Sư Nhật đọc rap... kinh Phật

Vẫn trong trang phục áo càsa, nhà sư Kansho Tagai của ngôi chùa Kyoouji 400 nămtuổi của Nhật Bản đang lắc lư cái đầu, nhún nhảy theo điệu hip hop và hátrap với phần lời chính là... kinh Phật.

Vẫn trong trang phục áo cà-sa, nhà sưKansho Tagai của ngôi chùa Kyoouji 400 năm tuổi của Nhật Bản đang lắc lưcái đầu, nhún nhảy theo điệu hip hop và hát rap với phần lời chính là...kinh Phật.

Nhà sư Kansho Tagai nhấn mạnh:“Đạo Phật không thay đổi, mà tôi chỉ muốn thay đổi cách thức truyền bá, giáodục”.

Nhiều người ở Nhật cho rằnggiáo lý đạo Phật quá khó hiểu. Tuy nhiên, sư Tagai khẳng định nếu nó đượcdiễn giải bằng những cách hiện đại như hát nhạc rap, nhiều thanh niên sẽ sẵnsàng đón nhận."Lôi kéo thanh niên là bí quyết giúp đạo Phật tồn tại", nhà sưTagai chia sẻ.

Bằng việc làm này, ông đã lôikéo được rất nhiều nam nữ thanh niên trẻ tuổi đến chùa - nơi hầu như vốn chỉcó các ông già bà cả tới thăm nom.

 

Sư Nhật đọc rap... kinh Phật
Quán bar nhà sư đang thu hút được rất nhiều thanh niên Nhật

Không chỉ hát rap, các nhà sưở Nhật còn thực hiện ý tưởng mở “Quán bar nhà sư” để vừa phục vụ rượu vàgiảng giáo lý nhà Phật. Ở đây, thanh niên có thể thoải mái giãi bày tâm sự.

Ýtưởng này vấp phải sự phản đối kịch liệt củanhiều nhà sư có quan điểm truyền thống. Trongkhi đó, bộ phận người hưởng ứng sáng kiến nàyngày càng tăng. Họ cho rằng, giáo lý đạo Phậtquá khó hiểu và cần được diễn giải bằng ngôn ngữhiện đại, gần gũi với quần chúng hơn. Theo sưTagai, nhiều nhà sư khác thậm chí gọi điện xinlời khuyên từ ông.

Hiện nay, tại Nhật Bản cókhoảng 75.000 chùa, đền. Tuy nhiên, con số này đang ngày càng có xu hướngsụt giảm nghiêm trọng. Từ năm 2000 tới nay, có tới hàng trăm chùa, đền ởNhật phải đóng cửa mỗi năm. Khắp Nhật Bản, tình hình không kiếm ra người kếnhiệm làm trụ trì đang áp lực lên các ngôi chùa. Trong thế hệ sắp tới, nhiềungôi chùa ở miền quê có nguy cơ phải đóng cửa, mang theo nhiều thế kỷ lịchsử vào quá khứ. 

Theo Trà My
Sư Nhật đọc rap... kinh Phật



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.