Trăm người bán, một người mua

Lâu nay việc độc quyềnmua bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bị cảcác chuyên gia và doanh nghiệp đầu tư phát triển nguồn điện phản ứng gaygắt.

Lâu nay việc độc quyền mua bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bị cảcác chuyên gia và doanh nghiệp đầu tư phát triển nguồn điện phản ứng gay gắt.Theo các chuyên gia, khi nào còn tồn tại kiểu “trăm người bán, một người mua”,Việt Nam còn thiếu điện...

Tập đoàn nhà nước bán điện cũng không dễ

Theo ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT EVN, trung bình mỗi năm, EVN chỉ kiếm đượclợi nhuận trên dưới 1.000 tỷ đồng, trong khi đó để đầu tư một nhà máy thủy điệnhoặc nhiệt điện từ vài trăm MW trở lên, vốn đầu tư lên tới nhiều ngàn tỷ đồng.

Nói như vậy, để thấy rằng, nếu chỉ để ngành điện tự đầu tư, không thể đáp ứngkịp nhu cầu điện của nền kinh tế. Bởi thế, trong năm 2009, khi EVN trả lại mộtsố dự án đầu tư nhà máy điện, Chính phủ đã phải yêu cầu Tập đoàn Than và Khoángsản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)... nhận, đầu tư.

Tuy nhiên, khi nhảy vào làm điện, câu chuyện không đơn giản. Cách đây vài năm,cả TKV và PVN đều không chịu nổi, bất đắc dĩ phải đưa những bất cập và bức xúckhi đàm phán giá điện bán cho EVN lên mặt báo, đồng thời phải cầu cứu Bộ CôngThương phân xử.

Sau thời điểm đó, một số thương vụ bán điện giữa PVN và TKV đã được ký kết.Nhưng câu chuyện về đàm phán giá điện bán cho EVN đến nay vẫn nóng hổi, ngay cảvới TKV và PVN.

Ông Nguyễn Đức Thảo, Phó Tổng GĐ Tổng Cty Điện lực TKV cho biết: Về mặt pháp lý,hiện Chính phủ, Bộ Công Thương mới chỉ có hướng dẫn chung chung, việc bán điệncho EVN đảm bảo chủ đầu tư đạt mức lợi nhuận 10- 15% trên tổng mức đầu tư.

Khi đàm phán giá điện, đôi bên thường co kéo nhau ở khoảng giữa (5%). Tuy nhiên,chưa dự án nào của TKV được bán với mức giá đảm bảo có lợi nhuận trên 10%. BênEVN thường ép đối tác mua ở mức để chủ đầu tư có lời thấp nhất (10%).

Hiện hai nhà máy đã hòa lưới điện của TKV, là Na Dương và Cao Ngạn. Nhà máynhiệt điện Na Dương đã được bán giá 620 đồng/KWh, còn nhà máy điện Cao Ngạn bángiá 655 đồng/KWh. Giá bán này được chốt cố định trong suốt đời dự án (25 năm).

Như vậy, ngay cả khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá bán điện vẫn không đổi.Nguyên do, thời điểm đó Chính phủ chưa có chủ trương giá bán than theo giá thịtrường. Nên nếu giá than tăng, TKV sẽ lỗ.

Trăm người bán, một người mua
Doanh nghiệp tư nhân xây dựng thủy điện vừa và nhỏ ở Tây Nguyên (Ảnh: H.T.N.)

“Chúng tôi đang đàm phán để EVN chấp nhận điều chỉnh hợp đồng bán điện theohướng giá nguyên liệu tăng, giá bán điện cũng tăng. Tuy nhiên, EVN chưa chấpnhận”, ông Thảo nói.

Với hai nhà máy Nhiệt điện Sơn Động và Nhiệt điện Cẩm Phả 1,2 việc đàm phán giáđiện đã kéo dài khoảng 2 năm qua. Theo một quan chức của TKV, hai bên đã thốngnhất được phương thức tính giá điện căn cứ trên chi phí cố định và chi phí biếnđổi.

Theo căn cứ này thì giá điện sẽ được điều chỉnh theo giá than do nhà nước quyđịnh. Tuy nhiên, về giá mua bán điện cụ thể lại chưa được 2 bên thống nhất.

Được biết, TKV lúc đầu chào bán giá điện là 720đồng/KWh, sau đó đã tính toán lạivà đưa ra mức giá 710đồng/KWh (khoảng 4,18 cent/KWh), trong khi EVN bảo lưu quanđiểm chỉ có thể mua với giá điện 678,4đồng/KWh.

Trả lời báo chí, đại diện Cty mua bán điện (thuộc EVN) cho rằng, giá thành sảnxuất điện bình quân của EVN theo biểu giá điện mới ban hành đã là 706,96 đồng/KWh,nếu mua 710đồng/KWh của Nhà máy nhiệt điện Sơn Động sẽ cao hơn giá bán điện bìnhquân cho các hộ tiêu thụ.

Tư nhân càng khó hơn

Với các doanh nghiệp tư nhân, việc đàm phán bán điện cho EVN càng rối như tơ vò.Ông Nguyễn Văn Phan, Giám đốc Cty Cổ phần VRG - Bảo Lộc cho biết: Công trìnhthủy điện Bảo Lộc công suất 24,5 MW, tổng vốn đầu tư 575 tỷ đồng, chính thứcphát điện thương mại từ tháng 12-2009 với giá bán cho đại diện EVN là 3,8 cent,quy theo tỷ giá hiện tại là 682đồng/KWh.

Trăm người bán, một người mua

Hiện mùa khô thiếu nước, nhà máy chỉ phát được 70% công suất so với thiết kế banđầu, bán điện được bao nhiêu tiền ngân hàng khấu trừ gần hết bấy nhiêu. Chủ đầutư còn nợ nhà thầu hơn 20 tỷ đồng mà không vay ngân hàng được nữa vì thời hạngiải ngân đã kết thúc. Nếu điện làm ra được mua bán theo cơ chế thị trường thìnhà đầu tư không bí bách đến vậy.

Một số nhà máy thủy điện khác chỉ chốt được giá quanh quẩn mức 500đồng/KWh. Mộtchủ tư nhân cho chúng tôi xem Hợp đồng bán điện giữaCty của ông với EVN.

Hợp đồng dày 39 trang, trong đó xác định: “Thời hạn hợp đồng bắt đầu từ ngày vậnhành kinh doanh đến 1 trong 2 ngày xác định sau, tùy thuộc vào ngày nào đếntrước: Ngày cuối cùng của năm thứ 25 kể từ ngày vận hành kinh doanh hoặc ngàythị trường phát điện cạnh tranh. Với giá mua bán điện chưa bao gồm thuế giá trịgia tăng cho tới khi hết thời hạn hợp đồng là 585đồng/KWh.

“Hợp đồng bán điện do bên mua soạn, có nhiều từ chúng tôi thắc mắc như cụm từngày thị trường phát điện cạnh tranh nêu trên, nhưng họ cũng không giải thích.Chúng tôi vẫn phải ký, nếu không ký, biết bán điện cho ai”, đại diện Cty này nói.

Cũng đại diện doanh nghiệp này cho biết: “Khi chúng tôi thắc mắc về vấn đề nàyvới một cán bộ có trách nhiệm của EVN, thì được nhắn lại rằng: “Nhà đầu tư nàothắc mắc, cứ kiến nghị để chúng tôi xem xét, trao đổi cụ thể. Còn bao giờ chotới ngày thị trường phát điện cạnh tranh, chúng tôi sao biết được”.

Liệu có tiêu cực trong đàm phán giá điện?

Hiện nay với những nhà máy điện có công suất dưới 30 MW, việc bán điện được đàmphán với điện lực địa phương, với các nhà máy có công suất lớn hơn, các doanhnghiệp phải đàm phán với Cty mua bán điện thuộc EVN.

Một vấn đề được đặt ra là: “Liệu có kẽ hở nào, để bên bán tranh thủ vận động,thậm chí hối lộ bên mua, để được bán giá cao?”.

Vị quan chức TKV cho biết, với các doanh nghiệp nhà nước thì không có chuyện đó.Còn với các doanh nghiệp khác, chúng tôi không biết. Khi phóng viên hỏi chuyệntế nhị này, một số chủ đầu tư nhà máy điện tư nhân lảng tránh.

Từ ngày 18-7-2008, Bộ Công Thương đã ký quyết định số 18 ban hành bảng giá bán điện đồng loạt áp dụng chung cho tất cả các nhà máy thủy điện Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2009, mở ra xu hướng tiếp cận giá điện dần với cơ chế thị trường, hạn chế tiêu cực trong đàm phán giá điện.

Nhưng do một số quan điểm không đồng thuận, quyết liệt nhất là từ EVN, nên tới nay, quyết định này vẫn chưa được thi hành.

Đến nay, chưa phát hiện vụ tiêu cực nào trong đàm phán giá điện. Tuy nhiên, mộtsố chuyên gia cảnh báo, nội bộ EVN cần có hệ thống kiểm soát việc này. Nếu không,với việc ký hợp đồng mua bán điện một lần, áp dụng cho cả 25 năm, thì không aidám đảm bảo không có tiêu cực.

Theo quan chức của TKV nói trên, câu chuyện đàm phán giá điện với EVN, theo quyđịnh phải kết thúc trước khi khởi công dự án. Tuy nhiên, thực tế hiện nay rất ítdự án điện làm được điều đó. Bởi quá trình khởi công dự án, doanh nghiệp đã trảiqua cả núi công việc, với cơ man nào là con dấu.

Ông Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng, kể: “Cách đây vài năm,có nhà đầu tư trong nước định đầu tư xây dựng dự án phong điện, nhưng sau nhiềunăm không đàm phán được giá bán điện với EVN, nên bỏ cuộc”.

Hiện toàn bộ việc mua và bán điện đến các hộ tiêu dùng, do EVN độc quyền. Trongkhi đó, những quy định hướng dẫn việc mua bán điện còn rất chung chung, nên bênbán muốn bán giá cao, còn bên mua luôn ép giá. “Bên bán bao giờ cũng thua, vìnếu không chịu lún, biết bán điện cho ai”, đại diện một doanh nghiệp nói.

Bởi thế, vấn đề đàm phán giá bán điện cho EVN đang là trở lực lớn đối với cácdoanh nghiệp có ý định đầu tư phát triển nguồn điện. Có ý kiến cho rằng đây cũnglà một trong những lý do khiến cả nước bị cúp điện thời gian qua.

EVN kiến nghị bỏ cách tính điện bậc thang

Tại hội thảo quốc tế “Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển năng lượng” tổ chức ngày 7-7, ông Đậu Đức Khởi, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị Chính phủ sớm bỏ cách tính giá điện bậc thang.

Theo ông Khởi, giá điện bậc thang cách đây 10 năm là đúng nhưng đến nay cách tính này không phù hợp vì gây… lãng phí điện, tạo sự không minh bạch. Cách tính này thực hiện dưới danh nghĩa hỗ trợ người nghèo nhưng cả người nước ngoài ở Việt Nam cũng được hưởng sự hỗ trợ giá này. Theo ông, cần bóc tách ra ai là người nghèo, tiêu chí thế nào để có sự hỗ trợ của Chính phủ.

Lãnh đạo EVN cũng cho rằng đến 2020 mới có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là quá chậm. Chừng nào chưa có thị trường này thì còn thiếu điện ngày đó.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cũng cho rằng nếu ngành điện mua điện vào ở mức 7 cent/kWh thì khả năng đàm phán với các doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển ngành điện Việt Nam sẽ dễ hơn. Nếu ngành điện chỉ để mình EVN làm như trước đây thì tình trạng thiếu điện còn trầm trọng hơn rất nhiều.

Hàng đông lạnh kêu cứu vì thiếu điện

Bà Nguyễn Thị Liễu, Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh cho biết trên địa bàn các địa phương biên giới hiện còn tồn đọng trên 1.900 container các loại hàng hóa, trong đó hàng thực phẩm đông lạnh gần 900 container, hàng tồn đọng tập trung chủ yếu tại Móng Cái. Có lúc thuận lợi tại Móng Cái xuất được 20 - 40 container, thậm chí có ngày không xuất được container nào.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, tốc độ xuất hàng sang Trung Quốc chậm trong khi nguồn điện để bảo quản hàng đông lạnh không đảm bảo, thời gian mất điện dài ảnh hưởng đến chất lượng hàng đông lạnh bảo quản. Để giải phóng hàng hóa, nhiều doanh nghiệp phải chuyển hàng ngược lại Móng Cái để cắm điện, bảo quản hàng hóa gây chi phí rất tốn kém.

Hiện ở Hải Phòng chi phí cắm điện để bảo quản hàng hóa lên tới 55-60 USD/ngày. Cùng với đó, phí lưu container quá cao cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Phạm Tuyên

Theo Tiền Phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.