Những "nhà vô địch" bất đắc dĩ

Những câu chuyện mà chúng tôi chia sẻ dưới đây, đều liên quan đến tính hiếu thắng, muốn chứng minh là mình đúng, mà có người sẵn sàng hy sinh cả tính mạng, bấp chấp cả việc làm tổn thương tâm hồn, danh dự người khác ở đây lại chính là những người thân yêu, ruột thịt trong cùng một gia đình.

Thông thường trong một cuộcđua, người về đích trước tiên sẽ là người vui nhất. Nhưng có những cuộc đua, thìcả người thắng, người thua khán giả và... ban giám khảo đều không vui vẻ gì.

Những câu chuyện mà chúng tôichia sẻ dưới đây, đều liên quan đến tính hiếu thắng, muốn chứng minh là mìnhđúng, mà có người sẵn sàng hy sinh cả tính mạng, bấp chấp cả việc làm tổn thươngtâm hồn, danh dự người khác - ở đây lại chính là những người thân yêu, ruột thịttrong cùng một gia đình.

Những "nhà vô địch" bất đắc dĩ
Hai vợ chồng 5 ăn 5 thua,  cứ muốn chứng minh rằng mình đúng

Chân lý thuộc về kẻ... mạnhmồm

Tôi vẫn còn nhớ như in cặp vợchồng đó. Họ mới chuyển đến khu tập thể của chúng tôi chưa đầy năm. Mỗi lần sangnhà tôi chơi, câu chuyện "làm quà" của cô thường xoay quanh chủ đề người chồng"dốt nát" và những chiến công cô đã đạt được để tìm ra "chân lý" ấy. Hai vợchồng cô đều là những trí thức trẻ (ấy thế nhưng với cô, chồng cô vẫn là ngườikhiếm khuyết về tri thức).

Kinh tế khá giả, nhà cửa đàng hoàng, con cái khỏemạnh, thế mà vợ chồng cô vẫn "năm ngày 3 trận". Nguyên nhân vì hai người khônghợp nhau, lúc nào cũng bất đồng quan điểm. Mà bất đồng trong "chiến lược" lớn đãđành, đằng này, từ những việc đơn giản nhất như cái áo, cái bát... hai vợ chồngcũng mỗi người một cách nghĩ. Và phương thức cuối cùng để nhất trí chính là...cãi nhau. Ai thắng, người đó là chân lý.

Một lần, hai vợ chồng cô cùngngồi xem phim. Đến đoạn cô thuyết minh đọc lời thoại tả về một nhân vật mặc áomàu xanh da trời, cô vợ thốt lên: áo kia mà gọi là màu xanh da trời. Ngay lậptức,anh chồng đốp lại, có mà em mù, con bé trên tivi nó mặc áo xanh da trời còngì. Chỉ mỗi cái chân lý "da trời" hay "không da trời" mà cô vợ nhảy xổ vào, cãilại. Chuyện bé xé ra to, từ chuyện màu sắc của cái áo, cô vợ hét lên, bảo chồngbất tài, còn bướng bỉnh.

Anh chồng thì cũng "tiếng bấc ném đi, hòn chì ném lại",bảo vợ ngu dốt, màu xanh thế kia mà còn không biết thì đúng là không có óc thẩmmỹ. Cuối cùng, khi cơn giận lên đến cực điểm, anh chồng tát cho vợ một cái nảyđom đóm mắt để buộc vợ phải im miệng. Cái tát cũng là lời tuyên bố chính thức:Cái áo kia màu xanh da trời, cấm cãi. Hậu quả là suốt buổi tối hôm đó, cả khutập thể chúng tôi được nghe màn cải lương sầu thảm của cô vợ.

Kỷ lục của hai vợ chồng là việcđã thách nhau đập vợ hết 20 cái bát sứ. Cũng chẳng có gì to tát, chỉ vì tranhnhau xem con bé hàng xóm có... người yêu chưa, người bảo có rồi, người bảo chưa.Cuối cùng, anh chồng đập vỡ luôn cái bát cầm trên tay để uy hiếp vợ. Lập tức, vợcũng nhảy vào, đập bát khác để chứng minh, mình không sợ chồng. Hai vợ chồng 5ăn 5 thua, đập đến khi bà mẹ vợ phải chạy sang can ngăn, hai vợ chồng vẫn nhưhai con hổ hung hãn, hiếu chiến, cứ muốn chứng minh rằng mình đúng. Dù cái đúngđó cũng chẳng liên quan đến mình và chẳng giúp cho mình "lớn hơn tẹo nào".

Vài lần, khi cô vợ sang tôi chơi,tôi đã khuyên cô từ giờ trở đi hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Tôi nói, cùng là ngườimột nhà, thì việc "chiến thắng" chồng bằng mọi giá cũng chẳng hay ho gì. Nếumuốn chứng tỏ bản lĩnh, chi bằng ra ngoài xã hội, làm những việc lớn lao. Cònkhi đã về nhà, đều là người ruột thịt của nhau, nếu nhường nhịn nhau một chút màgiúp cho nhà cửa ấm êm, âu cũng là cách cư xử của người "có thế", không phải vì"bớt một lời nói" mà trở thành thấp kém.

Cũng như vậy nếu làm cho nhau bị tổnthương để chứng minh mình đúng, thì cũng chẳng vui vẻ gì. Vì xét cho cùng, đócũng là chồng mình, có phải người ngoài đường, ngoài chợ đâu. Nghe tôi nói, côlẳng lặng cúi đầu. Chẳng biết cô có nhập tâm và áp dụng được gì cho những ngàytháng sắp tới...

Dọa tự tử để... trừng phạtchồng

Tôi có quen một anh chồng nọ. Mộtlần, giữa đêm khuya, tôi nhận được cú điện thoại cầu cứu của anh nói rằng vợ anhđã bị mất tích, cần huy động thêm người để tìm tung tích.Chẳng còn thời gian đểsuy nghĩ, tôi lao ra khỏi nhà, cùng gia đình anh đi tìm suốt đêm. Anh chồng mặtcắt không còn giọt máu, chân tay run lẩy bẩy cứ cầm lá thư tuyệt mệnh của vợ đểlại. Trong thư, vợ anh viết vì anh đã mắng cô nên cô bị dồn tới bước đường cùng,phải chết để tự giải thoát cho mình khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Ai cũng lo cho tính mạng của cô.Bà mẹ vợ - thương con gái, mà không tiếc lời mắng mỏ con rể. Bố vợ lên cơn đautim, phải vào bệnh viện cấp cứu. Anh chồng thì ân hận, thốt lên rằng, nếu vợ anhcó mệnh hệ nào, chắc rằng từ giờ đến cuối đời, anh sẽ không thể sống yên ổnđược. Cứ như thế, mọi người ai cũng hết hồn hết vía, như ong vỡ tổ.

Người thìphải vào bệnh viện chăm sóc người bố đang lâm nạn vì quá lo cho con gái, ngườithì vận dụng mối quan hệ để truy tìm manh mối của cô. Không biết bao gia đìnhđêm đó cùng mất ngủ. Cho tới gần sáng hôm sau, mọi người mới nhận được tin, côvợ đã tìm đến nhà một người bạn học cùng lớp Đại học trước đây để... ngủ nhờ.

Khi thấy sự việc trở nên quánghiêm trọng, cô vợ mới giật mình nhận ra, mình đã quá đà. Chỉ vì sự hiếu thắngvà hành động thiếu suy nghĩ, muốn dạy cho chồng một bài học mà cô đã làm tổnthương những người thân xung quanh. Nhất là dọa đem tính mạng của bản thân mìnhđể gây sức ép với những người ruột thịt. Cô đâu biết rằng, trong các loại "trảthù" thì trả thù người thân là đáng lên án nhất. Kể cả cô có quyên sinh nhưtrong lá thư cô để lại, thì chắc chắn những người thân của cô còn lại trên đờisẽ mãi phải sống trong sự dằn vặt, ân hận.

Hãy một lần sống vì người khác

Những "nhà vô địch" bất đắc dĩ
Với chủ trương "lạt mềm" buộc chặt, đôi vợ chồng đã cùng nhau bước qua bao sóng gió cuộc đời

Nếu ai từng một lần được chứngkiến cảnh sống của cặp vợ chồng nhà giáo nhân dân Phi Vân Khanh - từng là hiệutrưởng một trường mẫu giáo có tiếng của HN, chắc chắn sẽ phải vô cùng ngạcnhiên. Bởi, căn nhà của hai vợ chồng rất tuyềnh toàng, đồ đạc chẳng có gì ngoàimấy thứ đồ gỗ từ thập kỷ trước còn sót lại. Căn nhà cũng chỉ có một phòng, nằmtrong khu tập thể Kim Liên cũ. Ấy thế nhưng, họ không bao giờ bị cái "nghèo" đóchi phối đến tình cảm vợ chồng cũng như cách ứng xử giữa hai người.

Lúc thấy Đạm- chồng nhà giáo Phi Vân Khanh còn sống, dù đã già, nhưng họ vẫn gọi nhau là anhem. Cô giáo Phi Vân Khanh kể, gần như họ rất ít cãi nhau. Không phải vì họ khôngbất đồng quan điểm, mà là hai người luôn luôn tự nhận phần thua về mình để xungđột không đi quá đà. Có nhiều khi, lời chồng nói ra cô cũng chưa thực sự đồng ý.

Nhưng, không bao giờ cô "khẩu chiến" lại ngay mà luôn ghi nhận để rồi một lúckhác sẽ tự ngồi suy ngẫm lại xem đúng và sai đến đâu. Cô giáo Khanh còn nói, côluôn cho rằng, cuộc sống vợ chồng tưởng dài mà hóa ra ngắn,vì vậy, sống tốt vàlàm cho nhau vui được ngày nào thì phải gắng làm. Họ đã sống thực sự thanh bìnhcho đến ngày một ngày cách đây 2 năm, thầy giáo Đạm đột ngột ra đi vì đột quỵ.

Cũng cùng khu tập thể với tôi, cómột cặp vợ chồng đã sắp đến ngày làm đám cưới Vàng. Họ đã có một đàn cháu chắtríu rít. Cụ ông thuộc tuýp người nổi tiếng khó tính nên mọi người bảo nhau, maymà cụ ông lấy được cụ bà, nếu không họ chắc đã ly dị từ cách đây 50 năm trước.Quả như mọi người nhận định, cụ bà rất nền nã và rất mực chiều chồng.

Có nhữnglúc, ông tỏ ra khó tính kỳ lạ, nhưng, không hề thấy cụ bà phản ứng lại. Quentính gia trưởng, cụ ông hay thích chỉ đạo bà cụ ngay từ cách đi chợ, mặc cảtrong khi cụ bà mới là người thạo việc nhà và ngày ngày ra phố, tiếp xúc với chợbúa và giá cả thị trường. Hàng xóm chúng tôi, nhiều người trêu cụ bà: Ông thíchchỉ đạo, sao cụ không để cho ông tự đi mà mua. Cụ cứ ở nhà cho sướng. Ông khônglàm được, phải xin lỗi thì cụ mới tha cho.

Nhưng,cụ bà lại chỉ cười. Cụ bảo,cụ biết thừa ông chỉ thích nói vậy thôi chứ trong thâm tâm, ông cũng hiểu khôngthể thạo việc mua bán bằng vợ. Vì vậy, cụ bà có mất gì đâu nên cứ để cho ông raoai với con cháu một chút, còn thực hiện ra sao thì cụ bà vẫn lựa vào thực tế màlàm. Thay vì mắng cụ ông là "già rồi, lẩm cẩm, biết gì mà nói", cụ bà bảo cụ ông"ông cứ yên tâm nghỉ đi, tôi hiểu rõ ý ông rồi, để từ từ tôi liệu làm thế nàocho vẹn cả đôi đường". Thế là cụ ông - dường như chỉ chực tìm cớ cáu giận - lạiphải nhũn như chi chi, ngoan ngoãn nghe lời bà.

Có những lần, hình như cụ ông cònsai mười mươi, nhưng, cụ bà cũng chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở. Cụ bà bảo, có anh hùnggì đâu việc chiến thắng người thân nhất đó lại là chồng mình - một cụ ông đã ởvào tuổi gần đất xa trời. Cãi nhau để giành chiến thắng, thì mình sướng miệngmột chút đấy nhưng đổi lại, sẽ đem lại sự bực bội cho chồng thì cả hai cũng đâuthể sống khoẻ.

Cứ thế, với chủ trương "lạt mềm"buộc chặt mà đôi vợ chồng đó đã cùng nhau bước qua bao sóng gió cuộc đời.

Theo Vũ Hoàng Phúc
Đời sống gia đình



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.