Theo thống kê của các nhà phân tích xã hội học Hàn Quốc thì không
phải chỉ có các sao mà cả những người bình thường cũng có chung sắc đẹp
bất thường. Vậy họ đẹp thật sự hay nhờ dao kéo...
Phẫu
thuật thẩm mỹ là một ngành thương mại béo bở ở Hàn Quốc. Nhà nhà, người
người đua nhau đi phẫu thuật đến mức mà các thí sinh trong cuộc thi sắc
đẹp Hàn Quốc đều trông na ná giống nhau. Khi các bà các cô tụ tập, câu
chuyện đầu tiên họ bàn tán là “phẫu thuật cái cằm ở đâu, hay cắt mi mắt
mất bao nhiêu tiền?”, nghe chẳng khác gì việc hỏi mua một bộ quần áo hay
một món đồ trang sức.
Các thí sinh dự thi hoa hậu có gương mặt trông na ná nhau
Thậm
chí, việc phẫu thuật thẩm mỹ còn xuất phát từ mong muốn của cha mẹ, để
con cái của mình đẹp hơn hoặc trông giống như thần tượng một thời của
họ. Các cô gái, chàng trai tin rằng khi họ đẹp hơn, họ tự tin hơn và sẽ
thành công hơn. Tuy nhiên, giải phẩu thẩm mỹ cũng mang đến cho họ không
ít nỗi ám ảnh.
Vẻ đẹp “nhân bản”
Không
nơi nào mà tỷ lệ phẫu thuật thẩm mỹ cao hơn Hàn Quốc. Người ta ước tính
rằng cứ năm người phụ nữ Hàn Quốc dưới 50 tuổi, có một người "sử dụng
dao kéo". Nhưng lý tưởng hóa vẻ đẹp Hàn Quốc không chỉ có người dân
trong nước mà còn rất nhiều người đến từ các nước Đông Nam Á, Trung
Quốc, và thậm chí là Hoa Kỳ. Sharon Heijin Lee, trợ lý giáo sư phân tích
xã hội và văn hóa tại Đại học New York, cho biết có khoảng 30% người
phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc đến từ Trung Quốc, nhiều người Mỹ gốc Hàn
cũng đi du lịch Hàn Quốc để phẫu thuật thẩm mỹ. "Tôi lớn lên trong cộng
đồng người Mỹ gốc Hàn ở quận Cam, nên tôi biết việc phẫu thuật mắt hai
mí rất phổ biến trong cộng đồng người Hàn ở Mỹ" Lee nói.
Phụ huynh khuyến khích con gái họ phẫu thuật
"Không
phải những người Mỹ gốc Hàn luôn muốn trông giống người Mỹ. Thông
thường, các cô gái người Hàn ở Mỹ hay nghĩ: mẹ tôi phẫu thuật, dì tôi
phẫu thuật, chị họ tôi phẫu thuật và họ đều trông rất đẹp. Bằng cách đó,
có trường hợp gần như cả gia đình đều muốn phẫu thuật và đó là một mong
muốn mang tính văn hóa”.
Số
lượng bác sĩ được đào tạo như bác sĩ phẫu thuật khoảng 1.500 người,
tăng gấp đôi trong thập niên vừa qua. Có 4.000 phòng khám thực hiện phẫu
thuật thẩm mỹ, hầu hết tọa lạc trong “vành đai sắc đẹp” của Seoul. Luật
pháp Hàn Quốc cho phép các bác sĩ hành nghề trong lĩnh vực khác có thể
chuyển sang lĩnh vực béo bở này.
|
Đồng thời, văn hóa trong âm nhạc và phim của Hàn Quốc
cũng là một lý do khiến nhiều người đang tìm kiếm vẻ đẹp Hàn Quốc lý
tưởng. Một số phụ nữ thậm chí còn mang cả hình ảnh của ngôi sao Hàn đang
lên mà họ yêu thích để bác sĩ phẫu thuật cho họ giống như vậy.
Lee
cho biết, dường như có một cái nhìn tiêu chuẩn liên quan đến lý tưởng
vẻ đẹp Hàn Quốc. Vẻ đẹp đó bao gồm một khuôn mặt nhỏ đã được làm thủ
thuật gọt hàm và đôi mắt mở to được cắt hai mí.
Nỗi
ám ảnh phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng tăng lên ở Hàn Quốc khi hình ảnh
của 20 người đẹp vào vòng chung kết Hoa hậu Hàn Quốc 2013 đăng trên
trang Reddit trông na ná nhau. Tất cả các cô gái đang cạnh tranh cho
vương miện Hoa hậu Hàn Quốc năm 2013 có mái tóc đen, da xanh xao, đôi
mắt sáng và một nụ cười trắng sáng hoàn hảo. Điều này như cho thêm bằng
chứng để suy đoán rằng nhiều người trong số họ đã trải qua phẫu thuật và
khiến cộng đồng mạng lên tiếng chỉ trích xu hướng “sử dụng dao kéo”.
Cơn
sốt phẫu thuật thẩm mỹ đặc biệt phổ biến ở những phụ nữ từ 19-49 tuổi.
Một số phụ nữ phẫu thuật với mong muốn có gương mặt trông "Tây" hơn.
Nếu
không có phẫu thuật thẩm mỹ, phụ nữ Hàn Quốc rất dễ phân biệt. "Việc
phẫu thuật làm mất đi cá tính và sự độc đáo của họ. Buồn thay! Đa phần
họ xinh đẹp nhưng không có nét riêng. Nhưng nếu nói với họ rằng các đặc
tính dân tộc Hàn Quốc của họ trên thực tế rất đáng yêu thì giống như hét
vào một bức tường gạch"- một người chua chát nói.
Tại
cuộc thi hoa hậu gây tranh cãi 2012, lúc các hình ảnh của người chiến
thắng Kim Yu-mi trước khi cô trải qua phẫu thuật thẩm mỹ xuất hiện,
nhiều người cho rằng thủ thuật thẩm mỹ là một lợi thế cạnh tranh không
công bằng giữa các thí sinh.
Nỗi ám ảnh mang tên “phẫu thuật thẩm mỹ”
Một
lớp người nổi tiếng rêu rao trên các chương trình truyền hình về cuộc
"cách mạng" thẩm mỹ mang đến cho họ một “cuộc sống mới”, trong khi các
bảng quảng cáo lại ca ngợi lợi ích của mỹ phẩm khắp mọi nơi từ đường
phố, đến trạm tàu điện ngầm, trên các tạp chí và cả những trang web phổ
biến. Sau phẫu thuật mũi và mắt thì ngành công nghiệp sắc đẹp của Hàn
Quốc đang bùng nổ vấn đề phẫu thuật chỉnh hàm.
Một
kết quả của việc cắt xương thường làm cho đường viền hàm dưới mỏng hơn.
Tạo ra một khuôn mặt nhỏ có cằm hình chữ V và đường viền của hàm dưới
được cho là dấu hiệu của vẻ đẹp nữ tính trong nhiều nước ở khu vực Đông
Nam Á, cùng với sống mũi cao và đôi mắt to.
Các bác sĩ phẫu thuật ở Hàn Quốc được huấn luyện cao và thường xuyên cập nhật công nghệ phẫu thuật mới nhất
“Phẫu
thuật này làm thay đổi cái nhìn của bạn về sửa mũi bởi vì nó làm thay
đổi toàn bộ cấu trúc xương mặt của bạn” - ông Choi Jin Young, một giáo
sư nha khoa tại Đại học Quốc gia Seoul cho biết. Ông còn cho biết thêm:
“Nhưng nó rất phức tạp, tiềm tàng những mối nguy hiểm… Các thủ thuật
liên quan đến việc gây mê và mất vài tháng để hồi phục, dễ dẫn đến nguy
cơ biến chứng khác nhau bao gồm cả hiện tượng tê liệt mặt thường xuyên,
thậm chí là mất cảm giác”.
Một số người nổi
tiếng sau khi phẫu thuật hàm, đã xuất hiện trên talk show truyền hình
nói rằng việc phẫu thuật là một “bước ngoặt” trong sự nghiệp và cuộc
sống cá nhân của họ càng làm cho làn sóng phẫu thuật thẩm mỹ tăng cao
hơn.
Không
có số liệu chính thức về số ca phẫu thuật hàm, tuy nhiên, một nghiên
cứu gần đây ước tính con số hằng năm khoảng 5.000 người bao gồm cả thủ
thuật thẩm mỹ lẫn y tế. Có khoảng 52% những người đã thực hiện ca phẫu
thuật hàm gặp phải vấn đề tê mặt, kết quả nghiên cứu cho biết thêm. Còn
cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Seoul cho biết số lượng đăng ký khiếu
nại do biến chứng từ phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng tăng gấp đôi mỗi năm,
và họ tin có nhiều trường hợp khác chưa được biết đến.
|
"Miệng của tôi cử động từ phía trái sang khu vực giữa
hàm là bị tê, thậm chí không thể cảm nhận được nước bọt trong miệng" -
một thành viên của trang diễn đàn y tế tiêu dùng cho biết. Tháng 8/2012,
một nữ sinh viên 23 tuổi, người đã trải qua phẫu thuật hai hàm đã tự
tử. Cô để lại một bức thư tuyệt mệnh giải thích sự tuyệt vọng của mình
sau khi phẫu thuật, đó là cô không thể nhai thức ăn hoặc cầm được nước
mắt do tổn thương thần kinh trong một ống dẫn nước mắt.
Shin
Hyon-ho, một luật sư ở Seoul, cho biết ông đã nhìn thấy trường hợp sau
phẫu thuật dẫn đến đau mãn tính hàm, miệng lệch, răng lệch và không có
khả năng nhai hoặc mỉm cười. "Số lượng các trường hợp phẫu thuật chỉnh
hình ngày càng tăng... và các biến chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng
hơn", Shin nói.
Một bác sĩ thuộc Hội Phẫu thuật
và chỉnh hình Hàn Quốc cho biết các thủ thủ thuật chỉnh hình ra đời
khoảng bốn năm trước, khi một phòng khám nha khoa Seoul chạy một chiến
dịch quảng cáo lớn thúc đẩy những lợi ích làm răng thẩm mỹ. Sau khi dịch
vụ đó phổ biến, các bác sĩ phẫu thuật bắt đầu cung cấp phẫu thuật hàm,
giá giảm để thu hút khách hàng.
Không phải ai
cũng hài lòng với sự phát triển của ngành công nghiệp làm đẹp này. Đạo
diễn Im Kwon Taek than phiền rằng khó có thể tìm thấy một nữ diễn viên
vẫn còn giữ khuôn mặt truyền thống Hàn Quốc. "Tất cả đều phẫu thuật để
mí mắt của họ cuộn lên”. Ông kể có lần ông xem một cuộc thi sắc đẹp cấp
tỉnh trên truyền hình, ông nhìn thấy một cô gái trẻ với gương mặt tròn
và đôi mắt tự nhiên rất Hàn Quốc. Ông đã nhảy lên sung sướng vì khó khăn
lắm mới tìm được một cô gái Hàn Quốc truyền thống cho bộ phim của ông.