồng, cải tạo cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng.

Tôi thấy, phố Nguyễn Chí Thanh trồng cây vàng tâm là khá hợp, vì phố này rộng, thông thoáng, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, vì đây là loại cây lâm nghiệp lại chưa được trồng làm cây đô thị ở Việt Nam nên trong quá trình trồng cần chăm sóc chu đáo, theo dõi diễn biến sinh trưởng, phát triển của cây, uốn nắn để hạn chế tối đa cây phát triển cong nghiêng, mất an toàn.

Vàng tâm và gỗ mỡ không thể gọi chung một tên!

Tiến sỹ Đỗ Hữu Thư, Trưởng phòng Sinh thái thực vật, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật cho biết:

Tôi ủng hộ chủ trương của UBND TP Hà Nội về việc thay thế cây xanh đã sâu mục, cong nghiêng không đảm bảo an toàn cho người dân.

gỗ mỡ; vàng tâm; chặt cây; Hà Nội

Cây vàng tâm

gỗ mỡ; vàng tâm; chặt cây; Hà Nội

Mỡ cũng là loại cây gỗ lớn được trồng nhiều tại Bắc Kạn -(Nguồn: Báo CA Bắc Kạn)

Theo tôi, Hà Nội nên đồng bộ cây xanh theo từng tuyến phố để mỗi tuyến phố mang một nép đẹp riêng. Như phố Phan Đình Phùng làm người ta nhớ về hàng cây sấu, đường Bắc Sơn nhớ về hàng cây hoa ban, phố Nguyễn Chí Thanh trồng cây vàng tâm cũng là một ý tưởng hay...

Còn như hiện nay, cây xanh Hà Nội mới chủ yếu là cho bóng mát, cải thiện môi trường chưa có tính mỹ quan nhiều.

Tuy nhiên, trên mỗi tuyến phố, trước khi trồng đồng bộ một loại cây gì phải nghiên cứu về đặc tính sinh học, có phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và đô thị không.

Ví dụ như, để trồng một tuyến phố đồng bộ cây sấu thì tuyến phố đó phải có đủ độ lớn, vỉa hè rộng, vì còn tương quan giữa độ an toàn và không ảnh hưởng đến sự thông thoáng của đường phố.

Bên cạnh đó, việc thay thế, đồng bộ cây xanh cũng nên làm từng bước, thay thế xen kẽ để vẫn đảm bảo được độ phủ xanh của mỗi tuyến phố.

- Vậy việc trồng cây đô thị phải quan tâm đến tiêu chí nào, thưa ông?

Việc thay thế cây xanh phải lựa chọn theo tiêu chuẩn cây đô thị, cái này chúng ta đã có rồi như cây phải xanh tốt quanh năm, cho bóng mát, tán rộng.

Theo tôi, điều cần nhất để trồng cây xanh ở đô thị như Hà Nội là phải tạo được cảnh quan và cho bóng mát, an toàn cho người dân.

Cây xà cừ được trồng nhiều năm về trước đây, có ưu điểm là phát triển nhanh, cho bóng mát và cây lá xanh tốt quanh năm, tuy vậy cũng có khuyết điểm lớn là rễ nông, dễ gãy đổ.

Đặc biệt đối với những cây lớn, việc gãy đổ dễ gây nguy hiểm tới tính mạng, tài sản người dân. Thậm chí, cây phượng vĩ dù ra hoa đẹp nhưng cũng không nên trồng nhiều vì cây này dễ thối gốc khi đã phát triển đến ngưỡng...

- Có dư luận cho rằng, cây vàng tâm trên phố Nguyễn Chí Thanh là gỗ mỡ, ý kiến của ông về việc này?

Cây vàng tâm và cây gỗ mỡ là hai loài khác nhau nhưng cùng một chi. Tuy nhiên, trong khoa học phân biệt rất rõ ràng, hai loài này cũng có tên khoa học khác nhau, vì vậy cây vàng tâm và gỗ mỡ không thể gọi chung một cái tên.

Mặc dù chưa có điều kiện tiếp xúc, quan sát trực tiếp loại cây đang trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh nhưng tôi vẫn tin rằng, cây trồng trên phố này là cây vàng tâm.

Theo VietNamNet



Công an phá đường dây bán cỏ Mỹ tẩm cần sa qua mạng xã hội
Công an huyện Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) phát hiện một đường dây mua bán trái phép chất ma túy với phương thức thủ đoạn hết sức tinh vi, khi có đối tượng có nhu cầu mua ma túy để sử dụng thì đối tượng chủ yếu dùng mạng xã hội để liên lạc và giao ma túy gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.