Nero tên bạo chúa khét tiếng thời Đế chế La Mã

Nero là vị vua thứ 5 của Rome từ năm 54 SCN (sau công nguyên) đến năm 68 SCN. Ông đã khiến cho đế quốc Rome trở nên tàn lụi. Ông đã đốt cháy nhiều thành phố, giết hại hàng ngàn người bao gồm cả cô ruột, vợ cũ, mẹ, vợ và anh em cùng cha khác mẹ.

Nero là vị vua thứ 5 của Rome từ năm 54 SCN (sau công nguyên) đến năm 68 SCN. Ông đã khiến cho đế quốc Rome trở nên tàn lụi. Ông đã đốt cháy nhiều thành phố, giết hại hàng ngàn người bao gồm cả cô ruột, vợ cũ, mẹ, vợ và anh em cùng cha khác mẹ.

Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus (15 tháng 12 năm 37 – 9 tháng 6 năm 68), tên khai sinh là Lucius Domitius Ahenobarbus, còn được gọi là Nero Claudius Caesar Germanicus, là vị Hoàng đế thứ năm và cũng là cuối cùng của triều đại Julius-Claudius. Nero được chú ông, hoàng đế Claudius nhận làm con nuôi và được thừa kế ngai vàng. Ông lên ngôi với hiệu Nero Claudius Caesar, ngày 13 tháng 10 năm 54, sau khi Claudius qua đời.

Giống như Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa thời cổ, Nero (37-68 sau CN, vị hoàng đế thứ năm của đế chế La Mã) là tên bạo chúa khét tiếng ở phương Tây. Lên ngôi năm mười bảy tuổi. Nero là một trong những vị hoàng đế phương Tây bị xem là thiên cổ tội nhân vì sự tàn ác không thể nào tưởng tượng nổi. Sử gia thời xưa viết rằng ông đã giết hại mẹ của mình, Agrippina, và người vợ đầu Octavia - cũng là em gái cùng cha khác mẹ.

Sau đó hắn giết anh trai, giết người thầy và là nhà triết học nổi tiếng Seneca. Rồi hắn giết nhân tình, giết một nhà quý tộc để cướp vợ người ấy… Nero cũng bị cho là hung thủ giết chết Poppaea khi đá vào bụng nàng lúc đang mang thai. Chưa hết, bạo chúa còn bị lên án với hành động đốt cả thành La Mã để mua vui vào năm 64, và thản nhiên chơi đàn khi dân chúng bị lửa đỏ thiêu cháy. Bản thân Poppaea cũng bị miêu tả là kẻ mất nhân tính. Chính Nero đã châm lửa đốt thành Rome nhưng ông lại đổ lỗi hoàn toàn việc này cho những người dân theo đạo Cơ-đốc. Hàng nghìn người theo đạo Cơ-đốc đã bị bỏ đói cho đến chết, bị thiêu, bị ném cho sư tử ăn và nhiều hình thức tra tấn dã man khác.

Khi Octavia bị giết, Poppaea yêu cầu mang đầu của nạn nhân đến trước mặt để xem tình địch xấu xí như thế nào. Một số sử gia còn nghi ngờ phải chăng Poppaea chính là thế lực ma quỷ đằng sau ngai vàng khiến Nero giết luôn thái hậu. Danh sách các nạn nhân bị hắn giết có thể kéo dài vô tận. Về thành tích chém giết, hắn chẳng khác mấy những tên bạo chúa trước và sau hắn.

Suetonius cho biết Nero gảy đàn lyre khi thành Roma bốc cháy, và là người tiến hành bách hại tín đồ Thiên Chúa giáo. Quan điểm này dựa chủ yếu vào các nguồn tư liệu còn lại về thời kỳ Nero cầm quyền của các sử gia Tacitus, Suetonius và Cassius Dio.

Rất ít nguồn tư liệu miêu tả Nero một cách tích cực. Tuy vậy, một số nguồn cho biết ông là một hoàng đế được lòng dân chúng La Mã, đặc biệt với dân cư vùng phía Đông đế chế Sau này ông phải tự sát vì nhiều sự chống đối của các nguyên lão và quần chúng.

Trong bài thơ mới được giải mã đã cho thấy một khía cạnh rất khác về đôi vợ chồng khét tiếng này. Trong bài thơ, Poppaea được miêu tả đã được nữ thần sắc đẹp Aphrodite đón lên thiên đàng, và được hứa hẹn sẽ vui thú với 2 con (đã chết với Nero) trọn thiên thu. Poppaea không muốn điều đó, chỉ mong được ở lại với hoàng đế của mình. “Nàng nhìn xuống trần gian và không hề vui mừng với lời đề nghị đó. Vì nàng sẽ phải rời xa chồng, người giống như thần thánh, và nàng kêu than rền rĩ nỗi lòng mong nhớ…”, một phần bài thơ viết. Qua đó, bài thơ cho thấy Poppaea rất yêu chồng và chuyện đá vào bụng nàng không thể là sự thật, theo trưởng nhóm nghiên cứu là Giáo sư Paul Schubert của Đại học Geneva (Thụy Sĩ).

Theo NBC, bài thơ ghi lại toàn cảnh Poppaea được nâng lên thiên đàng, vượt qua các hành tinh được biết đến lúc đó như Cyllenaean (sao Thủy), vành đai Aegis-bearer (sao Mộc) và bạn đồng sàng của Rhea (sao Thổ).

Bài thơ cổ trên, đang nằm tại Thư viện Sackler thuộc Đại học Oxford, đã được phát hiện tại Oxyrhynchus (Ai Cập) vào thế kỷ 19 bởi Bernard Grenfell và Arthur Hunt. Trong giai đoạn La Mã chiếm đóng Ai Cập, Oxyrhynchus là một thị trấn nhỏ với khoảng 10.000 dân ở miền thượng Ai Cập. Các chuyên gia vẫn chưa giải thích được tại sao một bài thơ như vậy lại được viết hoặc sao chép quá lâu sau khi Nero buộc phải tự sát vì sức ép của các nguyên lão và dân chúng. Một số giả thuyết được đưa ra, nhưng không có gì là chắc chắn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bài thơ này một lần nữa cung cấp chứng cứ khác biệt về một Nero bị lịch sử "đóng đinh" là bạo chúa.

Có lẽ người ta sẽ không bao giờ có thể phân biệt được đâu là sự thực, đâu là các tình tiết hư cấu về thời kỳ trị vì của vị hoàng đế này. Những cố gắng tìm hiểu về vị vua này quả thật là một vấn đề khó khăn vì các nhà sử học hiện đại đặt nhiều vấn đề về sự đáng tin cậy của các tài liệu thời kì cổ đại về những hành động bạo chúa của Nero.

Theo TTVN


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.