Tái cơ cấu EVN từ các công ty phát điện

EVN cũng báo cáo Chính phủ cơ cấu lại khâu phát điện theo hướng: hình thành một công ty phát điện thí điểm tách ra khỏi EVN. Công ty này được giao đầu tư xây dựng một số nhà máy điện, được EVN hỗ trợ tối đa về nhân lực và vốn. Sau một hai năm, nếu mô hình này thành công, EVN sẽ tiếp tục tách các đơn vị phát điện ra khỏi Tập đoàn.

Trao đổi với báo chí ngày 19/7, ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Điệnlực Việt Nam (EVN) cho biết: việc tái cơ cấu EVN trong thời gian tới sẽ lần lượttừ các công ty phát điện.

EVN cũng báo cáo Chính phủ cơ cấu lại khâu phát điện theo hướng: hình thành mộtcông ty phát điện thí điểm tách ra khỏi EVN. Công ty này được giao đầu tư xâydựng một số nhà máy điện, được EVN hỗ trợ tối đa về nhân lực và vốn. Sau một hainăm, nếu mô hình này thành công, EVN sẽ tiếp tục tách các đơn vị phát điện rakhỏi Tập đoàn.

Cũng theo ông Đào Văn Hưng, ngành điện hiện có 4 khâu: đầu tư, phát điện, truyềntải và phân phối. Ở khâu phát điện, EVN đang chiếm 47% công suất trong hệ thốngđiện với các nhà máy do EVN đầu tư 100% vốn. Nếu cuối năm nay, cổ phần hóa xongCông ty nhiệt điện Phú Mỹ, EVN chỉ còn dưới 40% công suất.

"Trong Tổng sơ đồ phát triển điện VI đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nhànước đã giao cho một số tập đoàn lớn tham gia đầu tư các nhà máy điện, như vậy,đến năm 2015, EVN chỉ còn dưới 37% công suất và sẽ không giữ vai trò độc quyềnnhư những năm 1990 trở về trước", ông Hưng khẳng định.

Tái cơ cấu EVN từ các công ty phát điện
Từ năm 2012 trở đi, nguy cơ thiếu điện sẽ trở lại (Ảnh: IE)

Đối với khâu đầu tư, với dự báo tốc độ tăng trưởng điện năng là 20% (phương áncao) nhưng cơ chế điều hành là giao cho các nhà đầu tư tham gia, EVN chỉ chiếm35% công suất trong hệ thống điện, còn lại 65% công suất là các nhà đầu tư ngoàiEVN.

Trong đó, Chính phủ đã tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đầutư vào ngành điện triển khai nhanh tiến độ các dự án bằng các quy định, cho vaylại nguồn vốn ODA, vay tín dụng trong nước, tín dụng nước ngoài có bảo lãnh,phát hành trái phiếu trong nước... 

Tuy nhiên ông Hưng cho biết, do tổng vốn đầu tư vào ngành điện quá lớn, theoTổng sơ đồ điện VI cần khoảng 78 tỷ USD; trong đó, EVN là 33 tỷ USD nhưng vẫnkhông đẩy nhanh được tiến độ đầu tư các dự án điện.

Trong hoàn cảnh nước ta cònnghèo, không thể bỏ ra 7-8 tỷ USD, thậm chí 10 tỷ USD để xây dựng các nhà máyđiện dự phòng. Vì vậy, có nên tách khâu phát điện ra khỏi EVN hay không, theoông Hưng cần phải xem xét và có những bước đi thận trọng vì nếu xé lẻ các côngty phát điện ra sẽ không đủ năng lực về vốn đầu tư. 

Tái cơ cấu EVN từ các công ty phát điện

Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thỏa thuận xong hợp đồng mua bánđiện nhưng lại chưa thu xếp được vốn đầu tư. Trên thực tế, đã 14 năm qua, khôngcó nhà đầu tư nước ngoài nào đầu tư các nhà máy điện ở Việt Nam. Do vậy, vấn đềhiện nay là làm sao gỡ được bài toán về vốn đầu tư. Nếu tách các công ty phátđiện ra cùng một lúc, liệu có đủ năng lực về vốn để đầu tư các dự án điện?

Trở lại vấn đề thiếu điện, ông Hưng cho rằng, từ năm 2012 trở đi, nguy cơ thiếuđiện sẽ trở lại. Để khởi công được 6 dự án điện trong năm nay, EVN cần 140.000tỷ đồng, nhưng đàm phán vay được rồi lại không có vốn đối ứng. Hiện các Bộ đãđồng ý cho EVN tạm vay vốn ngân sách để có tiền đối ứng nhằm kịp khởi công cácdự án, phục vụ chống thiếu điện trong những năm tới.

Theo M. Phương
Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.