- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cục CSGT nói gì về trào lưu "săn tiền thưởng", báo vi phạm qua ứng dụng VNeTraffic bị lỗi?
Đại tá Nhật cho biết, trong 3 ngày đã có 250.000 người đăng ký app VNeTraffic, hơn 8.000 phản ánh về vi phạm giao thông.
Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe” có hiệu lực thi hành.
Theo đó, một số hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ có mức phạt tăng mạnh so với trước như người điều khiển ôtô vượt đèn đỏ bị phạt 18-20 triệu đồng (mức cũ là 4-6 triệu đồng), đối với người điều khiển mô tô, xe máy vượt đèn đỏ bị phạt 4-6 triệu đồng (mức phạt cũ là 800 nghìn – 1 triệu đồng).
Song song với Nghị định 16/2024 thì Nghị định 176/2024 quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách, đã được Chính phủ ban hành và cũng có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Trong Nghị định 176 đã gây chú ý khi có khoản chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông của một vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Thông tin này đã gây xôn xao dư luận, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông” đang được thực hiện rất hiệu quả.
Tuy nhiên, thời gian qua trên mạng xã hội xuất hiện trào lưu “săn tiền thưởng” thông qua việc ghi hình báo vi phạm giao thông. Thậm chí còn có cả một hội nhóm trên mạng xã hội với hàng nghìn thành viên để bàn tán về vấn đề này.
CSGT Hà Nội kiểm soát người vi phạm qua trung tâm điều khiển - Ảnh: Bộ Công an
Đại tá Nguyễn Quang Nhật - trưởng Phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông - Cục CSGT (Bộ Công an) đã chia sẻ về vấn đề này tại buổi giao lưu trực tuyến trên Báo Tuổi trẻ sáng ngày 7/1/2025.
Theo Đại tá Nhật, "chúng ta phải suy nghĩ tích cực, tránh những trào lưu. Ở đây mọi công dân đều có trách nhiệm lên án những thói hư, tật xấu, hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn để hướng đến xã hội văn minh, tiến bộ, ý thức giao thông nền nếp".
Đại diện Cục CSGT cũng khẳng định báo cáo thông tin về vi phạm là ý thức trách nhiệm của công dân, không chỉ là thông tin về trật tự ATGT mà còn là thông tin về tội phạm.
Chia sẻ trên Thanh Niên Online sáng cùng ngày, TS Khương Kim Tạo (nguyên Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia) kỳ vọng sẽ tạo động lực để người dân tích cực tham gia vào công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông hơn nữa.
Theo ông Tạo, bản chất của cơ chế trên "không phải dùng tiền để kêu gọi tố giác", bởi trước nay không có việc trả tiền thì vẫn có rất nhiều người đã cung cấp thông tin. Việc chi hỗ trợ là nhằm động viên người cung cấp thông tin, qua đó cũng gián tiếp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
Vì sao ứng dụng VneTraffic chỉ báo lỗi được ở Bắc Ninh?
Bộ công an trước đó cũng đã thông tin về các cách để gửi thông tin phản ánh vi phạm giao thông. Trong đó, đơn vị cảnh sát giao thông thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu gồm: Cục Cảnh sát giao thông; phòng cảnh sát giao thông, đội cảnh sát giao thông, trật tự thuộc công an cấp huyện.
Mọi người có thể cung cấp thông tin, hình ảnh về vi phạm thông qua trang Zalo Phòng CSGT hoặc cài đặt, sử dụng ứng dụng VneTraffic - Ứng dụng giao thông thông minh Việt Nam do Bộ Công an phát triển được hoạt động từ 1/1/2025. Ngoài ra, người dân ở Hà Nội có thể cung cấp qua ứng dụng iHanoi.
Tuy nhiên, nhiều người sau khi cài đặt ứng dụng VneTraffic và thực hiện phản ánh vi phạm giao thông thì hiện ra thông báo ứng dụng báo mới thí điểm ở Bắc Ninh gây khó khăn trong quá trình sử dụng.
Cũng trong buổi giao lưu, Đại tá Nhật cho biết, ứng dụng VneTraffic trước đây được thí điểm tại Bắc Ninh từ năm 2024 và những ngày đầu có thể ứng dụng báo mới thí điểm ở Bắc Ninh. Còn hiện tại ứng dụng đã có thể sử dụng trên cả nước.
Nhiều người gửi báo lỗi vi phạm nhưng không được ghi nhận
Thời gian tới, Cục CSGT cũng sẽ hướng cho người dân có thể đăng ký tài khoản VNeTraffic qua ứng dụng định danh điện tử VneID.
Đại tá Nhật cũng thông tin, mới 3 ngày qua app VNeTraffic đã có 250.000 người đăng ký, hơn 8.000 phản ánh về vi phạm giao thông.
Với các vi phạm sẽ chuyển đến lực lượng chức năng các nơi liên quan để giải quyết và tai nạn cũng được chuyển ngay để giải quyết. Ngoài ra, người dân sẽ nắm bắt được các thông báo về phạt nguội. Đồng thời, tiến tới kết nối để người dân nắm bắt được điểm bằng lái xe của mình, bản đồ số an toàn giao thông...
Đối với cơ chế chi trả tiền cho người cung cấp thông tin và tiêu chí xét chi trả cho từng nội dung, đại diện Cục Cảnh sát giao thông hôm 3/1/2025 cho biết điều này sẽ được các cơ quan liên quan sớm quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thực thi.
Theo Đời sống pháp luật
-
Xã hội10 phút trướcKhi hay tin chồng có quan hệ tình cảm với người khác, Minh đã bàn bạc cùng chồng đe dọa đăng hình ảnh cùng các đoạn video nhạy cảm của chị D lên mạng xã hội, nhằm mục đích tống tiền.
-
Xã hội3 giờ trướcTòa án nhân dân (TAND) TPHCM tuyên Hồng Loan hưởng 85% tài sản của nghệ sĩ Vũ Linh để lại sau phiên sơ thẩm. Tuy nhiên, cô nói sẽ làm đơn kháng cáo.
-
Xã hội4 giờ trướcToà án đã có quyết định thụ lý vụ kiện đòi 2 tỉ đồng tiền trúng vé số giải đặc biệt nhưng không được trả thưởng do bị rách rời.
-
Xã hội4 giờ trướcNghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định về xử phạt đối với hành vi 'không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe trong trường hợp thay đổi chủ xe' hay vẫn được nhiều người hiểu là lỗi 'xe không chính chủ'.
-
Xã hội7 giờ trướcMâu thuẫn gia đình, người vợ ở tỉnh Quảng Nam bỏ về nhà mẹ đẻ sống, người chồng tìm đến, đẩy con ra khỏi nhà rồi châm lửa đốt.
-
Xã hội8 giờ trướcSau khi xảy ra va chạm giao thông, Hiền vật ngã anh B. xuống đường, rồi dùng tay, chân, mũ bảo hiểm tấn công liên tục vào vùng đầu của anh B.
-
Xã hội8 giờ trướcMột số hành vi vi phạm của người điều khiển xe máy vừa bị phạt hành chính vừa bị trừ điểm giấy phép lái xe mà người dân cần biết.
-
Xã hội8 giờ trướcNguyễn Văn Vũ ở Nam Định mua các sản phẩm thuốc nhỏ mắt nhãn hiệu Trung Quốc sau đó làm giả tem mác Nhật Bản rồi bán cho khoảng hơn 10.000 người trên toàn quốc.
-
Mạng xã hội9 giờ trướcSau khi xuất hiện, linh vật rắn của nghệ nhân Đinh Văn Tâm ở Quảng Trị lại gây sốt cộng đồng mạng.
-
Xã hội9 giờ trướcNữ chủ tọa đặc biệt nhấn mạnh đến việc người nhà cố nghệ sĩ Vũ Linh đã vô tình hoặc cố ý để mạng xã hội can thiệp quá sâu vào câu chuyện gia đình mình
-
Xã hội10 giờ trướcKhi bị CSGT phát hiện, xử lý lỗi điều khiển xe máy đi lên vỉa hè, nam tài xế xe ôm công nghệ xót xa nói: 'Do khách giục quá nên tôi bị phạt nửa tháng lương'.
-
Xã hội12 giờ trướcHĐXX xem xét tình tiết liên quan "di chúc miệng" của cố nghệ sĩ Vũ Linh do bà Lê Thị Hồng Phượng, con gái bà Võ Thị Hồng Nhung, trình bày tại tòa
-
Xã hội12 giờ trướcCơ quan chức năng TP Hải Phòng đang điều tra, xử lý vụ tai nạn giao thông liên hoàn do lái xe vi phạm nồng độ cồn gây ra trên địa bàn.