Bộ tộc sống chung với rắn độc

Bộ tộc rắn là cách mà nhiều người vẫn thường gọi người Vadi, những nghệ sĩ duy nhất biết cách thôi miên rắn.

Bộ tộc rắn là cách mà nhiều người vẫn thường gọi người Vadi, những nghệ sĩ duy nhất biết cách thôi miên rắn.

Ngồi cách những con rắn độc chỉ 1 mét, song những đứa trẻ con bộ tộc Vadi, sống du canh du cư ở bang Gujarat, Ấn Độ không có bất cứ dấu hiệu nào của sự sợ hãi. Ngược lại, chúng tỏ ra nghiêm túc, có đứa thậm chí còn thích thú.

Những đứa nhỏ này đang tham gia một lớp học đặc biệt: lớp học thôi miên rắn. Đây là lớp học mà bất cứ đứa trẻ nào của bộ tộc cũng phải tham gia từ khi còn rất nhỏ. Việc chúng cần làm là đứng ngay trước mặt những con rắn độc để điều khiển chúng.
Trẻ con của bộ tộc Vadi không hề tỏ ra sợ hãi khi đối mặt với loài vật có thể gây chết người.
Trẻ con của bộ tộc Vadi không hề tỏ ra sợ hãi khi đối mặt với loài vật có thể gây chết người.

Ông Babanath Mithunath Madari, 60 tuổi, tộc trưởng bộ tộc Vadi cho biết: “Quá trình huấn luyện được bắt đầu từ khi những đứa trẻ mới lên 2. Chúng được dạy cách thôi miên rắn theo truyền thống cho đến khi đủ trưởng thành để sẵn sàng thể hiện trách nhiệm với cộng đồng của mình.”

Theo đó, khi được 12 tuổi, những đứa trẻ sẽ phải biết mọi thứ về rắn. Chúng cần phải sẵn sàng để tiếp tục truyền thống nghìn năm của bộ tộc mình.

Chúng chơi đùa với rắn như với bạn bè mình.
Chúng chơi đùa với rắn như với bạn bè mình.

Không ai biết tập tục thôi miên rắn đã có từ khi nào tại bộ tộc Vadi, song nhiều người cho rằng, vì họ sống theo kiểu du canh du cư, không bao giờ ở lại một nơi nào quá 6 tháng, nên phải tập làm quen với loài rắn, đặc biệt là rắn hổ mang, nếu muốn sinh tồn.

Cho tới nay, những thành viên bộ tộc này luôn tự hào về mối quan hệ bí ẩn giữa họ với loài vật nguy hiểm.

Những người dân bộ tộc này có thể cho ngậm rắn trong miệng, hoặc cho rắn bò qua mũi mà không bị cắn.
Những người dân bộ tộc này có thể cho ngậm rắn trong miệng, hoặc cho rắn bò qua mũi mà không bị cắn.

Ông Madari nói: "Chúng tôi giải thích cho bọn trẻ làm thế nào có thể tách một con rắn ra khỏi môi trường sống tự nhiên của nó trong thời gian tối đa là 7 tháng. Điều không nên có là sự thiếu tôn trọng đối với loài rắn, nhất là sau khi thôi miên thì phải có mối quan hệ mật thiết”.

Truyền thống sống chung với rắn của người Vadi được phân chia theo 2 giới. Trong khi cánh mày râu có nhiệm vụ thôi miên rắn bằng kèn thì những nữ giới sẽ chăm sóc chúng khi chồng hoặc anh em trai đi vắng.

Rắn trở thành một người bạn thân thiết, một thành viên trong gia đình người Vadi.
Rắn trở thành một người bạn thân thiết, một thành viên trong gia đình người Vadi.

Mặc dù từ năm 1991, chính phủ Ấn Độ đã nhiều lần ban lệnh cấm tục lệ thôi miên rắn vì ảnh hưởng đến đời sống loài rắn và gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bộ tộc gồm hơn 600 người này vẫn kiên quyết giữ vững tập tục đã có từ lâu đời, bởi với họ, rắn cũng là con cái.

Trưởng bộ lạc còn chia sẻ thêm: “Chúng tôi không cắt răng nanh ra khỏi những con rắn vì như thế là độc ác. Chúng tôi không gây tổn hại cho chúng, vì chúng cũng giống như lũ trẻ với chúng tôi.

Trong tất cả các năm sống với rắn của tôi, từ thời thơ ấu cho đến bây giờ, tôi mới chỉ nghe nói về một người đàn ông đã bị rắn cắn. Điều này xảy ra bởi vì ông ấy đã giữ con rắn dài hơn 7 tháng”.

Theo TTVN


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.