- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chủ tịch ngân hàng: 'Cái ghế' nguy hiểm
Nhiều vụ bắt bớ, từ nhiệm bất ngờ của lãnh đạo ngân hàng đang làm nóng dư luận khiến câu chuyện về nghề lãnh đạo ngân hàng càng thêm thời sự.
Nhiều vụ bắt bớ, từ nhiệm bất ngờ của lãnh đạo ngân hàng đang làm nóng dư luận khiến câu chuyện về nghề lãnh đạo ngân hàng càng thêm thời sự.
Ngay sau khi ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) bị bắt, giới truyền thông và dư luận xã hội lại nổi sóng những câu chuyện về con đường dẫn đến vòng lao lý của không ít lãnh đạo ngân hàng. Đã thế, nhiều vụ từ nhiệm bất ngờ của lãnh đạo ngân hàng cũng góp sức làm nóng thêm câu chuyện thời sự về nghề lãnh đạo ngân hàng.
Gây hậu quả nghiêm trọng...
Trước hết, chuyện ông Nguyễn Xuân Sơn bị bắt. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Xuân Sơn chiều 21/7. Thông tin ban đầu trên báo Lao Động cho biết, ông Nguyễn Xuân Sơn bị tình nghi có sai phạm trong giai đoạn giữ chức Phó Tổng giám đốc PVN; Tổng giám đốc Ngân hàng Ocean Bank với việc để mất nguồn vốn 800 tỉ do PVN đầu tư vào Ocean Bank khi Ngân hàng Nhà nước mới đây đã tiến hành mua lại bắt buộc Ngân hàng Ocean Bank với giá 0 đồng.
Báo Tuổi trẻ cũng tiết lộ thông tin, ông Nguyễn Xuân Sơn đã nhiều lần bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệu tập làm việc để điều tra, xác minh về những dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông này trong quá trình là Tổng Giám đốc Ocean Bank, sau đó là Phó Tổng giám đốc PVN trước khi giữ chức Chủ tịch HĐTV PVN.
Như vậy, việc ông Sơn vướng vòng lao lý, nhìn trên truyền thông thì thấy nguyên nhân chủ yếu gắn với cái ghế lãnh đạo ngân hàng.
Còn nhớ cách đây không lâu (tháng 1/2015), bà Nguyễn Minh Thu, Tổng Giám đốc Ocean Bank cũng bị bắt vì hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Điều bất ngờ là bà Thu vừa được nhậm chức trước đó chỉ hơn 2 tháng.
Cụ thể, bà Thu được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank ngày 23/10/2014 ngay sau khi Hội đồng quản trị Ngân hàng OceanBank ra quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Hà Văn Thắm và ông này bị bắt tạm giam ngày 24/10/2014. Sau đó, chiều 28/1/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự xảy ra tại OceanBank, đồng thời thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Minh Thu– cựu Chủ tịch HĐQT – cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Oceanbank.
Làm chưa giỏi thì bị chê
Không liên quan đến chuyện bắt bớ, nhưng việc ông Cao Sỹ Kiêm bất ngờ từ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) cũng khiến nhiều người bất ngờ. Hành động được cho là đột ngột của ông Kiêm cũng khiến dư luận có nhiều hoài nghi. Rồi chính ông Kiêm cũng phải xuất hiện trên báo chí giải thích nguyên nhân từ chức của mình.
Cụ thể, trên báo Người Đưa tin, cựu Thống đốc NHNN này cho biết: "Chuyện tôi rút lui khỏi vị trí lãnh đạo DongA Bank không có gì ngoài lý do sức khoẻ. Năm nay tôi đã 75 tuổi rồi, đâu còn trẻ nữa, nên nhường lại vị trí cho những người trẻ tuổi, minh mẫn hơn".
Ông Kiêm còn cho hay, hiện nay Ngân hàng Đông Á đang tái cơ cấu và có xu hướng trẻ hoá đội ngũ lãnh đạo. Đấy là việc cần thiết. Trong khi đó, ông năm nay đã bước sang tuổi 75, cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi.
Đặc biệt, ông Kiêm khẳng định thêm rằng: "Tôi nghỉ hoàn toàn do sức khoẻ chứ không vì một lý do nào khác. Mọi người không nên suy diễn hay đồn đoán".
Là nhân vật cũng được giới truyền thông chú ý, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) cũng vừa xin thôi nhiệm và không tiếp tục ứng cử nhiệm kỳ mới tại Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra.
Lý do ông Dũng từ nhiệm được báo VnEpress dẫn thông tin từ Đại hội cho biết, Chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng chia sẻ, bản thân mình là người đi làm thuê nên luôn chấp nhận cuộc chơi khắc nghiệt "làm giỏi thì được khen còn chưa giỏi thì bị chê, thậm chí bị mắng nhiếc". Với kết quả hoạt động kinh doanh trong năm qua chưa khả quan, ông thay mặt Hội đồng quản trị xin lỗi cổ đông và cho biết bản thân ông đã xin thôi nhiệm chứ không cần chờ cổ đông yêu cầu từ chức. Do đó, ông không tiếp tục ứng cử vào hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới.
Nghề nguy hiểm?
Chuyện lãnh đạo ngân hàng vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật hay lãnh đạo ngân hàng phải từ nhiệm là hai câu chuyện khác nhau. Nhưng nhìn từ góc độ nghề nghiệp lại thấy một điểm chung là họ cùng lao động trong một nghề có thể gọi là “nghề nguy hiểm”.
Nguy hiểm ở đây không phải chỉ với bản thân lãnh đạo ngân hàng mà nguy hiểm hơn là hậu quả nếu họ gây ra, trên chiếc ghế lãnh đạo của mình, cho xã hội. Bởi ở cương vị lãnh đạo, người chèo lái ngân hàng của mình, nếu tài năng, bản lĩnh của họ không đủ để tạo dựng uy tín, thương hiệu cho ngân hàng, không thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng thì không chỉ mình họ mà nhân viên của họ và đặc biệt là hàng loạt các khách hàng có thể bị liên ụy.
Có một điều rất quan trọng là xung quanh nhiều vi phạm của lãnh đạo ngân hàng, cũng có lý do mà giới chuyên gia quan ngại rằng, do hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động ngân hàng ở nước ta chưa thực sự chặt chẽ, rồi cả sự am hiểu luật pháp của công dân còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, với cuộc chơi khắc nghiệt của ngành ngân hàng, có thể không tránh khỏi ai đó vì “lách luật” mà... phạm luật. Nói như ông Lê Hùng Dũng, bản thân ông là người đi làm thuê nên luôn chấp nhận cuộc chơi khắc nghiệt, nếu làm giỏi thì được khen, còn chưa giỏi thì bị chê, thậm chí bị mắng nhiếc.
Trong thời điểm khá nhạy cảm hiện nay, khi mà nhiều vụ lùm xùm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của nhiều ngân hàng liên tục được cơ quan thực thi pháp luật phanh phui. Rồi mùa đại hội cổ đông, chia cổ tức... với những buồn vui lẫn lộn; và cả câu chuyện mua bán, sáp nhập, thâu tóm... ngân hàng liên tục diễn ra với không ít lo toan... Hẳn là không ít lãnh đạo ngân hàng cũng đang như ngồi trên đống lửa. Nhiều người cho rằng họ đang làm “nghề nguy hiểm”, kể cũng không ngoa.
-
Doanh nghiệp19/06/2020Đại gia Trần Văn Dĩnh nổi danh với các dự án sân golf đình đám như sân golf Kim Bảng, sân golf Hồ Núi Cốc và sân golf Việt Yên. Tuy nhiên, ít người biết "ông trùm sân golf" còn sở hữu tòa lâu đài độc nhất vô nhị ở làng tỷ phú Nam Định.
-
Doanh nghiệp10/06/2020Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động...
-
Doanh nghiệp04/06/2020Mức đóng BHXH vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp ... là những điểm mới sắp có hiệu lực.
-
Doanh nghiệp29/05/2020Bầu Đức, bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Lê Phước Vũ đều có điểm chung là những đại gia trên thương trường nhưng lại chưa một ngày ngồi ghế giảng đường đại học.
-
Doanh nghiệp28/05/2020Chủ nhân của toà lâu đài này là doanh nhân Ngô Văn Phát (SN 1964) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại Xăng Dầu Phát - Petraco
-
Doanh nghiệp21/05/2020Ở mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ được nâng lên là 11 triệu (0 người phụ thuộc); 15,4 triệu (một người phụ thuộc); và 19,8 triệu (2 người phụ thuộc).
-
Doanh nghiệp20/05/2020Ông Huy Nhật kêu gọi 4 công ty "rót" 25 triệu USD vào một dự án nghỉ dưỡng rộng 162ha tại Huế. Sau đó, nhà đầu tư phát hiện đây chỉ là dự án “ma” và Huy Nhật đã biến mất.
-
Doanh nghiệp19/05/2020Trên thương trường, họ là những cái tên nổi tiếng với tài kinh doanh giỏi, sở hữu khối tài sản khủng nhưng lại rất kín tiếng.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Dường như ai cũng bất ngờ và không thể tin nổi bầu Kiên - người đàn ông quyền lực thuộc hàng nổi danh trong giới tài chính ngân hàng và bóng đá Việt Nam lại có ngày vướng vòng lao lý.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Không chỉ tài giỏi, những người phụ nữ này còn là hậu phương vững chắc giúp chồng quán xuyến sản nghiệp lẫn công việc của gia đình.
-
Doanh nghiệp14/05/2020Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2020 sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng theo tinh thần của Nghị quyết 86 của Quốc hội.
-
Doanh nghiệp12/05/2020Ông Dũng "lò vôi" cho biết sẽ chính thức dừng việc kinh doanh kiếm tiền, chỉ tập trung vào công việc thiện nguyện.
-
Doanh nghiệp09/05/2020Từ 1-7-2020 sẽ thêm 6 trường hợp viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
-
Doanh nghiệp07/05/2020Cổ phiếu QCG nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) tiếp tục có những biến động khó lường, tăng dựng đứng, giảm sâu rồi lại tăng vọt.