- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 đạo diễn chưa từng làm phim dở
Họ là những con người đầy tài năng với phong độ ổn định và những sản phẩm hoàn hảo.
Họ là những con người đầy tài năng với phong độ ổn định và những sản phẩm hoàn hảo.
1. Martin Scorsese
Các phim: Who’s That Knocking at My Door
(1968), Boxcar Bertha (1972),
Mean Streets (1973), Alice Doesn’t
Live Here Anymore (1974), Taxi
Driver (1976), New York, New York
(1977), Raging Bull (1980),
The King of Comedy (1983),
After Hours (1985),
The Color of Money (1986),
The Last Temptation of Christ (1988),
Goodfellas (1990), Cape Fear
(1991), The Age of Innocence
(1993), Casino (1995),
Kundun (1997),
Bringing Out the Dead (1999),
Gangs of New York (2002),
The Aviator (2004),
The Departed (2006),
Shutter Island (2010),
Hugo (2011).
Năm 1967, ông thực hiện bộ phim dài đầu tay Who's that knocking at my door (Ai gõ cửa nhà tôi) nhưng phải đợi đến năm 1980, Scorsese mới thật sự thành công nhờ tác phẩm Raging bull (Bò đực nổi điên). Về sau, Martin Scorsese tạo dựng được tên tuổi và phong cách làm phim riêng của mình qua hàng loạt phim hình sự - tội ác như Taxi driver (Tài xế taxi), Goodfellas (Kẻ phản bội) hay The departed (Điệp vụ Boston)... Đặc biệt sau 6 lần được đề cử giải Oscar đạo diễn xuất sắc nhất, năm 2007, The departed mới mang lại cho Scorsese một tượng vàng danh dự.
Có thể chúng ta đã nghe nhiều người ghét ông nói rằng: “Martin Scorsese là tác giả của hàng tá phim không gây được ấn tượng”. Tuy vậy, đó chỉ là vấn đề quan điểm. Kể cả những bộ phim chán nhất của vị đạo diễn người New York này, nếu được đặt lên bàn so sánh, cũng không chỉ tốt hơn những phim hay nhất của các đạo diễn khác, mà chúng còn ổn theo cách ổn nhất của chính phong cách Martin Scorsese.
2. Christopher Nolan
Các phim: Following (1998), Memento (2000), Insomnia (2002), Batman Begins (2005), The Prestige (2006), The Dark Knight (2008), Inception (2010), The Dark Knight Rises (2012)
Christopher Nolan có lẽ là
đạo diễn, biên kịch cũng như nhà sản xuất phim hàng đầu Hollywood hiện nay.
Phim của Nolan vốn nổi tiếng với kịch bản sâu sắc, kịch tính, bất ngờ. Không
phải đến những phim bom tấn có chi phí sản xuất “khủng” như loạt phim Người
Dơi, ngay từ phim đầu tay Following
với chi phí sản xuất chỉ 3000 bảng Anh (khoảng 100 triệu VNĐ), phong cách
này của Nolan đã bộc lộ rất hấp dẫn.
Christopher Nolan bắt đầu thành danh trong giới điện ảnh từ
Memento và nhanh chóng khẳng định
được tên tuổi của mình với The Prestigate,
loạt phim Batman, Inception...
Xem phim của Nolan không phải chỉ một lần có thể hiểu hết, nhưng không vì
thế mà người xem thấy nản lòng. Khán giả sẵn sàng xem đi xem lại nhiều lần,
bàn luận về bộ phim cả hàng năm sau, đó mới chính là tài năng của
Christopher Nolan.
3. Paul Thomas Anderson
Các phim: Hard Eight (1996),
Boogie Nights (1997),
Magnolia (1999),
Punch-Drunk Love (2002),
There Will Be Blood (2007)
Paul Thomas Anderson là một đạo diễn vô cùng tài năng của điện ảnh Mỹ. Tuy từ chối vinh quang phù phiếm từ những bộ phim bom tấn, Anderson vẫn “lôi kéo” được nhiều ngôi sao đình đám Hollywood vào những bộ phim độc lập của mình.
Có lẽ những ngôi sao có cát sê “khủng” này thực sự muốn xuất hiện trong phim của Anderson, vì tài năng của ông là quá xuất sắc. Nhiều người cho rằng ấn tượng đặc trưng nhất trong phim của Anderson chính là những cú máy dài, những chuyển động máy quay đặc trưng, kết hợp của Jean Renoir, Francois Truffaut, Martin Scorsese, David Griffith và Steven Spielberg.
Sắp tới, khán giả sẽ có dịp được chứng kiến sự tính toán về thời gian không thể hoàn hảo hơn trong phim mới nhất của Paul Thomas Anderson – The Master (dự kiến sẽ ra rạp vào tháng Mười tới), có liên quan một chút tới Tom Cruise – Katie Holmes, vì sau vụ ly dị đình đám này, rất nhiều người hâm mộ đặt ra các câu hỏi về đạo Scientolody.
4. Quentin Tarantino
Các phim: Reservoir Dogs (1992), Pulp Fiction (1994), Jackie Brown (1997), Kill Bill: Vol.1 (2003), Kill Bill: Vol. 2 (2004), Grindhouse: Death Proof (2007), Inglourious Basterds (2009)
Quentin Tarantino được xem là
đạo diễn quái kiệt nhất trong số các quái kiệt của Hollywood. Tuy vậy, quan
điểm chung của các nhà phê bình về phim của đạo diễn Quentin Tarantino là
chúng đều là những tác phẩm đi cóp nhặt, mô phỏng lại, chứ không phải một
cái nhìn độc đáo, riêng biệt hoàn toàn.
Tuy vậy, cả người yêu hay kẻ ghét Quentin Tarantino đều phải đồng tình rằng
trước nay vị đạo diễn tinh quái khác người này nổi tiếng bởi những phim hạng
B, rẻ tiền nhưng lại thành công theo một cách không thể tin được.
Trước Inglourious Basterd, Quentin
Tarantino đã làm một loạt các bộ phim nổi đình nổi đám như: Reservoir
Dog, Pulp Fiction, Jackie Brown, Kill Bill 1, 2 và
Death Proof – toàn những phim không thích hợp với người yếu tim, phụ
nữ đang mang thai và trẻ nhỏ vì nồng nặc “mùi gangster”, súng nổ ầm ầm còn
người thì chết như ngả rạ.
Ở tuổi gần 50, Quentin Tarantino là một thương hiệu giá trị của bất cứ bộ
phim nào ông quyết định “nhúng tay vào”. Từ
Reservoir Dogs' Mr. Blonde đến
Jules Winnfield cho tới
Inglourious Basterds' Col. Hans Landa, những bộ phim của Tarantino
đều rực rỡ sắc màu, khó có thể đoán biết với những nhân vật trộm cướp bồng
bột mà chỉ riêng mình Tarantino có thể sáng tạo được. Đằng sau ống kính
camera, có lẽ Tarantino chỉ là một kẻ cực kỳ hoang dã.
5. Akira Kurosawa
Các phim: Sanshiro Sugata (1943),
The Most Beautiful (1944), Sanshiro
Sugata Part II (1945), The Men Who
Tread on the Tiger’s Tail (1945),
No Regrets for Our Youth (1946),
One Wonderful Sunday (1947),
Drunken Angel (1948), The Quiet
Duel (1949), Stray Dog
(1949), Scandal (1950),
Rashomon (1950),
The Idiot (1951),
Ikiru (1952), Seven Samurai
(1954), I Live in Fear (1955),
Throne of Blood (1957), The
Lower Depths (1957),
The Hidden Fortress (1958),
The Bad Sleep Well (1960),
Yojimbo (1961),
Sanjuro (1962),
High and Low (1963),
Red Beard (1965),
Dodesukaden (1970), Dersu Uzala
(1975), The Shadow Warrior (1980),
Ran (1985), Dreams (1990),
Rhapsody in August (1991), Not Yet
(1993)
Đạo diễn Akira Kurosawa có
biệt danh là "Hoàng đế", biệt danh này để miêu tả phong cách đạo diễn rất "độc
tài" và cầu toàn của ông. Tính cầu toàn của Kurosawa thể hiện ở việc ông
dành rất nhiều thời gian và nỗ lực để đạt được hiệu quả hình ảnh mong muốn.
Có lần ông dùng mực tàu để nhuộm nước mưa nhằm tạo hiệu quả về hạt mưa rơi
nặng hạt hơn. Ông cũng thường giao trang phục trong phim cho diễn viên trước
vài tuần và bắt họ mặc hàng ngày để khi khởi quay những người này mặc quần
áo trông vừa vặn hơn.
Mặc dù phải nhận nhiều chỉ trích cho rằng tác phẩm của Kurosawa quá "Tây",
những bộ phim của Akira vẫn cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Nhật như
Kabuki, kịch Noh. Phim của Kurosawa đã có ảnh hưởng lớn tới điện ảnh thế
giới và tạo cảm hứng cho nhiều đạo diễn và tác phẩm ở nhiều nền điện ảnh
khác nhau. Bộ phim Seven Samurai
của ông thậm chí đã được làm lại vài lần trong nhiều thể loại khác nhau như
phim cao bồi, phim khoa học viễn tưởng, phim võ thuật.
Theo TTVN
-
Đẹp50 phút trướcMột trong những lối lên đồ được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay chính là sự kết hợp giữa sơ mi thắt nơ và áo khoác cổ tròn.
-
Đẹp8 giờ trướcMuốn phong cách mùa lạnh trẻ trung hơn, phụ nữ trên 40 tuổi nên sắm 4 mẫu áo khoác.
-
Đẹp18 giờ trướcDiva Hồng Nhung "chăm" diện trang phục ren xuyên thấu, khoe nội y ở tuổi U60. Nữ ca sĩ quan niệm, không có giới hạn hay rào cản nào về tuổi tác trong thời trang.
-
Đẹp1 ngày trướcHọa tiết trên trang phục chính là cách đơn giản nhất để chị em “trẻ hóa” phong cách của mình.
-
Đẹp1 ngày trướcPhượng Chanel dù đã ở tuổi gần 50 nhưng nhan sắc của cô vẫn trẻ trung nhờ cách diện đồ thông minh sau khi siết cân hiệu quả.
-
Đẹp1 ngày trướcNước ép lựu là một phương pháp làm đẹp tự nhiên hiệu quả giúp làn da trở nên sáng mịn, khỏe mạnh và đầy sức sống.
-
Đẹp1 ngày trướcQuần ống rộng là món thời trang phổ biến trong mùa lạnh.
-
Làm đẹp1 ngày trướcLê Phương đã giảm được 30kg sau sinh em bé thứ 2. Hiện tại, nữ diễn viên đã về dáng và diện đồ trẻ đẹp như thời con gái.
-
Làm đẹp1 ngày trướcNước vo gạo là một phương pháp làm đẹp tự nhiên và hiệu quả giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
-
Đẹp2 ngày trướcSau đây là 5 công thức diện blazer tuyệt vời cho mùa thu mà bạn có thể tham khảo.
-
Đẹp2 ngày trướcDù trở thành Miss International 2024, Hoa hậu Thanh Thủy vẫn giữ thói quen giản dị, chẳng ngại mặc lại những món đồ đã từng diện trước kia.
-
Đẹp2 ngày trướcCó rất nhiều thói quen trong cuộc sống hàng ngày mà bạn mắc phải khiến cho mái tóc ngày càng rụng, trở nên thưa thớt.
-
Đẹp2 ngày trướcChị em nên sắm áo kẻ ngang cho tủ đồ để phong cách thêm trẻ trung.
-
Đẹp3 ngày trướcNhững chiếc áo khoác không chỉ giữ ấm mà còn có thể giúp bạn trông cao ráo và thanh thoát hơn.