2015, một năm gian nan của bầu Đức

2015 có lẽ là một năm không hề suôn sẻ với ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT HAGL - người từng giữ vị trí giàu thứ hai trên sàn chứng khoán.

2015 có lẽ là một năm không hề suôn sẻ với ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT HAGL - người từng giữ vị trí giàu thứ hai trên sàn chứng khoán.

Hàng nghìn tỷ đồng “bốc hơi” trên sàn chứng khoán

Tính từ 1/1/2015 đến 1/12/2015, giá trị của cổ phiếu HAG đã mất 45%. So với mức đỉnh 23.500 đồng/cổ phiếu xác lập ngày 15/1/2015, mức giá hiện tại giảm 48%.

Chốt phiên giao dịch ngày 1/12/2015, thị giá HAG chỉ còn 12.000 đồng/cổ phiếu, đây là phiên giảm điểm liên tiếp thứ 18 và cũng là mức thấp nhất của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Cùng với đó, vốn hóa thị trường của HAGL đã giảm từ 17.536 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 9.479 tỷ đồng.

Chính sự suy thoái thị giá cổ phiếu khiến hàng trăm tỷ đồng tài sản trên sàn chứng khoán của ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT HAGL - cũng "bay hơi", kéo ông rơi khỏi vị trí người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt.

bầu Đức, Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch, HAGL, chứng khoán, kinh doanh, năm 2015, bầu-Đức, Đoàn-Nguyên-Đức, chủ-tịch, chứng-khoán, kinh-doanh, 2015

Với hơn 342,7 triệu cổ phần HAG nắm giữ từ trước đó, tính đến nay, ông Đức đã "mất" khoảng 3.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, hồi đầu tháng 6, bầu Đức cũng đã mua thêm 5 triệu cổ phiếu HAG. Với số cổ phiếu này tại thị giá hiện tại, ông cũng đã lỗ khoảng 29 tỷ đồng.

Như vậy, tài sản của vị đại gia này đã giảm trên 3.529 tỷ đồng trong vòng 11 tháng năm 2015.

Thương vụ lớn bất thành

Đầu tháng 4/2015, thông tin từ HAGL cho biết, công ty vừa chấm dứt thỏa thuận hợp tác phát triển khu phức hợp tại Yangon, Myanmar với Tập đoàn bất động sản Rowsley Limited - Singapore.

Trước đó, ngày 11/2/2015, HAG đã thỏa thuận với Rowsley về việc tập đoàn này sẽ mua 50% cổ phần của CTCP Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh (Hoang Anh Land) với giá trị khoảng 275 triệu USD.

Thỏa thuận này bao gồm việc bán 20% cổ phần hiện hữu của công ty mẹ và 30% cổ phần phát hành mới.

Hoang Anh Land đang sở hữu 100% Công ty TNHH Hoàng Anh Myanmar - công ty sở hữu 100% dự án HAGL Myanmar Center tại Yangon, Myanmar.

Trong quá trình triển khai, phía Rowsley đề nghị HAG nghiên cứu phương án để tập đoàn này đầu tư trực tiếp vào Hoang Anh Myanmar chứ không đầu tư gián tiếp thông qua việc sở hữu cổ phần Hoang Anh Land.

Nguyên do dừng thỏa thuận là do do thuế suất trên lợi nhuận chuyển nhượng vốn tại Myanmar đang ở mức quá cao (40%) nên công ty không thể đồng ý với Rowsley.

Trong thông tin mới nhất, HAGL cho biết ngày 5/12 sắp tới, Trung tâm thương mại và văn phòng tại Myanmar sẽ chính thức khai trương đưa vào hoạt động và bắt đầu hạch toán doanh thu từ thời điểm trên.

Công ty sẽ cho thuê dài hạn và thu tiền một lần đối với từng phần diện tích của dự án nếu khách hàng có nhu cầu. Vốn triển khai giai đoạn 2 sẽ được tài trợ từ nguồn thu của giai đoạn 1.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ tiếp tục đẩy mạnh làm việc với các đối tác để bán 50% vốn góp tại HAGL Myanmar.

Doanh nghiệp vướng nhiều tin ác ý

Năm qua không ít lần tên của HAGL được đưa ra liên quan đến những thông tin xung quanh các khoản nợ của doanh nghiệp này.

Thậm chí nhiều thông tin ác ý còn cho rằng HAGL sắp vỡ nợ khiến cổ phiếu doanh nghiệp này lao dốc. Bầu Đức đã phải ra mặt phủ nhận tin đồn và báo cáo cơ quan chức năng xử lý.

Vị Chủ tịch HAGL khẳng định những thông tin doanh nghiệp nuôi bò khó khăn, hàng nghìn tỷ đồng nợ đến hạn không có tiền trả, bong bóng bất động sản Myanmar đe dọa... chỉ là cái nhìn phiến diện.

Trước tình cảnh giá cổ phiếu HAG lao dốc, ông Đức đã đứng ra mua 5 triệu cổ phiếu và thông báo HAGL cũng sẽ mua vào 10 triệu cổ phiếu quỹ để “bình ồn giá cổ phiếu trên thị trường”.

Tuy nhiên, chỉ cách 3 ngày trước thời hạn mua cổ phiếu quỹ, HAGL bất ngờ thông báo ngừng kế hoạch này.

Trong gần 1 tháng đăng ký, HAGL không mua vào bất kỳ cổ phiếu quỹ nào trong số 10 triệu cổ phiếu đã đăng ký.

Theo HAGL, nguyên nhân công ty tạm ngưng mua cổ phiếu quỹ là để đảm bảo nguồn vốn đầu tư dài hạn cho các dự án trọng điểm, HĐQT công ty đang phải đàm phán với các trái chủ để gia hạn ngày đến hạn của trái phiếu.

Trong quá trình đàm phán, các trái chủ có đề nghị công ty nên dùng nguồn tiền mua cổ phiếu quỹ cùng với các trái chủ tập trung đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới của công ty.

Khi thông tin về khoản nợ doanh nghiệp đã lắng bớt trên thị trường, tập đoàn lại vướng tiếp các thông tin bất lợi khác như việc thang máy tại khách sạn HAGL rơi tự do từ tầng 6 xảy ra vào khoảng 22h ngày 17/7/2015 khiến 5 người khách bị thương.

Hay đến tháng 9, quỹ đầu tư Hong Kong là Credit Suisse liên tục xả cổ phiếu HAG, làm giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ từ hơn 48,4 triệu cổ phiếu, tương đương 6,13% vốn điều lệ, xuống còn hơn 33,9 triệu cổ phiếu, tương đương 4,29% vốn.

Với giao dịch này, Credit Suisse đã không còn là cổ đông lớn của HAG.

Mới đây, CTCP Chăn nuôi Gia Lai thuộc Tập đoàn HAGL bị phản ánh về việc nguồn nước của người dân thị xã An Khê (Gia Lai) bị nhiễm bẩn do trại bò của công này.

Do triển khai dự án chăn nuôi bò tại xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai khi chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, gây ô nhiễm cuộc sống xung quanh, ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt nhân dân địa phương, CTCP Chăn nuôi Gia Lai đã bị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai ký quyết định xử phạt hành chính số tiền 400 triệu đồng.

Dù vậy, điểm sáng thành công của HAGL năm 2015 ắt hẳn nằm ở việc niêm yết cổ phiếu HNG của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế HAGL với giá trị vốn hóa thị trường tính đến đầu tháng 12 đạt khoản gần 22.000 tỷ đồng.

Theo Bizlive



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.