Siêu thị điện máy ‘chết’ vẫn cố lao vào

Hàng loạt các DN bán lẻ trong lĩnh vực điện máy vẫn chìm ngập trong khó khăn do tiêu thụ giảm sút. Không ít siêu thị thua lỗ và hàng tồn kho chất đống, phải đóng cửa hàng.

 Hàng loạt các DN bán lẻ trong lĩnh vực điện máy vẫn chìm ngập trong khó khăn do tiêu thụ giảm sút. Không ít siêu thị thua lỗ và hàng tồn kho chất đống, phải đóng cửa hàng.

Số thua lỗ, đóng cửa tăng

Theo các DN, thị trường điện máy 4 tháng đầu năm 2013 tiếp tục đi xuống với doanh số ước tính giảm khoảng 30% so với cùng kỳ 2012. Hàng tiêu thụ rất chậm, ế ẩm do kinh tế khó khăn, người tiêu dùng giảm chi tiêu và đây không phải là mặt hàng thiết yếu. Dạo qua các siêu thị điện máy tại Hà Nội, ở đâu cũng thấy cảnh đìu hiu chợ chiều, nhiều nơi nhân viên đông hơn khách hàng, mặc cho đó là 2 ngày nghỉ cuối tuần. Có siêu thị 4-5 tầng thì mỗi tầng chỉ lác đác vài người khách.

Từ đầu năm tới nay có nhiều siêu thị phải đóng cửa, thu hẹp kinh doanh. Siêu thị điện máy Việt Long tại số 10 Trần Phú (Hà Đông- Hà Nội) nằm ngay trên mặt đường lớn, trước đay mỗi khi đi qua là cảnh tượng nhộn nhịp với kẻ ra người vào tấp nập cùng tràn ngập những âm thanh sống động thì nay vắng lặng, cửa đóng kín, rào chắn vòng quanh không ai ra vào, chỉ còn những bảng biển, panô là dấu tích để người qua đường nhận thấy trước đây là siêu thị. Hỏi nhân viên gác cổng được biết, siêu thị này đã đóng cửa hơn 1 tháng nay do gặp khó khăn.

siêu thị điện máy, cuộc chiến, doanh số, siết nợ, đóng cửa, thua lỗ. 

Thảm cảnh thua lỗ nợ nần của các DN điện máy hiện không phải là ít. Giới kinh doanh cho biết tại Hà Nội có DN đang sở hữu chuỗi siêu thị điện máy lớn, năm 2012 mở ra tới 4-5 siêu thị mới, bán hàng luôn đại hạ giá, cạnh tranh rất mạnh với các DN khác, thị phần cũng tăng mạnh, vậy mà nay cũng chìm ngập trong khó khăn, nợ ngân hàng khoảng 300 tỷ đồng, nợ nhà cung cấp khoảng 250 tỷ đồng và hàng tồn kho lên đến 400 tỷ đồng, tương lai khó tránh khỏi đóng cửa, bị siết nợ.

Mở ra nhiều nhưng doanh số ngày càng thấp là thảm cảnh chung của các DN bán lẻ điện máy hiện nay. Có DN kinh doanh điện máy mở thêm 3 siêu thị mới nhưng doanh thu cả 3 chỉ bằng một siêu thị cũ. Thậm chí, có DN mở 4 siêu thị với diện tích lên tới 10.000m2 nhưng doanh số cả ngày chưa bằng một nửa so với một siêu thị điện máy cỡ nhỏ tại Hai Bà Trưng (Hà Nội) trước đây.

Nhiều DN than thở doanh thu các mặt hàng điện máy của nhiều siêu thị tại Hà Nội chỉ ở mức 100 triệu đồng/ngày, trong khi trước kia là cả tỷ đồng. Có những đại siêu thị mở tại khu vực phía tây Hà Nội với cả chục ngàn m2 nhưng doanh số mỗi ngày chỉ được 200 triệu đồng, đã phải thu hẹp lại một nửa, diện tích thừa cho thuê lại.

Từ nay đến cuối năm 2013, dự báo sẽ có 2 DN tên tuổi trong làng kinh doanh điện máy bán lẻ tại Hà Nội sẽ phải đóng cửa, ngừng hoạt động toàn bộ chuỗi các siêu thị và bị các chủ nợ siết nợ nếu không có phép màu nào xảy ra.

siêu thị điện máy, cuộc chiến, doanh số, siết nợ, đóng cửa, thua lỗ. 

Vẫn mọc như “nấm sau mưa”

Mặc dù vậy, các siêu thị mới vẫn mọc lên như “nấm sau mưa”. Trong tháng 5/2013, công ty Trần Anh khai trương cùng lúc 3 siêu thị điện máy mới tại Hà Nội. Từ nay đến cuối năm công ty này còn khai trương thêm khoảng 4 siêu thị nữa, nâng tổng số lên 11, chưa kể đầu tư 30 tỷ đồng mở 2 siêu thị điện máy đầu tiên tại TP.HCM. Nguyễn Kim từ đầu năm tới nay cũng mở thêm 2 siêu thị tại Hà Nội và 3 tại TP.HCM. Tại Hà Nội, chuỗi siêu thị điện máy Top Care cũng sắp sửa mở thêm siêu thị mới thứ 2 kể từ đầu năm. VHC thì mở siêu thị về Thanh Hóa, Thái Bình...

Mở ra tuy doanh thu thấp nhưng đây là cách để tăng thị phần. DN nào "chết" cứ "chết" DN nào mở cứ mở, đó là quy luật của thị trường. Hiện nay mở siêu thị rất dễ dàng, ngoài việc dễ thuê được những vị trí đẹp với giá rẻ còn được các nhà cung cấp hỗ trợ thiết kế quầy, chi phí thuê mặt bằng cho gian trưng bày hàng của họ trong năm đầu... Nếu trước kia 30 tỷ đồng có thể mở được một siêu thị thì nay cũng với số tiền đó có thể mở tới 2 siêu thị cùng lúc, một DN kinh doanh điện máy cho biết.

Vấn đề quan trọng nhất với những DN mở ra nhiều siêu thị hiện nay là làm sao để có chi phí vận chuyển thấp, tồn kho thấp và thời gian nhanh thì tiết kiệm được rất nhiều. Không phải DN nào cũng có bí quyết này.

Một xu hướng mới là mở về các tỉnh. Thời gian tới "cuộc chiến" của các DN điện máy được dự báo sẽ chuyển từ phố về quê.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.