Vì sao phim Việt sợ... cưới!

Có một thứ hiển nhiên mà tất cả các nhà đạo diễn Việt Nam đều sợ, đều coi như không biết, hoặc biết cũng cố tình lẩn tránh. Đó là cưới phải ăn.

Có một thứ hiển nhiên mà tất cả các nhà đạo diễn Việt Nam đều sợ, đều coi như không biết, hoặc biết cũng cố tình lẩn tránh. Đó là cưới phải ăn.

Cứ mười bộ phim Việt Nam hay thế giới thì chín bộ có tình yêu. Dù trước đấy người ta ghét nhau, thù nhau, thậm chí đâm nhau hay bắn nhau, cuối cùng họ vẫn yêu nhau. Yêu thì phải cưới. Điều ấy rõ ràng. Có thể cưới đầu phim, có thể cưới giữa phim hoặc cuối phim, nhưng cưới vẫn phải là cưới, có chú rể, có cô dâu và đương nhiên có bà con hai họ. Thế nhưng có một thứ hiển nhiên mà tất cả các nhà đạo diễn Việt Nam đều sợ, đều coi như không biết, hoặc biết cũng cố tình lẩn tránh. Đó là cưới phải ăn.

Đã vậy, ăn trong đám cưới không thể như ăn ngoài đời. Chẳng khi nào có đám cưới là rau dưa hay cà pháo mắm tôm. Cũng chả thể có rau muống luộc hay canh bí đỏ. Mà ngân sách làm phim thì không cho phép ăn đám cưới. Chả những ngân sách, cả đạo đức cũng không cho phép. Nếu khách khứa ăn thật thì đạo diễn, quay phim và những thành phần khác ăn gì?


Trong cuộc sống, phần lớn những thứ diễn ra trên đám cưới là ở bàn tiệc, ở lúc người ta cho các món vào miệng hoặc tỏ thái độ khi các món bưng lên. Nhưng trong phim Việt Nam cực kỳ ghét những cảnh này. Đạo diễn sẽ quay kỹ cảnh rước dâu, cảnh ngồi xuống, cảnh tân lang và tân nương đứng đờ ra rồi nghe những lời chúc tụng được học thuộc lòng.

Quan khách sẽ ngồi vào bàn lúc bàn chưa có gì cả (thậm chí nhiều lúc chẳng có bát đũa). Quan khách sẽ lắng nghe chăm chú, rồi sẽ hét lên (hét thì chả khi nào tốn tiền) chúc mừng cô dâu chú rể sau đó nâng ly.
Chú ý! Bao giờ cũng có cảnh nâng ly chứ ít khi thấy rót bia ra ly. Vì rót bia thì phải có bọt, mà bọt tức bia phải thật. Thật thì sẽ tốn tiền, tiền ấy cần cho những chuyện khác. Cụng ly chúc mừng là cao trào lớn nhất và chung nhất ở đám cưới trên phim. Tuyệt đối không khi nào cho phép cảnh những món ăn bày ra. Và nếu buộc phải cần bày, sẽ ưu tiên cho món xà lách, đó là chân lý.

Chỉ trong phim Tây hay phim Mỹ, các nghệ sỹ mới thô tục, ăn uống nhồm nhoàm, xẻo những miếng cừu quay hoặc gà quay to đùng hoặc bóc hay gặm hoa quả tươi roi rói. Quá quắt hơn nữa, diễn viên Tây còn đánh nhau trên bàn tiệc khiến rất nhiều bàn đầy ắp thức ăn đổ tung tóe, hoặc ném bánh kem vào mặt nhau. Những sự lãng phí điên rồ đó điện ảnh Việt Nam chả khi nào mắc phải. Đó là chưa kể khách dự đám cưới cần ăn mặc đẹp. Tất cả đạo diễn, tất cả chủ nhiệm phim của ta đều biết diễn viên quần chúng có kèm theo quần áo đẹp đắt hơn quần đùi với áo may ô.


Thế cho nên nếu để ý kỹ, khán giả sẽ thấy máy quay phim chỉ chăm chú quay một hai bàn. Bởi những bàn ấy được “đầu tư”, đoàn làm phim “nghiến răng” chi tiền vì có cảnh thoại hoặc cảnh cô dâu chú rể đi xuống bắt tay. Chứ các bàn khác đừng có mơ, đi cày như thế nào thì đi dự đám cưới cứ việc y như thế, miễn sao cho lố nhố đủ người, chả có chuyện comple, áo dài nói chi tới áo dạ hội cho mệt.

Vì vậy, nếu khi nào trót trở thành tài tử xi-nê, dù một phút hay một đời, bỗng nhiên có cảnh quay đi dự đám cưới thì xin các nghệ sỹ hãy ăn no, uống no ở nhà hoặc mang bánh mì theo. Đừng có hy vọng gì ở bàn tiệc!

Theo Thế giới Điện Ảnh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.