Đằng sau con số xuất khẩu 8 tỉ USD của khu vực FDI

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung quý 12010, kimngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 14 tỉ Đô la Mỹ, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm2009.

Theo Tổng cục Thống kê, tínhchung quý 1/2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 14 tỉ Đô la Mỹ, giảm 1,6%so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 8 tỉ Đô la Mỹ, tăng 29,3%, nhập khẩu khoảng7,1 tỉ Đô la Mỹ.

Vậy khu vực FDI đang xuất siêu. Phải chăng đây là một thành tích?

Nhìn từ các con số

Trong bối cảnh kinh tế phục hồi sau suy giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoàiđang đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là xuất nhập khẩu. Quý 1/2010,kim ngạch xuất khẩu không kể dầu thô đạt gần 6,7 tỉ Đô la Mỹ, tăng 40%, nhậpkhẩu tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Nhập tăng nhanh hơn xuất cho thấy, cácdoanh nghiệp FDI đang hoạt động vẫn lo làm ăn và xuất khẩu lâu dài ở Việt Nam.

Đây là tín hiệu tốt vì năm ngoái cả xuất, nhập khẩu đều giảm so với năm 2008.Nhưng nếu không tính xuất khẩu dầu thô thì các doanh nghiệp FDI vẫn nhập siêuhơn 400 triệu Đô la Mỹ trong quý 1/2010.

Tình hình này cũng đã xảy ra vào năm 2009. Xuất khẩu không kể dầu thô là 23,64tỉ Đô la và nhập khẩu 24,87 tỉ Đô la, tức là nhập siêu hơn 1,2 tỉ Đô la. Còn năm2008, tình hình cũng tương tự, và con số nhập siêu là hơn 4 tỉ Đô la (không kểdầu thô).

Mức nhập siêu có vẻ được giảm bớt, nhưng thực ra là do sản xuất FDI bị đình trệ,giảm dần cả xuất và nhập trong hai năm 2008/2009. Nên nay có chút ít khôi phụctrong quý 1 là đáng mừng. Cần duy trì đà khôi phục này và tạo thế tăng trưởnghơn nữa của các doanh nghiệp FDI, cho tương xứng với việc thực hiện FDI ngàycàng lớn.

Nếu tính cả xuất khẩu dầu thô thì khu vực FDI xuất siêu đến gần 1 tỉ Đô la Mỹ.Tuy nhiên, xuất siêu nhờ xuất khẩu dầu thô đến gần 1,4 tỉ Đô la Mỹ, tức là dựavào khai thác xuất khẩu tài nguyên thô, một hướng không thể phát triển mãi vàcũng không nên khuyến khích.

Hơn nữa, nếu nhìn lại hai năm2008 và 2009, con số xuất siêu cả năm của khu vực FDI cũng gấp 5-6 lần con sốcủa quý 1/2010. Vậy thì, con số xuất siêu của quý 1 cũng không có gì bất thường.

Đằng sau con số xuất khẩu 8 tỉ USD của khu vực FDI

Về cơ bản, sản phẩm của khu vực FDI thường được chia làm ba loại. Thứ nhất là sản phẩm trung gian. Thứ hai là sản phẩm cuối cùng nhưng được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài theo đơn đặt hàng của công ty mẹ. Thứ ba là các sản phẩm được tiêu thụ trong nước

Đi vào bản chất

Về cơ bản, sản phẩm của khu vực FDI thường đượcchia làm ba loại. Thứ nhất là sản phẩm trunggian. Thứ hai là sản phẩm cuối cùng nhưng đượctiêu thụ ở thị trường nước ngoài theo đơn đặthàng của công ty mẹ. Thứ ba là các sản phẩm đượctiêu thụ trong nước.

Với loại sản phẩm thứ nhất, các doanh nghiệp FDIthực chất là một công xưởng với nguyên vật liệuchính được nhập khẩu, toàn bộ giá trị của sảnphẩm được đưa ra nước ngoài (xuất khẩu) để điqua các công đoạn tiếp theo, từ đó mới hìnhthành giá bán.

Như vậy, về thực chất toàn bộ hoạt động của loạidoanh nghiệp này hầu như không hạch toán lợinhuận. Phía Việt Nam không những không thu đượcđồng thuế giá trị gia tăng nào mà ngược lại cácdoanh nghiệp FDI được hoàn thuế; thuế thu nhậpdoanh nghiệp cũng coi như không có (vì không cólợi nhuận) (2) .

Với loại sản phẩm thứ hai, doanh nghiệp FDI tuycó chút lãi (không đáng kể) nhưng đó là một quytrình gần như khép kín. Về hạch toán lợi nhuậnphía Việt Nam không được phép biết hoặc tham giagì (vì vốn của chủ doanh nghiệp nước ngoài), nhưvậy việc xuất khẩu được bao nhiêu cũng chẳngliên quan gì đến mình.

Với loại sản phẩm thứ ba, tuy được tiêu thụtrong nước, nhưng hầu hết các nguyên vật liệuchính đều được nhập khẩu từ bên ngoài.

Chẳng hạn như bột ngọt (gần như 100% nguyên vậtliệu là nhập khẩu), da cứng là 83%; giày thểthao là 76%; sứ vệ sinh là 74%; sơn hóa học68,3%; bột giặt 56%...

Do quá trình hạch toán lợi nhuận khép kín củacác doanh nghiệp FDI, nên dù là tiêu thụ trongnước cũng được xem thực chất là nhập khẩu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI thường “gửi giá”vào vật tư, máy móc nhập khẩu, làm tăng chi phítrung gian dẫn đến lỗ. Việc này làm ảnh hưởngđến nguồn ngoại tệ trong nước.

Vậy Việt Nam kỳ vọng và được gì từ khu vực FDI?

Có thể đã có không ít các doanh nghiệp FDI đãtận dụng yếu tố lao động rẻ trong các ngành côngnghiệp gia công với công nghệ không cao, thậmchí với máy móc không phải thật hiện đại, để làmhàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp này không chỉthu lãi trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mà cònlàm cho các công ty ở chính quốc lãi thêm khitính cao giá công thiết kế, bản quyền, hậu cầnhay tư vấn...

Cuối cùng, lợi nhuận thực đã “chảy” ra nướcngoài, tức cũng làm cho GDP thực phần nào bị“che khuất” và hơn thế nữa là làm cho GNI giảmbớt khi các doanh nghiệp FDI kê giá nguyên liệuphụ tùng nhập khẩu cao hơn (một hình thức chuyểngiá). Do đó, có đến 50% doanh nghiệp FDI thôngbáo lỗ. Tình trạng này còn nghiêm trọng hơn ởTp.HCM.

Đằng sau con số xuất khẩu 8 tỉ USD của khu vực FDI
Lao động ở các khu vực theo sở hữu 2008 - 2009

Ngoài ra qua một số khảo sát của Viện Kinh tếViệt Nam cho thấy một số doanh nghiệp FDI như“một góc trời riêng”, toàn bộ các vấn đề về kỹthuật, công nghệ và khâu hạch toán người ViệtNam không được biết và hầu như “không liên quangì”. Như vậy việc tăng trưởng của các doanhnghiệp loại này (khá nhiều) thường không có sựlan tỏa, kích thích gì đến nền kinh tế trongnước.
Về lao động, khu vực này cũng chẳng thu hút đượclà bao. Hình 1 thể hiện lao động của khu vựckinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân và khuvực FDI qua các năm.

Về hiệu quả đầu tư và chấtlượng tăng trưởng

Về hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng: Theo nghiên cứu cho thấy trong 10năm (1999-2009), ICOR của khu vực nhà nước, tư nhân và FDI lần lượt là: 7,76;3,54; và 7,91. Nhìn ra thế giới, ICOR trung bình của nhóm tăng trưởng cao chỉ có3,6.

Khối FDI có chỉ số ICOR cao nhất và điều đó chứng tỏ hiệu quả của họ là thấpnhất.Còn về khía cạnh chuyển giao công nghệ, giai đoạn 2004-2009, hệ số TFP củacác khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp FDI lần lượt là: 8,6; 3,1và -17,6.

Theo nghiên cứu này, hệ số TFP của khối nhà nước cao nhất cho thấy mặc dù vốnđầu tư rót vào khu vực này nhiều (đầu tư không hiệu quả) nhưng sự chuyển giaocông nghệ là có thật. Trong khi ở khối FDI thì chỉ số này lại âm (-17,6).

Nghiên cứu cho rằng: “Như thế nghĩa là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, sựtăng trưởng chủ yếu nhờ vào các yếu tố khác, ví dụ lao động rẻ, chứ không phảido công nghệ. Trên thực tế, khảo sát ở nhiều doanh nghiệp FDI cho thấy máy móc,công nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam đều cũ kỹ hoặc đã khấu hao hết”.

(1) Tác giả xin cảm ơn GS. Nguyễn Quang Thái, anh Nguyễn Văn Huân, anh NguyễnThế Hưng và anh Vũ Ngọc Anh đã góp ý cho bài viết này.

(2) Theo Cục Thuế Tp.HCM, hiện chỉ mới hơn 1.300 doanh nghiệp trong tổng số2.730 doanh nghiệp FDI tại thành phố báo cáo tình hình tài chính trong 10 năm1998-2008 về cục. Kết quả sơ bộ cho thấy, chỉ có 32% doanh nghiệp báo cáo có lãi,68% còn lại báo cáo thua lỗ. Đặc biệt, có đến 90% doanh nghiệp dệt may báo cáothua lỗ liên tục trong nhiều năm, nhưng vẫn không ngừng mở rộng quy mô hoạt động(trong khi đó đa số doanh nghiệp dệt may vốn đầu tư trong nước đều báo cáo cólãi).

TheoBùi Trinh
Đằng sau con số xuất khẩu 8 tỉ USD của khu vực FDI



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.