Người Ai Cập tức giận vì tượng “người đẹp sông Nile” xấu như… “quái vật”

Bức tượng dung mạo hoàng hậu Nefertiti vừa ra mắt công chúng đã khiến người dân Ai Cập giận dữ vì… quá xấu.

Bức tượng khắc họa dung mạo hoàng hậu Nefertiti vừa ra mắt công chúng đã khiến người dân Ai Cập giận dữ vì… quá xấu. Bức tượng bị cho là sự “sỉ nhục” đối với một biểu tượng nhan sắc của Ai Cập.

Đối với người dân Ai Cập, hoàng hậu Nefertiti là một trong những biểu tượng nhan sắc, bà cũng là một nhân vật đại diện cho di sản văn hóa giàu có của đất nước Ai Cập.

Vì vậy, người dân Ai Cập đã rất “kinh hoàng” khi thấy một bức tượng khắc họa dung mạo hoàng hậu Nefertiti được đem trưng bày nơi công cộng - một bức tượng quá đỗi… xấu xí.

Bức tượng bán thân khắc họa nhan sắc vị hoàng hậu trị vì ở thế kỷ 14 trước Công nguyên trông quá xấu đến mức nó nhanh chóng bị người dân Ai Cập chê bai, chỉ trích và so sánh với quái vật Frankenstein nổi tiếng trong văn học và điện ảnh.

Những lời bình luận chỉ trích, giễu nhại bức tượng này hiện đang xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội Ai Cập, người ta cho rằng bức tượng là một sự “sỉ nhục” đối với hoàng hậu Nefertiti và người dân Ai Cập.

Nguoi Ai Cap tuc gian vi tuong “nguoi dep song Nile” xau nhu… “quai vat”
Bức tượng chân dung hoàng hậu Nefertiti đã khiến người dân Ai Cập tức giận bởi nó quá xấu (ảnh trái), trong khi đó Nefertiti vốn được coi là một biểu tượng nhan sắc của Ai Cập. Ảnh phải là bức tượng bán thân của hoàng hậu được thực hiện từ thế kỷ 14 trước Công nguyên.Bức tượng mới được thực hiện họa theo bức tượng bán thân có niên đại từ thế kỷ 14 trước Công nguyên của hoàng hậu Nefertiti.

Bức tượng mới đã khiến người Ai Cập giận dữ bởi tượng quá xấu xí và là một sự “sỉ nhục” đối với vị hoàng hậu tôn kính của người Ai Cập.

Bức tượng mới này ban đầu được thực hiện với mục đích là phiên bản phóng to của bức tượng bán thân cỡ nhỏ vốn rất nổi tiếng. Bức tượng nguyên gốc đã có niên đại 3.300 năm và từng được khai quật hồi năm 1912.

Hiện tại, những lời bình luận mang đầy tính châm biếm xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội Ai Cập, chẳng hạn: “Tôi đoán bức tượng này khắc họa dung mạo hoàng hậu ở thời điểm 4 ngày sau khi bà qua đời”, hay “Nếu các nghệ sĩ điêu khắc không biết nên làm gì, thì tốt nhất đừng cố quá để rồi tạo nên những tác phẩm thật quá bất công đối với người quá cố”.

Thậm chí, người dân Ai Cập còn so sánh bức tượng bán thân này với quái vật Franenstein từng xuất hiện trong một bộ phim cổ do chính Ai Cập sản xuất.

Nguoi Ai Cap tuc gian vi tuong “nguoi dep song Nile” xau nhu… “quai vat”
Bức tượng đã được đặt ở đường vào thành phố Samalout. Diện mạo quá xấu xí của bức tượng đã khiến nó bị đem so sánh với dung mạo quái vật Frankenstein trong một bộ phim cổ của Ai Cập.

Nguoi Ai Cap tuc gian vi tuong “nguoi dep song Nile” xau nhu… “quai vat”

Nguoi Ai Cap tuc gian vi tuong “nguoi dep song Nile” xau nhu… “quai vat”

Nguoi Ai Cap tuc gian vi tuong “nguoi dep song Nile” xau nhu… “quai vat”

Những lời chỉ trích quá dữ dội đã khiến chính quyền địa phương giờ đây buộc phải di dời bức tượng chỉ sau vài ngày ra mắt công chúng. Đại diện chính quyền thành phố Samalout cho biết họ sẽ thay thế bức tượng này bằng một bức tượng khắc họa chú chim bồ câu hòa bình.

Hoàng hậu Nefertiti từng trị vì bên chồng - Pharaông Akhenaten - ở thế kỷ 14 trước Công nguyên. Vẻ đẹp nhan sắc của bà thậm chí còn được thể hiện ngay trong chính cái tên của bà - Nefertiti trong tiếng Ai Cập cổ có nghĩa là “người đẹp đến rồi”.

Nguoi Ai Cap tuc gian vi tuong “nguoi dep song Nile” xau nhu… “quai vat”
Bức tượng bán thân nguyên mẫu hiện đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Neuse ở Berlin, Đức.

Hoàng hậu Nefertiti qua đời vào khoảng năm 1330 trước Công nguyên, ở độ tuổi từ 29-38. Bức tượng bán thân khắc họa dung nhan hoàng hậu là một trong những hiện vật nổi tiếng nhất còn tồn tại cho tới hôm nay có từ thời Ai Cập cổ đại, cùng thời với bức tượng này còn có chiếc mặt nạ của vua Tutankhamun cũng rất nổi tiếng.

Kể từ khi xuất hiện trước công chúng lần đầu hồi năm 1923, cho tới nay, sự chính xác, cân đối đến từng đường nét nhỏ của bức tượng 3.300 năm tuổi, cũng như sự tinh tế của những chi tiết kim loại đẹp đẽ xuất hiện trên tượng, vẫn tiếp tục khiến hàng chục ngàn du khách ngưỡng mộ nhan sắc của “người đẹp sông Nile” và trình độ nghệ thuật của người Ai Cập cổ đại.

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.