Công nghiệp không khói "nhả khói"

Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế đất nước gặt hái nhiều thành quả, nhưng điện thìgần như năm nào cũng tái diễn cảnh phập phù. Đỉnh điểm là tháng 5 và 6 vừa qua,cả nước chịu cảnh cắt điện luân phiên.

Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế đất nước gặt hái nhiều thành quả, nhưng điện thìgần như năm nào cũng tái diễn cảnh phập phù. Đỉnh điểm là tháng 5 và 6 vừa qua,cả nước chịu cảnh cắt điện luân phiên.

Tuy không đánh giá được tổng thể thiệt hại do cắt điện, nhưng nhiều chuyên giacho rằng, những thiệt hại này còn lớn hơn nhiều số lợi nhuận mà Tập đoàn Điệnlực (EVN) làm ra hàng năm. Vì sao cả nước lại lâm cảnh như vậy? Chúngtôi khởi đăng loạt bài về câuchuyện này.

Mùa hè, mùa hút khách du lịch nội địa nghỉ mát. Nhưng năm nay, ngành công nghiệpkhông khói thành nhả khói, vì khách sạn, nhà nghỉ... đều phải dùng máy phát điện,phụt khói ra đường. Không chỉ mất khách và thiệt hại kinh tế, nhiều địa phươngcòn lo ảnh hưởng thương hiệu du lịch đã được xây dựng trong nhiều năm qua.

Công nghiệp không khói "nhả khói"
Mất điện kéo theo mất nước, nhiều khách sạn tại Bãi Cháy (Hạ Long) phải mua nước phục vụ du khách (Ảnh: Thành Duy)

Phía Nam: Mất tiền tỷ mua dầu chạy máy phát

Đang mùa du lịch, nhưng nhiều khách sạn ở Nha Trang trong các tháng 5 và 6-2010chỉ có lượng khách bằng khoảng 2/3 so với cùng kỳ với mọi năm, do tình trạng cắtđiện. Một ngày có điện một ngày không (cắt điện từ 6 giờ - 17 giờ, thậm chí cóthời điểm cắt điện tới 22 giờ), điệp khúc ấy đã quen thuộc với những người kinhdoanh dịch vụ du lịch ở Nha Trang.

Công nghiệp không khói "nhả khói"

Hơn một tháng nay, các khu du lịch và khách sạn lớn như Vinpearl Land, AnaMandara, Sunrise, Yasaka-Saigon-Nhatrang, Novotel… phải sử dụng máy phát điện đểduy trì mọi hoạt động thường ngày.

Khách sạn ba sao Green trên đường Hùng Vương có 66 phòng, ngày cắt điện phảichạy máy phát điện công suất lớn nên tốn khoảng 360 lít dầu/ngày, mất khoảng 5,5triệu đồng. Lãnh đạo một khu du lịch lớn cho biết, mỗi ngày bị cắt điện họ phảichi hơn 40 triệu đồng tiền dầu chạy máy phát điện.

Ông Lương Viết Tuân, chủ khách sạn Tùng Vương, đường Trần Phú bức xúc: “Cứ đàcắt điện như vừa qua, những doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi sẽ đóng cửa hết”.

Tại Đà Nẵng, Hội An, tình trạng cắt điện cũng gây thiệt hại không nhỏ cho ngànhdu lịch. Ông Đinh Văn Lộc - Giám đốc Cty du lịch Việt Đà cho biết: Chỉ tínhriêng hai tháng 5 - 6, công ty giảm 20% hiệu suất kinh doanh do vướng vào caođiểm cắt điện.

Nhiều khách đặt tour vào Đà Nẵng, Hội An nhưng đã hủy vào giờ chót, bởi thôngtin nắng nóng và cắt điện. Mới đây, 3 đoàn khách, với hơn 100 người của đối tácngoài Hà Nội đăng ký tour vào nghỉ mát tại Đà Nẵng đã hủy tour để chuyển lên ĐàLạt. Nguyên do là sợ... mất điện.

Công nghiệp không khói "nhả khói"

Mất điện, du khách đành dong con dạo phố (ảnh chụp tại Hội An) (Ảnh: Nguyễn Huy)

Từ giữa tháng 4-2010 cho tới hết tháng 6-2010, phương pháp cắt điện luân phiênmột ngày có - một ngày cắt đã được thực hiện ở các đô thị và địa bàn dân cư BàRịa-Vũng Tàu (BR-VT). Thời gian cắt điện thường bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 18 giờ.Tuy nhiên, Điện lực BR-VT thường xuyên cắt sớm hơn vào lúc 6 h sáng và có điệnmuộn hơn khoảng 18h30 tối.

Bởi thế, khách du lịch tới BR-VT vừa qua lắc đầu lè lưỡi về tình trạng du lịchkhông có điện. Tại các khách sạn lớn thì có máy phát điện nhưng tiếng máy thìđinh tai nhức óc, mùi dầu diesel, mùi khói.

"Chúng tôi thật xấu hổ khi sáng ra không có cả nước rửa mặt cho khách chứ nói gì đến tắm. Khách chửi thề, bỏ đi cũng đành chịu", một chủ khách sạn than

Nhiều khách sạn lớn để giữ thương hiệu giữ chân du khách buộc phải chạy máyphát điện dù chỉ có một khách thuê phòng. Bị cúp điện, mỗi ngày Khách sạn 5 saoImperial chi phí cho tiền dầu chạy máy phát điện từ 50-60 triệu đồng. Khi hạchtoán, các khách sạn này cho hay doanh thu không bù nổi chi phí.

Trong một cuộc họp tại Sở Công Thương BR-VT, đại diện Công ty cổ phần Điều dưỡngDu lịch Vũng Tàu (MEDICOASR) cho biết: “Một ngày bị cắt điện MEDICOASR phải tiêutốn hơn 800 lít dầu để chạy máy phát điện. Ước tính MEDICOAST phải chi thêm 180triệu đồng/tháng để chạy máy phát điện”.

Khách sạn 3 sao Sammy cho hay, tiền điện bình quân của Khách sạn Sammy là 97triệu đồng/tháng. Mỗi ngày cắt điện, khách sạn phải mua khoảng 450 lít dầu chạymáy phát điện với số tiền 6,5 triệu đồng. Như vậy, chi phí tiền điện sẽ đội lêngần 140 triệu đồng/tháng...

Phía Bắc cũng đồng cảnh ngộ

Không hơn gì các điểm du lịch phía Nam, các điểm du lịch phía Bắc như Hạ Long,Hải Phòng cũng lao đao. Tháng 5 và 6 là mùa làm ăn của những chủ nhà hàng, kháchsạn nhỏ tại khu du lịch Bãi Cháy (Hạ Long). Tuy nhiên, việc cắt điện thườngxuyên khiến nhiều khách sạn mất uy tín, mất khách.

Chị Lê Thị Hậu, điều hành khách sạn Minh Cường số 33 Vườn Đào Bãi Cháy than thở:“Thời điểm bị cắt điện triền miên, không dám nhận khách vì không cung ứng nổiđiện, nước. Mất điện đã khổ nhưng mất điện gắn với mất nước còn khổ hơn. Vì nhàmáy nước cũng bị cắt điện, không hoạt động. Chúng tôi thường xuyên phải mua nướcgiá từ 70.000-80.000 đồng/ m3 để các xe bồn bơm nước lên bể tầng thượng”.

Ông Đào Văn Hưng nhận trách nhiệm

Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT EVN đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư nhận khuyết điểm do để xảy ra tình trạng cúp điện luân phiên trên cả nước.

*Theo báo cáo của Bộ Công Thương, vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ điện năng phải cắt giảm tại một số công ty điện lực tỉnh trong tháng 6-2010 có nơi lên đến 15% - 26%.

P.T.

Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, tại Bãi Cháy có khoảng trên12.000 phòng nghỉ các loại. Trong đó chỉ tính riêng các khách sạn nhỏ, nhà nghỉtiêu chuẩn đã hơn 8.000 phòng. Với việc mỗi ngày mất điện từ 5-6 giờ, chi phícho máy phát điện là vô cùng lớn. Trung bình mỗi ngày các cơ sở nhỏ mất gần 10lít dầu, xăng để chạy máy phát điện.

Theo khảo sát chi phí để chạy máy phát điện của các khách sạn 3-4 sao khoảng 4-6triệu đồng/ngày. Một tháng qua mất điện luân phiên khiến hầu hết các khách sạnđều giảm lượng khách so với cùng kỳ. Các khách sạn từ 3-4 sao lượng khách giảm20-30%. Tình trạng du khách bỏ đi khi mất điện xảy ra nhiều.

Tại Hải Phòng, một lãnh đạo ngành Du lịch Hải Phòng kêu trời vì cả tháng nayngày nào cũng nhận được 5 đến 10 đơn của các chủ khách sạn ở đảo Cát Bà kêu cavì mất điện liên tục, du khách bỏ về, thất thu lớn cho doanh nghiệp...

Khốn khổ là ở Cát Bà mất điện cũng đồng nghĩa với mất nước. Thang máy khôngchạy, thực phẩm đông lạnh hỏng, các dịch vụ phục vụ du khách khác đành đắpchiếu. Du khách ra Cát Bà với hi vọng được nghỉ ngơi, thư giãn nhưng lại rơi vàocảnh ăn uống thì mồ hôi nhễ nhại, ngủ thì chỉ có cái quạt phe phẩy.

Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch đảo Cát Bà cho biết: “Kháchsạn Hướng Dương ở Cát Bà chạy máy phát điện mỗi ngày mất hơn 3 triệu tiền dầu.Riêng tháng 6 này, chủ khách sạn Hướng Dương thiệt hại gần 100 triệu đồng tiềndầu. Nhưng như thế còn ít, khu khách sạn Cát Bà Island Resort mỗi tiếng chạy máyphát mất gần 2 triệu đồng tiền dầu...

Tăng chi phí chủ khách sạn phải gánh hết, vì không thể thu thêm tiền của khách.Những ngày bị cắt điện, khu du lịch êm đềm thơ mộng này bỗng trở nên huyên náobởi tiếng ồn, khói của máy phát từ các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ thi nhaugầm lên. Du khách nóng bức, cởi trần đi từng đoàn ngoài đường thật chẳng ra làmsao cả...”.

Giá làm giảm sức cạnh tranh

* Ông Võ Đình Thu - Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa: Trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp du lịch cũng phải chia sẻ khó khăn chung, triệt để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, ngành điện lực cũng cần xem xét để có cơ chế phân bổ điện hợp lý cho ngành du lịch nói chung và Nha Trang nói riêng, bởi đây một trung tâm du lịch lớn của cả nước.

* Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch đảo Cát Bà: “Chán đến mức chẳng còn gì để nói. Mất điện kéo theo mất nước. Các khách sạn, nhà nghỉ phải mua từng xe nước phục vụ du khách. Mất điện làm đảo lộn hết tất cả các khách sạn, đến mức chẳng còn gì để mất nữa. Du khách không phàn nàn về thái độ phục vụ nhưng thấy cảnh ngày nào cũng mất điện, mất liên tục cũng chán nản bỏ về sớm làm thất thu lớn cho doanh nghiệp...”.

* Ông Hà Quang Long, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Quảng Ninh: Hiện nay chưa có thống kê về thiệt hại của các doanh nghiệp du lịch nhưng chắc chắn con số là rất lớn. Tuy nhiên, lớn hơn là mất uy tín với du khách. Bởi mất điện, nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của dịch vụ du lịch.

Trong thời gian qua, ngành du lịch Quảng Ninh đang cung cấp cho du khách những dịch vụ chất lượng không cao và chúng tôi cảm thấy có lỗi với du khách. Điều đáng lo nhất là việc mất nước khiến nhiều cơ sở du lịch mua nước tại những nơi không thể kiểm định chất lượng…

Theo Tiền phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.