- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giải quyết tình trạng thiếu điện: Chỉ có cách tăng giá?
Hiệp hội nănglượng VN (VEA) vừa có văn bản kiến nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướngChính phủ xoá bỏ giá điện bậc thang và áp dụng hai loại giá điện.
Ông Ngãi cho rằng, hầu như năm nàochúng ta cũng thiếu điện nghiêm trọng, và tình trạng thiếu điện này nếu không cócác giải pháp tốt thì sẽ còn kéo dài nhiều năm. Đặc biệt mỗi mùa khô đến ngànhđiện rất lo lắng bởi vì thiếu nguồn điện. Trong đó, hai lý do của tình trạng nàylà năng lực đầu tư còn hạn chế và nhà đầu tư nước ngoài không ai tham gia.
8 cent... gọi NĐTnước ngoài
- Thưa ông, tạisao các nhà đầu tư nước ngoài lại không đầu tư vào điện, trong khi các dự ánđiện trong nước đều chậm tiến độ?
Các dự án điện trong nước thực tếkhông những chậm tiến độ mà số lượng dự án được giao cũng không xây dựng đượchết, lý do đều là thiếu vốn.
Sự thiếu vốn này chủ yếu là do giáđiện thấp. Với giá điện hiện tại của VN vào khoảng 5,5 cent, thì không nhà đầutư nước ngoài nào vào đầu tư. Yêu cầu của nước ngoài là cái giá tối thiểu khoảng7 - 8 cent thì người ta mới có thể đầu tư vào các dự án điện của VN.
- Đây chính là lýdo VEA kiến nghị đưa ra mức giá điện thị trường là 8 cent (tương đương 1.500đồng), thưa ông?
Ngoài lý do chỉ cần ở mức giới hạn ở7 - 8 cent là nước ngoài đầu tư còn bởi dao động giữa 1.000 đồng/kWh với 1.500đồng/kWh (sau khi tăng) chỉ là 300 - 400 đồng/kWh là không lớn, kể cả hạch toánvào giá thành sản xuất của DN.
Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch VEA |
- Để các nhà đầutư nước ngoài vào đầu tư một mặt hàng “thiết yếu” của nền kinh tế liệu có đảmbảo được an ninh năng lượng?
Ngành thép cùng với xi măng, hóa chất... là những ngành tiêu thụ điệnnăng rất lớn. Và việc tăng giá theo đề nghị này trước hết sẽ gây khókhăn rất lớn cho các ngành quan trọng . Vấn đề tăng hay giảm giá điệnlúc nào cũng mang tính hệ thống tổng thể. Vì vậy cần phải cân nhắc kỹ.
Tôi hiểu ý bạn là sợ chúng ta phụ thuộc điện vào nước ngoài? Nhưng thực tế,ta đang đa dạng hóa ngành điện, để nước ngoài đầu tư thì có lợi rất nhiều vìhọ giàu tiềm lực vốn, công nghệ, ký thuật... Và người ta “làm điện” thìngười ta bán cho mình chứ bán cho ai, vì họ còn phải tính đến lợi nhuận nữachứ. Còn mình cứ “lọ mo” làm thì tình trạng chậm tiến đô các dự án sẽ khótránh khỏi.
- VAE có tính đếnviệc áp dụng hai loại giá điện theo kiến nghị của VEA sẽ kéo theo một loạt vấnđề phức tạp trong việc phân định đối tượng, đặc biệt là phân biệt các hộ có mứcsống trung bình trở lên để áp dụng giá thị trường ?
Hộ nghèo do Bộ LĐ TB XH nắm được, cònlại cán bộ công nhân viên chưa xác định thì giao cho các Bộ điều tra.
Thực tế chứng minh thu nhập trong cơquan cũng không có gì khó khăn, dễ thấy có nhiều người thu nhập hàng chục triệunhư cán bộ ngân hàng, điện lực...
- Vậy ai sẽ trảtiền cho việc điều tra phân loại đối tượng sử dụng điện, thưa ông ?
Điện lực phải chịu. Còn việc điều tragiám sát thực hiện cần một cuộc cách mạng. Chúng tôi chỉ đặt ra hướng vĩ mô.
Đánh đổi giá caođể đủ điện
- Xét về tiêu thụđiện, thì các thành phố lớn và DN mới là những đối tượng tiêu thụ lượng điện lớn,và chịu sự tác động mạnh do giá điện tăng, thưa ông?
Hiện mức sống của thành thị nói chungđã tăng lên rất nhiều, GDP tại các thành phố lớn cũng đã trên 2.000 USD. Tấtnhiên trong thành phố cũng có người nghèo, nhưng người nghèo được hưởng giá điệntheo hỗ trợ của Nhà nước.
Đối với những người sống khá giả việctăng 300 - 400 đồng/ kWh không phải là vấn đề. Còn với DN thì việc mất điện nguyhiểm và thiệt hại lớn hơn nhiếu so với việc tăng giá như đề xuất. Đặc biệt nhữngloại sản phẩm như xi măng, hoá chất, thép... mất điện là mất đi cả mẻ. Vì vậychúng ta lấy tiêu chí thiếu điện hay đủ điện mà giá cao chấp nhận được?
|
- Như ông vừaphân tích ở trên, thì do giá thấp nên nhà đầu tư nước ngoài không thể đầu tư vàocác dự án điện, tuy nhiên, thực tế, trong những năm qua, các tập đoàn, TCty lớntrong nước lại đua nhau lao vào đầu tư điện?
Bởi vì đó là các tập đoàn của Nhànước, họ kinh doanh không có lãi, hoặc lợi nhuận thấp, nhưng vì nhiệm vụ chínhtrị buộc họ phải làm. Nếu tính giá điện bình quân cả thuỷ điện, nhiệt điện vàchạy dầu thì giá bình quân của chúng ta hiện là 5,5 cent. Với mức đó thì tỷ suấtlợi nhuận của EVN - DN nòng cốt của ngành điện chỉ khoảng 2 - 3 lần là rất thấp.
Điều đó có nghĩa là người cho vaytiền sẽ e ngại, trong khi đó các tổ chức tín dụng, các NH của VN không đủ tiềncho ngành điện vay, bởi riêng ngành điện cần hàng trăm tỷ USD. Từ nay đến 2015riêng EVN cần 100 tỷ USD, PVN cần 100 tỷ, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoángsản cũng cần 6 - 70 tỷ, Sông Đà cần 4 - 50 tỷ... Vậy kiếm đâu ra hàng trăm tỷUSD chỉ trong mấy năm?
Vì vậy, muốn vay nước ngoài các DNngành điện phải chứng minh được tỷ suất lợi nhuận, khả năng trả nợ, khấu hao đầutư... Và thực tế, các dự án điện của các nước trên thế giới điều do nước ngoàiđầu tư. Và trong tình hình hiện nay thì tỷ suất lợi nhuận phải 5 - 6 lần trở lênthì các nhà đầu tư nước ngoài mới vào.
- Có nhiều ý kiếncho rằng, hiện tại thuỷ điện của chúng ta chiếm tỷ lệ cao, khoảng 50- 60%, màgiá thuỷ điện lại rẻ, tại sao lại tăng giá?
Thực tế lãi lợi nhuận từ thuỷ điệncũng không lãi cao, bởi thuỷ điện giá thành đầu tư 3- 4 cent, bán ra cũng 5,5cent, chỉ lãi 1,5 cent. Nhưng điều quan trong nó chỉ được một mùa mưa chứ mùakhô là rất khó khăn. Mùa khô vừa rồi là một ví dụ. Vì vậy đừng đánh giá riêngthuỷ điện mà cần đánh giá bình quân của ngành điện để so sánh.
- Chả lẽ khôngcó lý do về quy hoạch điện, thưa ông?
Quy hoạch lại là một nhẽ khác. Tôichưa đề cập đến tổng sơ đồ. Ví dụ tổng sơ đồ giai đoạn VI gồm 13 dự án nhiệtđiện chạy than với công suất 13.800 kWh, đáng lẽ 13 dự án này từ nay đến 2015 làphải xong nhưng vì không có vốn nên trong 13 dự án chỉ mới có Tập đoàn Dầu khíkhởi công và đang thi công dự án Vũng Áng. Và gần đây EVN khởi công dự án VĩnhTân 2. Còn 11 dự án đang đắp chiếu chưa triển khai do chưa có vốn.
Tôi dám chắc nếu áp dung giá điện 7 -8 cent chắc chắn các nhà đầu tư nước ngoài sẽ vào rất nhiều, họ có thể vào nhiềuhình thức BOT, BOO... nhưng chủ yếu là BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao).
Tại sao nhữngngười bán điện là EVN lại không nhìn ra vấn đề và chủ động kiến nghị?
Họ nhìn ra được nhưng họ không nóiđựơc. EVN, PVN... đều là thành viên của VEA. VEA là tổ chức phi chính phủ cóquyền phản biện về đường lối chính sách chủ trương của Chính phủ. Nhưng trướckhi chúng tôi đưa ra kiến nghị này chúng tôi đã tổ chức hội thảo quốc tế chứkhông tự ý đưa ra.
Hội thảo này gồm những chuyên giakinh tế, chuyên gia năng lượng, các nhà khoa học, các tổ chức tín dụng trong vàngoài nước, kể cả Ngân hàng thế giới, và tất cả các tập đoàn kinh tế, các TCtytrong ngành năng lượng đều tham gia đóng góp ý kiến. Và 100% người biểu quyếtnhất trí kiến nghị như vậy.
- Như vậy, tănggiá điện là lối thoát duy nhất để giải quyết tình trạng thiếu điện hiện nay?
Lật đi lật lại các văn bản chúng tôinêu đầy đủ và cuối cùng chốt lại để giải quyết tình trạng thiếu điện chỉ có cáchduy nhất là phải tăng giá điện. Và ngành điện không nên duy trì quá dài việc giábao cấp. Bởi đi đôi với nó là giá than, giá khí... cũng bao cấp. Tình trạng baocấp tràn lan trong khi giá cả đều trượt giá là rất vô lý.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, giá điện cóđắt một chút nhưng sự mất điện còn nguy hiểm hơn nhiều, sự thiệt hại lớn hơn rấtnhiều. Điều quan trọng nữa, nếu được hưởng giá rẻ mãi thì lãng phí, nếu tăng giáthì cá nhân, DN... điều phải tiết kiệm điện. Đó là một trong những ích lợi dotăng giá mang lại.
- Điều này có làlý do nguỵ biện cho việc ngành điện không thể đáp ứng đủ điện trong nhiều nămqua, thưa ông?
Chúng ta cần có khái niệm mới về giáchứ không nên giữ nguyên giá cũ, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước và nền kinh tế.Việc cò kè 300 - 400 đồng/kWh trong khi để mất hàng trăm, hàng nghìn tỷ cho sảnxuất kinh doanh do thiếu điện. Hãy so sánh cái đó.
- Nhưng điện làmột mặt hàng “nhạy cảm”, việc tăng giá sẽ tác động lớn kéo theo việc tăng giánhiều mặt hàng khác, đặc biệt những mặt hàng công nghiệp chủ lực của nền kinh tế?
Thực tế so với khu vực là giá điệncủa VN cũng đang rất rẻ. Chẳng hạn như Campuchia là 17.000đ/kWh, Indonesia,Malaysia cũng 14 - 15.000đ/kWh, Nhật Bản cũng trên 10.000đ/kWh chứ VN có 1.500đồng đã bõ bèn gì.
Việc tăng giá điện sẽ kéo theo giáthan và một số giá mặt hàng khác tăng. Nhưng việc tăng giá sẽ giúp cho ngànhthan không bị lỗ. Chỉ ví dụ việc Chính phủ yêu cầu năm 2015 ngành than phải đápứng 100 triệu tấn than, trong khi hiện nay mỗi năm chỉ là 50 triệu tấn. Muốn đầutư khai thác phải đầu tư hầm lò 4 - 500 m, tốn hàng tỷ USD... Nếu không có vốnthì lấy đâu ra kinh phí đề đầu tư.
Tất nhiên, việc tăng giá cũng đồngnghĩa chúng ta phải “chịu đựng” để có bước đột phá. Rồi chúng ta sẽ không còncảnh thiếu điện, thiếu than, thiếu khí... Lợi ích cho người dân và đất nước sẽổn định và lâu dài.
Nhiều thử thách
- Một câu hỏi rấtcũ, nhiều người cho rằng nguyên nhân sự trì trệ trùng trình trong các dự án điệnkhông chỉ là vốn mà do ngành điện độc quyền. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Ngành điện không độc quyền gì mà dolịch sử để lại. Từ xưa đến nay có ai làm điện đâu. Chỉ độc nhất EVN, 3 - 4 nămlại đây có thêm PVN, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản, TCty Sông Đà, nhưngmấy DN đó chỉ sản xuất nhà máy thôi chứ còn hiện tại phân phối bán buôn bán lẻdo EVN. Do vậy họ không độc quyền sao được.
Tuy nhiên, không thể nói họ độc quyềnvề giá vì giá do Chính phủ quy định chứ không phải do EVN quy định.
Theo lộ trình do Chính phủ vạch ra cóba cấp độ để mở thị trường. Từ nay đến 2015 bắt đầu thị trường hoá về các nguồnđiện. Tách các nhà máy điện ra để độc lập và tổ chức bán buôn. Cấp độ 2 là thịtrường bán buôn. Cấp độ 3 là thị trường bán lẻ. Đến năm 2022 là thị trường hoátoàn bộ ngành điện và khi đó EVN không độc quyền nữa mà chỉ chiểm khoảng 30-40%.
Tuy nhiên, hiệnngành điện đang độc quyền trong phân phối điện, và thất thoát điện năng cũng từđây mà ra?
Thất thoát trong ngành điện có 2 loạilà thất thoát kỹ thuật (do đường dây, hệ thống truyền tải...) và thất thoátthương mại (do ăn trộm điện). Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận tỷ lệ thất thoátcủa ngành điện những năm gần đây cũng đã giảm rõ rệt, chỉ còn 7 - 8%, so vớitrước kia có lúc lên tới 20%.
Nếu không tăng giá thì quy hoạch điệnlực sẽ rất khó thực hiện, thậm chí rủi ro rất cao, tình trạng thiếu điện sẽ tiếptục tiếp diễn và thậm chí ngày càng nặng nề hơn.
- Thưa ông, quaytrở lại những lần EVN kiến nghị tăng giá điện, ông luôn là người đưa ra nhữngphản biện sắc sảo về việc tăng giá điện, nhưng lần này thì VEA lại có một kiếnnghị “mạnh bạo”?
Tôi có phản biện nhưng các thời điểmđó tôi chưa thử thách được mùa khô, mùa nắng nóng vừa rồi, chưa có năm nào thửthách về điện đến mức kinh khủng như vậy.
- Theo ông nhữngkiến nghị mà VEA gửi lên liệu có thành hiện thực?
Chuyện đồng ý hay không tôi khôngkhẳng định được nhưng tôi nghĩ những người có tầm nhìn xa, làm việc có lợi chonước, cho dân thì những vấn đề chúng tôi kiến nghị sẽ được xem xét thoả đáng.
- Xin cảm ơn ông!
|
Theo Phương Thảo
Diễn đàn doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp19/06/2020Đại gia Trần Văn Dĩnh nổi danh với các dự án sân golf đình đám như sân golf Kim Bảng, sân golf Hồ Núi Cốc và sân golf Việt Yên. Tuy nhiên, ít người biết "ông trùm sân golf" còn sở hữu tòa lâu đài độc nhất vô nhị ở làng tỷ phú Nam Định.
-
Doanh nghiệp10/06/2020Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động...
-
Doanh nghiệp04/06/2020Mức đóng BHXH vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp ... là những điểm mới sắp có hiệu lực.
-
Doanh nghiệp29/05/2020Bầu Đức, bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Lê Phước Vũ đều có điểm chung là những đại gia trên thương trường nhưng lại chưa một ngày ngồi ghế giảng đường đại học.
-
Doanh nghiệp28/05/2020Chủ nhân của toà lâu đài này là doanh nhân Ngô Văn Phát (SN 1964) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại Xăng Dầu Phát - Petraco
-
Doanh nghiệp21/05/2020Ở mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ được nâng lên là 11 triệu (0 người phụ thuộc); 15,4 triệu (một người phụ thuộc); và 19,8 triệu (2 người phụ thuộc).
-
Doanh nghiệp20/05/2020Ông Huy Nhật kêu gọi 4 công ty "rót" 25 triệu USD vào một dự án nghỉ dưỡng rộng 162ha tại Huế. Sau đó, nhà đầu tư phát hiện đây chỉ là dự án “ma” và Huy Nhật đã biến mất.
-
Doanh nghiệp19/05/2020Trên thương trường, họ là những cái tên nổi tiếng với tài kinh doanh giỏi, sở hữu khối tài sản khủng nhưng lại rất kín tiếng.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Dường như ai cũng bất ngờ và không thể tin nổi bầu Kiên - người đàn ông quyền lực thuộc hàng nổi danh trong giới tài chính ngân hàng và bóng đá Việt Nam lại có ngày vướng vòng lao lý.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Không chỉ tài giỏi, những người phụ nữ này còn là hậu phương vững chắc giúp chồng quán xuyến sản nghiệp lẫn công việc của gia đình.
-
Doanh nghiệp14/05/2020Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2020 sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng theo tinh thần của Nghị quyết 86 của Quốc hội.
-
Doanh nghiệp12/05/2020Ông Dũng "lò vôi" cho biết sẽ chính thức dừng việc kinh doanh kiếm tiền, chỉ tập trung vào công việc thiện nguyện.
-
Doanh nghiệp09/05/2020Từ 1-7-2020 sẽ thêm 6 trường hợp viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
-
Doanh nghiệp07/05/2020Cổ phiếu QCG nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) tiếp tục có những biến động khó lường, tăng dựng đứng, giảm sâu rồi lại tăng vọt.